THIẾT KẾ CỘT TRÒN THEO TCVN 5574:2018 - KetcauPro

  • Bài viết này hướng dẫn tính toán cột tiết diện tròn theo TCVN 5574:2018.
  • Tính toán cột tiết diện tròn có cốt thép đặt phân bố đều theo chu vi (với số thanh cốt thép dọc tối thiểu là 7), khi sử dụng cốt thép từ CB400-V trở xuống.

Mục lục

  • 1. Thông số đầu vào
  • 2. Tính toán các thông số
  • 3. Tính toán kiểm tra

1. Thông số đầu vào

  • Vật liệu:
    • Bê tông:
      • Cấp cường độ B.
      • Cường độ chịu nén dọc trục tính toán của bê tông Rb.
      • Mô đun đàn hồi của bê tông : Eb
    • Cốt thép:
      • Mác thép: CB300-V, CB400-V
      • Cường độ chịu kéo tính toán của cốt thép Rs.
      • Cường độ chịu nén tính toán của cốt thép Rsc.
      • Mô đun đàn hồi của bê tông : Es
  • Kích thước cột:
    • Đường kính tiết diện cột : D
    • Chiều dày lớp bê tông bảo vệ a (đến trọng tâm cốt thép)
    • Chiều dài tính toán cột: Lo
  • Nội lực :
    • Lực dọc N
    • Momen M

2. Tính toán các thông số

  • Độ lệch tâm:
    • Độ lệch tâm tĩnh học e1:

e1=M/N

    • Độ lệch tâm ngẫu nhiên ea (Mục 8.1.2.2.4):

ea = max(L/600, D/30, 10mm)

    • Độ lệch tâm ban đầu eo (Mục 8.1.2.2.4):
      • Kết cấu tĩnh định: eo=e1+ea
      • Kết cấu siêu tĩnh : eo=max(e1,ea)
  • Độ mảnh của cột:

\lambda =\frac { { L }_{ o } }{ i } \le { \lambda }_{ gh }=100

    • i: Bán kính quán tính tiết diện cột, i = 0.25D
  • Hệ số uốn dọc η:
    • Với λ ≤14 : η=1
    • Với λ >14 :

\eta =\frac{1}{1-\frac{N}{N_{cr}}}

    • N_{cr} : Lực tới hạn quy ước

N_{cr}=\frac{\pi ^{2}D}{L_{o}^{2}}

    • D: Độ cứng của cấu kiện bê tông cốt thép ở trạng thái giới hạn về độ bền.

D=k_{b}E_{b}I_{b}+k_{s}E_{s}I_{s}

      • I_{b},I_{s} : Mô men quán tính của diện tích tiết diện lần lượt của bê tông và của toàn bộ cốt thép dọc đối với trọng tâm tiết diện ngang của cấu kiện.
      • k_{s} =0.7; k_{b}=\frac{0.15}{\varphi _{L}(0.3+\delta _{e}))}
      • \varphi _{L} : Hệ số kể đến ảnh hưởng của thời hạn tác dụng của tải trọng.

\varphi _{L}=1+\frac{M_{L1}}{M_{L}}

      • M_{L} : Mô men đối với trọng tâm của thanh thép chịu kéo nhiều nhất hoặc chịu nén ít nhất (khi toàn bộ tiết diện chịu nén) do tác dụng của toàn bộ tải trọng.
      • M_{L1}: Mô men đối với trọng tâm của thanh thép chịu kéo nhiều nhất hoặc chịu nén ít nhất (khi toàn bộ tiết diện chịu nén) do tác dụng của tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạn.
      • \delta _{e} : Giá trị độ lệch tâm tương đối của lực dọc:

\delta _{e}=\frac{e_{o}}{h}

0.15\leq \delta _{e}\leq 1.5

3. Tính toán kiểm tra

  • Điều kiện kiểm tra :

M\le \frac { 2 }{ 3 } { R }_{ b }{ A }_{ b }r\frac { { sin }^{ 3 }\pi { \xi }_{ cir } }{ \pi } +{ R }_{ s }{ A }_{ s,tot }\left( \frac { sin\pi { \xi }_{ cir } }{ \pi } +\varphi \right) { r }_{ s }

  • M: Mômen uốn tính toán có kể đến ảnh hưởng của uốn dọc cấu kiện.

M=N\eta { e }_{ o }

  • r : Bán kính đường tròn của tiết diện.
  •  { r }_{ s } : Bán kính đường tròn đi qua trọng tâm các thanh cốt thép dọc.
  •  { A }_{ b } : Diện tích tiết diện cột.
  •  { A }_{ s,tot } : Diện tích tiết diện toàn bộ cốt thép dọc.
  • φ : Hệ số, kể đến sự làm việc của cốt thép chịu kéo.
  • { \xi }_{ cir } : Diện tích tương đối của vùng chịu nén của bê tông.
    • Khi  N\quad \le \quad 0.77{ R }_{ b }{ A }_{ b }+0.645{ R }_{ s }{ A }_{ s,tot } :

\varphi  =min[1.6(1-1.55{ \xi }_{ cir }){ \xi }_{ cir }];\quad 1]

 { \xi }_{ cir }=\frac { N+{ R }_{ b }{ A }_{ b }\frac { sin2\pi { \xi }_{ cir } }{ 2\pi } }{ { R }_{ b }{ A }_{ b }+{ R }_{ s }{ A }_{ s,tot } }

    • Khi  N\quad >\quad 0.77{ R }_{ b }{ A }_{ b }+0.645{ R }_{ s }{ A }_{ s,tot } :

φ=0

 { \xi }_{ cir }=\frac { N+{ { R }_{ s }{ A }_{ s,tot }+R }_{ b }{ A }_{ b }\frac { sin2\pi { \xi }_{ cir } }{ 2\pi } }{ { R }_{ b }{ A }_{ b }+{ 2.55R }_{ s }{ A }_{ s,tot } }

————————————————-oOo——————————————————

  • CHÚ Ý : 
    • Công thức F.10 trong tiêu chuẩn TCVN5574:2018 bị sai khác so với bản gốc tiêu chuẩn của Nga.
Tính toán cột tròn BTCT TCVN 5574 2018
TCVN 5574:2018
Tính toán cột tròn TCVN 5574 2018
SP 63.13330.2012 (Nga)

Từ khóa » Thép đai Cột Tròn