Hướng Dẫn Ba Mẹ Làm Quen Với Trẻ Trong Tuần đầu Tiên Sau Khi Chào ...

Tuần đầu tiên trong cuộc đời bé có thể là thời gian đặc biệt và nhiều bỡ ngỡ đối với người mẹ. Mẹ có thể sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi cuộc sống của mình thay đổi rất nhiều chỉ sau một đêm. Mặc dù bé vừa chào đời, nhưng có rất nhiều điều có thể xảy ra trong quá trình tăng trưởng và phát triển của chúng trong tuần đầu tiên. Dưới đây là một số gợi ý cho bố mẹ để bớt bối rối và lúng túng khi chăm trẻ 1 tuần tuổi:

Xem thêm: Mẹo chăm sóc bé sơ sinh cho người lần đầu làm mẹ

Mục lục

Toggle
  • 1. Cân nặng của trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên
  • 2. Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi
    • 2.1. Hệ tiêu hóa
    • 2.2. Phản xạ
    • 2.3. Kiểu thở
    • 2.4. Vận động
  • 3. Trẻ 1 tuần tuổi uống bao nhiêu ml sữa
    • 3.1. Sữa mẹ
    • 3.2. Sữa bột trẻ em
  • 4. Vấn đề ngủ của trẻ 1 tuần tuổi
  • 5. Khi nào cần đến gặp bác sĩ

1. Cân nặng của trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên

Khi mới sinh, một em bé sơ sinh được phân loại theo một trong ba cách: nhỏ đối với tuổi thai (SGA), trung bình đối với tuổi dự kiến ​​hoặc lớn đối với tuổi thai (LGA). Chiều cao và cân nặng chính xác của em bé sẽ thay đổi tùy thuộc vào việc trẻ có được sinh đủ tháng hay sinh non. Vì vậy khi sinh, nhân viên y tế sẽ đánh giá em bé dựa trên mức trung bình của độ tuổi đó.

Bé có thể sụt cân sinh lý trong tuần đầu tiên. Tuy nhiên, điều này là bình thường ở hầu hết trẻ sơ sinh. Theo các chuyên gia, hầu hết trẻ sơ sinh giảm khoảng 10% trọng lượng ban đầu trong ba đến bốn ngày đầu tiên sau sinh. Bé sẽ lấy lại được cân năng ban đầu sau 7 ngày. Sau khi tăng cân trở lại, trẻ 1 tuần tuổi tăng cân rất nhanh, khoảng 0,1 đến 0,2 kg mỗi tuần trong vài tháng đầu.

Xem thêm: Những thắc mắc về trẻ sơ sinh khi lần đầu làm mẹ

2. Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

2.1. Hệ tiêu hóa

Khi được 1 tuần tuổi, em bé phải cố gắng để thích nghi cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Vậy việc ưu tiên hàng đầu là gì? Hãy cho trẻ bú sữa mẹ, tiêu hóa và thích nghi hệ thống miễn dịch. Nên nhớ hệ thống tiêu hóa với hệ khuẩn đường ruột của trẻ khác với hệ vi sinh vật từ mẹ.

2.2. Phản xạ

Lúc này, em bé phụ thuộc rất nhiều vào khứu giác và cảm giác xúc giác. Vì vậy, điều quan trọng là phải tiếp xúc với da nhiều nhất có thể trong tuần này. Mẹ cũng có thể nhận thấy rất nhiều phản xạ từ rất sớm của trẻ. Chẳng hạn như bé có vẻ giật mình hoặc trông giống như đang run rẩy. Cả hai đều là phản xạ bình thường.

2.3. Kiểu thở

Một điều rất quan trọng ở trẻ sơ sinh là kiểu thở. Khi được 1 tuần tuổi, nhịp thở của bé sẽ không đều với các cơn ngưng thở bình thường. Điều này có thể đáng sợ khi chứng kiến nó ​​xảy ra lần đầu tiên. Nhưng hơi thở không đều ở trẻ sơ sinh là triệu chứng bình thường, đặc biệt là trong khi ngủ. Tất nhiên, bố mẹ cũng phải luôn theo dõi trẻ thở và tuân thủ các hướng dẫn về giấc ngủ an toàn.

2.4. Vận động

Tuần này trẻ sẽ có các cử động như di chuyển cả tay và chân đồng thời, ngẩng cao đầu khi nằm sấp. Hoặc nhìn chằm chằm vào các vật ở gần mặt và cách xa khoảng 12 đến 15 inch. Đây là khoảng cách của một em bé bú mẹ nhìn vào mặt mẹ. Các bé cũng có thể nhìn thấy các mẫu đơn giản, độ tương phản cao tại thời điểm này. Nhưng tầm nhìn của trẻ sẽ nhanh chóng mở rộng trong vài tháng tới.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể phản ứng với những tiếng động lớn và nhìn, theo dõi các vật thể ở trước mặt.

tre-1-tuan-tuoi
Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi đã bắt đầu di chuyển cả tay và chân

3. Trẻ 1 tuần tuổi uống bao nhiêu ml sữa

Đối với em bé 1 tuần tuổi, bà mẹ có thể chọn cho bé bú trực tiếp sữa mẹ, hoặc vắt sữa mẹ vào bình sữa để cho bé bú. Mẹ cũng có thể cho bé bú sữa công thức từ bình nếu sữa chưa về đủ, hoặc cho bé bú kết hợp cả sữa mẹ và sữa công thức.

