[Hướng Dẫn] Biện Pháp Thi Công Cột Tròn Cho Nhà Dân Chi Tiết 2021
Có thể bạn quan tâm
Cột tròn được xem là một chi tiết khá đặc trưng của các công trình biệt thự mang phong cách tân cổ điển hoặc cổ điển. Cột tròn giúp công trình có tổng thể vững chắc, hoành tráng hơn. Vậy biện pháp thi công cột tròn được thực hiện như thế nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Xây dựng Hoà Bình để có câu trả lời bạn nhé!
1. Biện pháp thi công cột dạng tròn cho nhà dân
Bước 1: Định vị vị trí cột, xác định tim cột, trục cột
Trước khi tiến hành các biện pháp thi công cột dạng tròn, đơn vị thi công cần định vị chính xác vị trí của cột so với công trình, thường thì hàng cột trụ được bố trí rất cân đối trong các công trình và để tạo độ hoành tráng cũng như khả năng chống đỡ tốt thì hàng cột thường được bố trí ở hiên nhà hoặc ở các mặt bên để tạo mái vòm.
Đơn vị thi công dùng 2 máy kinh vĩ đặt theo 2 phương vuông góc để định vị vị trí tim cốt của cột, các mốc đặt ván khuôn, sơn và đánh dấu các vị trí này để các đội thi công dễ dàng xác định chính xác các mốc, vị trí yêu cầu. Một cách khác là có thể xác định thủ công bằng dây rọi.
Bước 2: Lắp dựng cốt thép
-
Cốt thép khi thi công cột dạng tròn cần được gia công ở phía dưới trước, cắt uốn theo đúng hình dáng và kích thước của cột đã thiết kế, sắp xếp theo từng chủng loại, buộc thành bó để thuận tiện cho việc dùng cần cẩu vận chuyển lên vị trí lắp đặt.
-
Để biện pháp thi công cột dễ dàng, quá trình buộc cốt thép phải được thực hiện trước khi ghép cốp pha. Cốt thép được buộc bằng các dây thép mềm d = 1mm, các khoảng nối phải đúng yêu cầu kỹ thuật. Phải dùng các con kê bằng bê tông nhằm đảm bảo vị trí và chiều dày lớp bảo vệ cho cốt thép.
-
Đơn vị thi công tiến hành nối cốt thép (buộc hoặc hàn) theo tiêu chuẩn thiết kế. Cụ thể, trên một mặt cắt ngang không nối quá 25% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực với thép tròn trơn và không quá 50% với thép có gờ. Chiều dài nối buộc theo tiêu chuẩn là không nhỏ hơn 250mm với thép chịu kéo và 200mm với thép chịu nén.
Hình ảnh đơn vị thi công đang thi công cột dạng tròn
Bước 3: Lắp dựng ván khuôn cột (lắp dựng cốp pha)
Trong trường hợp cốp pha cột dạng tròn, đơn vị thi công sẽ đặt trước ở xưởng sản xuất lắp ghép sẵn theo kích thước của cột bởi vì việc ghép cốp pha tròn rất khó và không khả thi, đặc biệt là đối với những chiếc cột kích thước lớn thì việc tự ghép cốp pha tròn là không thể.
-
Mặt tole: dày từ 2mm
-
Khung xương: dùng V4 với độ dày 4mm
-
Thanh giằng :sử dụng V5 độ dày 4mm
-
Bu lông: để khóa chặt các liên kết.
-
Cấu tạo bằng gỗ ép, thép, phin … được định vị bằng các cây chống xiên ngang hoặc dây neo
-
Kiểm tra, điều chỉnh vị trí ván khuôn bằng quả dọi hoặc máy kinh vĩ.
Bước 4: Đổ bê tông cột
Đơn vị thi công tiến hành các thao tác sau:
-
Đưa bê tông vào khối đổ qua cửa đổ thông qua máng đổ.
-
Bê tông phải đổ liên tục không ngừng nghỉ tùy tiện. Đổ bê tông cột với chiều cao dưới 5m thì nên đổ liên tục còn dưới trên 5m thì sử dụng cách khoét lỗ ở giữa ván khuôn để luồn bê tông từ ngoài vào theo từng giai đoạn nhưng phải đảm bảo vị trí và cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lý.
-
Biện pháp thi công cột tròn chính xác, chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 2m.
-
Lưu ý với kết cấu có cửa, khi đổ đến cửa đổ thì bịt cửa lại và tiếp tục đổ phần trên.
-
Khi tiến hành biện pháp thi công cột tròn, đổ bê tông cột lớp dưới cột thường bị rỗ do các cốt liệu to thường ứ đọng ở đáy, để khắc phục hiện tượng này trước khi đổ bê tông ta đổ 1 lớp vữa xi măng dày khoảng 10 – 20 cm.
-
Khi đổ bê tông cột phải đổ theo trình tự từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, bắt đầu từ chỗ thấp trước, đổ theo từng lớp, đổ xong lớp nào thì đầm luôn lớp đấy.
