Hướng Dẫn áp Dụng Công Dụng Trị Ho Tuyệt Vời Của Lá Tía Tô

Chữa ho bằng các mẹo dân gian với các thảo dược quanh nhà như lá tía tô trị ho vừa an toàn, dễ kiếm, sử dụng lâu dài mà không sợ tác dụng phụ nhất là các triệu chứng ho do bệnh mãn tính như viêm phế quản mạn.

Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]

  • 1. Tác dụng trị ho của lá tía tô 
  • 2. Cách dùng lá tía tô chữa ho
    • 2.1. Nước tía tô 
    • 2.2. Cháo tía tô 
    • 2.3. Các bài thuốc chứa tía tô

1. Tác dụng trị ho của lá tía tô 

Lá tía tô là một vị thuốc có tên gọi là tô diệp được sử dụng rất nhiều trong đông y với vị cay, tính ấm, quy và kinh phế, tỳ.

Tía tô có tác dụng phát tán phong hàn, giải uất, hóa đờm, tía tô hay được sử dụng để giải cảm, ra mồ hôi, chữa ho, trừ đờm với các chứng ho kéo dài.

lá tía tô trị ho

Lá tía tô trị ho

Các nhiều người truyền tai nhau về mẹo cho mẹ và trẻ uống nước lá tía tô trước khi tiêm phòng để hạn chế trẻ bị sốt sau tiêm và khi bị sổ mũi, viêm họng. Công dụng đó của lá tía tô đã được chứng minh bởi thành phần tinh dầu có trong lá (khoảng 0,3 – 0,5%) có tác dụng diệt khuẩn, tiêu diệt những vi khuẩn gram dương gây bệnh, giãn mạch, thoát mồ hô, giảm sốt.

Với những triệu chứng ho đa phần kèm theo các biểu hiện viêm nhiễm thì tía tô với tác dụng kháng khuẩn chống viêm giống như kháng sinh tự nhiên vì thế hiệu quả trị ho từ tía tô khá hiệu quả.

chữa ho băng lá tía tô

Chữa ho bằng lá tía tô

2. Cách dùng lá tía tô chữa ho

Chữa ho bằng lá tía tô rất đơn giản từ cách nấu cháo, dùng sống hoặc kết hợp vói một số thành phần khác.

2.1. Nước tía tô 

Cách trị ho này vô cùng đơn giản và dùng lá tía tô nguyên chất.

Cách làm:

Chọn khoảng 2 nắm lá tía tô, rửa sạch, đun nước uống hàng ngày thay nước trong khoảng 1 tuần vẫn có thể uống kết hợp khi đang sử dụng thuốc tây y cũng hỗ trợ giảm đờm ho hiệu quả. Có thể cho thêm lá kinh giới uống kèm cũng tăng hiệu quả trị ho.

Lá tía tô cũng là loại rau thêm được dùng trong bữa ăn hàng ngày vì thế có thể vừa dùng nước tía tô và ăn có thể ăn sống mỗi bữa.

>>> Hoa hồng bạch chữa ho - "Sạch bay" cơn ho? Xem ngay tại Hoa hồng bạch chữa ho

2.2. Cháo tía tô 

Các trường hợp bị cảm lạnh, sốt cao ăn một bát cháo tía tô ra mồ hôi, giải cảm bạn có thể thấy người nhẹ bẫng và đỡ sôt cảm ngay. Các trường hợp ho nặng, đau rát cổ ăn cháo tía tô nóng cũng làm cổ họng dịu nhẹ, đỡ ho, lại cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh.

Cách làm:

Ninh cháo đến mềm có thể thêm thịt bò, gà hoặc thịt lợn vừa bổ sung dinh dưỡng khi bệnh nhân bị ho nặng, rát họng không muốn ăn uống.

Hái nắm lá tía tô, rửa sạch, thái nhỏ, đến khi cháo gần chín mềm thì cho tía tô vào khoảng 1 phút để rau chín là có thể ăn được.

Ăn cháo ngay khi còn nóng mỗi ngày một lần sẽ làm giảm các triệu chứng đờm, ho lâu ngày.

cháo tía tô chữa ho

Cháo tía tô vừa bổ dưỡng vừa chữa ho rất tốt

2.3. Các bài thuốc chứa tía tô

Tía tô kết hợp với một số thành phần tạo nên bài thuốc trị ho với các triệu chứng đi kèm:

Bài 1: Trị ho mất tiếng

Lấy 5 quả đại táo và 30g mận tươi bỏ hạt, đem giã nhuyễn nấu lấy nước. Khi nước sôi đem bỏ 6g lá tía tô và 3g lá trà ngâm khoảng 10 phút, giữ ấm và uống như uống trà.

Uống ngày 2 lần trong vòng 10 ngày giọng ho khàn, mất tiếng sẽ đỡ dần.

Bài 2: Chữa ho kèm nôn mửa

Đun nước tía tô hơi lâu một chút, gạn bỏ lá, cô đặc lại thành cao. Đâu đỏ rang chín, tán thành bột, trộn với cao lá tía tô, viên thành hạt để uống.

Bài viết trên tổng hợp các cách dùng lá tía tô trị ho trong các trường hợp ho lâu ngày, rát họng. Tuy nhiên đây chỉ là các bài thuốc hỗ trợ điều trị các triệu chứng chứ không điều trị dứt điểm nguyên nhân gây ho. Vì thế khi bị ho dai dẳng và dùng các cách chữa ho bằng lá tía tô không khỏi bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra tìm nguyên nhân

Từ khóa » Tía Tô Trị Ho Cho Bé