Trong 24 giờ đầu tiên sau khi em bé chào đời, người mẹ có thể nhận thấy bé có vẻ rất buồn ngủ và không hứng thú với việc ăn uống. Điều này có thể là bình thường vì em bé cần hồi phục sau khi sinh (nhất là với bà mẹ phải rặn rất nhiều). Vì vậy chỉ cần kiểm tra xem em bé của bạn đã ăn đủ chưa bằng cách đếm xem có bao nhiêu tã ướt và bẩn; bé ngủ có đủ 2-3 giờ không?

Xem thêm: Top 10 loại sữa đêm cho bé tốt mẹ nên mua

3.1. Sữa mẹ

Sữa mẹ cung cấp dinh dưỡng tối ưu cho em bé, nhưng mỗi hoàn cảnh gia đình đều khác nhau. Vì vậy có rất nhiều yếu tố quyết định điều gì là tốt nhất cho bà mẹ và em bé. Nếu bà mẹ quan tâm đến việc cho trẻ ăn bằng sữa mẹ thì sẽ có rất nhiều lựa chọn. Mẹ có thể cho bé ăn sữa mẹ hoàn toàn hoặc bán hoàn toàn (vừa sử dụng sữa mẹ, vừa sử dụng sữa công thức). Hoặc sử dụng sữa mẹ được tặng (nếu có).

Nếu bà mẹ muốn có đủ sữa mẹ cho con bú, một điều rất quan trọng là bà mẹ phải cố gắng cung cấp sữa mẹ ngay trong tuần đầu tiên này. Theo đó, mẹ cần cho bé bú bằng vú mẹ thường xuyên để kích thích sản xuất sữa. Lưu ý cho bé bú theo nhu cầu và mẹ cần uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý. Sữa mẹ chuyển tiếp thường sẽ về sau 3 đến 5 ngày sau khi sinh. Sau đó dần dần chuyển sang sữa trưởng thành trong vài ngày hoặc một tuần.

tre-1-tuan-tuoi
Sữa mẹ giúp tăng sức đề kháng cho bé

Việc cho con bú có thể không thoải mái ngay từ đầu. Đặc biệt là khi sữa về nhiều và căng tức ngực. Tuy nhiên sẽ không bao giờ gây đau đớn hoặc chảy máu. Nếu bà mẹ bị sốt hoặc có bất kỳ đốm đỏ, cứng nào ở vú, đó có thể là dấu hiệu báo hiệu nhiễm trùng. Vì vậy hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.

3.2. Sữa bột trẻ em

Nếu bà mẹ không cho con bú, em bé 1 tuần tuổi có thể uống một loại sữa bột bổ sung chất sắt có nguồn gốc từ sữa. Trẻ có thể sẽ chỉ uống khoảng 30-60ml/lần, cứ sau hai đến ba giờ, trong vài ngày đầu tiên. Số ml sẽ từ từ tăng lên đến 60-80ml vào cuối tuần đầu tiên.

Xem thêm: Sữa Bột – Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh Chính Hãng

4. Vấn đề ngủ của trẻ 1 tuần tuổi

Em bé 1 tuần tuổi sẽ ngủ rất nhiều nhưng không nhất thiết là vào ban đêm. Mặc dù bố mẹ có thể thử tập luyện giấc ngủ, em bé 1 tuần tuổi vẫn đang học cách điều chỉnh cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Vì vậy tuần này tất cả sẽ diễn ra theo tự nhiên. Cứ để trẻ ngủ bất kỳ lúc nào và ngủ khi chúng buồn ngủ.

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (APP) khuyến cáo về giấc ngủ của trẻ như sau:

  • Không ngủ chung
  • Cho trẻ nằm riêng trong sáu tháng đầu tiên của trẻ và nằm trên nôi hoặc cũi gần giường của mẹ.
  • Luôn luôn đặt em bé nằm ngửa trên một bề mặt phẳng. Chẳng hạn như một chiếc nệm cũi chắc chắn được bao phủ bởi một tấm bảo vệ vững chắc. Không đặt bé nằm ​​nghiêng hoặc nằm sấp để tránh rủi ro.
  • Không nên có bất kỳ đồ gì trong cũi, kể cả những đồ vật mềm như gối và đồ chơi. AAP cũng khuyến cáo không nên sử dụng bất kỳ loại tấm lưới nào, kể cả các loại có thể thở được. Vì chúng chưa được chứng minh là an toàn cho giấc ngủ.
  • Nếu bố mẹ gặp khó khăn khi cho bé ngủ trong cũi, hãy cân nhắc sử dụng nôi thay thế. Một cái cũi kích thước thông thường đôi khi quá lớn đối với một đứa trẻ sơ sinh.
  • Việc quấn tã giúp bé ngủ ngon và được vỗ về nhanh chóng, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

5. Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi con có các dấu hiệu sau đây trong tuần đầu tiên sau khi chào đời:

  • Màu da hoặc mắt của bé ngày càng vàng hơn
  • Trẻ không bú mẹ hoặc không bú được bình tốt
  • Trẻ khó thức dậy hoặc không ngủ chút nào
  • Trẻ quấy khóc nhiều.

Xem thêm: 7 hiện tượng ở trẻ sơ sinh mẹ đừng nên lo lắng

Nguồn: Bệnh viện Vinmec

Từ khóa » Em Bé Và Mẹ