Chú ý bảo đảm an toàn khi tháo dỡ ván khuôn tránh để trường hợp thợ giẫm phải đinh hay va quệt vào các cạnh sắc nhọn của cốp pha.
Bước 5: Tháo dỡ cốp pha cột tròn
Đơn vị thi công tiến hành tháo dỡ cốp pha cần lưu ý những điều sau:
-
Tháo dỡ cẩn thận, tránh làm nứt vỡ cấu kiện. Thời gian tối thiểu tháo cốp pha cột tròn là trong khoảng 36 – 48 giờ.
-
Khi tháo xong phải bảo dưỡng liên tục trong 2 – 4 ngày để đảm bảo khả năng làm việc của bê tông.
-
Chú ý bảo đảm an toàn khi tháo dỡ ván khuôn vì nhiều trường hợp thợ giẫm phải đinh hay va quệt vào các cạnh sắc nhọn của cốp pha do sau khi tháo dỡ xong không xếp gọn gàng vào đúng nơi quy định.
Bước 6: Hoàn thiện
-
Nên chia thành từng đoạn để trát, tiến hành trát từ dưới lên trên.
-
Các mốc bằng chiều dày lớp vừa trát ở mỗi đoạn, đỉnh và chân cột để làm chuẩn.
-
Dùng thước phào để cán vữa theo mốc.
-
Giai đoạn cuối của biện pháp thi công cột tròn, dùng thước tầm dể kiểm tra độ phẳng theo chiều đứng và thước phào (khuôn cữ) để kiểm tra độ cong theo chiều ngang (hình dạng và kích thước).
-
Dùng bàn xoa vuốt tròn mặt cột.
2. Những lưu ý khi thi công cột dạng tròn
Khi tiến hành các biện pháp thi công cột dạng tròn, đơn vị thi công cần lưu ý:
-
Có thể sử dụng phương pháp lắp dựng cốp pha vuông rồi tô trát thành tròn, tuy nhiên, để đảm bảo tiết diện chịu lực và tính thẩm mĩ thì vẫn nên sử dụng phương pháp dùng cốp pha tròn đặt sẵn theo kích thước, dùng phương phương pháp dễ bị nứt phần vữa trát bên ngoài.
-
Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và đảm bảo sự an toàn con người khi thực hiện biện pháp thi công cột tròn đòi hỏi tay nghề nhân công và sự cẩn trọng trong mọi bước của quá trình.
-
Chú ý đảm bảo cột cốt thép không bị xoắn hay uốn cong. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý đầm chọc kỹ ở các góc cạnh và gõ thành ngoài cốp pha, để bê tông không bị rỗ ở lớp bảo vệ. Thép đai cột không cần phải giống nhau suốt chiều cao cột, cần tăng số lượng đai gấp đôi ở vị trí nối chồng thép (thường ở chân cột).
-
Thực hiện đúng như trong bản vẽ biện pháp thi công cột tròn được thể hiện trong hồ sơ kỹ thuật thi công tạo điều kiện thi công dễ dàng hơn.
Những thông tin về biện pháp thi công cột dạng tròn được Xây dựng Hoà Bình tổng hợp trên đây hy vọng có thể giúp các bạn có những kiến thức hữu ích để áp dụng vào trong thực tế công trình hay giám sát chất lượng thi công sau này.
Gửi cho bạn Tên của bạn Email của bạn Email người nhận Tiêu đề Nội dung tin nhắn GửiTừ khóa » Thép đai Cột Tròn
-
THIẾT KẾ CỘT TRÒN THEO TCVN 5574:2018 - KetcauPro
-
Biện Pháp Thi Công Cột Tròn Bê Tông Cốt Thép Cho Công Trình Nhà Dân
-
Bảng Tính Cột Tròn - KetcauSoft
-
BỐ TRÍ THÉP ĐAI CỘT ĐÚNG KỸ THUẬT VÀ TIẾT KIỆM (Xây Nhà ...
-
[PDF] THIẾT KẾ CỘT TRÒN BẰNG CÁCH SỬ DỤNG BIỂU ĐỒ TƯƠNG TÁC
-
Cốt đai Là Gì? Cách Bố Trí Cốt đai Trong Cột, Dầm - Vnbuilder
-
Máy Uốn Sắt Thép Đai Tròn Làm Đai Cột Tròn
-
[PDF] Ảnh Hưởng Của Cốt đai đến Khả Năng Chịu Lực Của Cột
-
Nguyên Tắc Bố Trí Thép Cột Trong Xây Dựng đảm Bảo Chất Lượng
-
PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG COPPHA CỘT TRÒN – ĐAI CỘT TRÒN
-
Các Loại Cột Trụ Trong Xây Dựng Công Trình | Doctor Home
-
Cốt đai Có Tác Dụng Gì? - Shun Deng Technology
-
Tag Thép ở Cột Tròn Theo TCVN | REVIT – VN