Hướng Dẫn Bổ Sung DHA đúng Cách Cho Trẻ Phát Triển Tối ưu - Imiale
Có thể bạn quan tâm
Chắc hẳn nhiều cha mẹ đã từng ít nhất một lần xem hay nghe qua báo đài,các mục quảng cáo trên TV về các sản phẩm gọi là DHA. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về tác dụng, cách bổ sung DHA hợp lý cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đừng bỏ qua bài viết dưới đây vì nó sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về DHA và những lợi ích mang lại cho sức khỏe của bé.
Mục lục
- I. DHA là gì?
- II. DHA có tác dụng gì đối với trẻ?
- 2.1 Đối với giai đoạn thai kỳ:
- 2.2 Đối với giai đoạn khôn lớn và phát triển của bé:
- 3. Nguyên tắc bổ sung DHA đúng cách cho trẻ phát triển tối ưu
- 3.1 Giai đoạn thai kỳ
- 3.2 Trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng
- 3.3 Giai đoạn trẻ từ 1 đến 6 tuổi
- 4. Trẻ thiếu DHA có nguy hiểm không?
- 5.Các loại thực phẩm giàu DHA nên bổ sung
- 5.1. Các loại hải sản giàu DHA
- 5.2 Trứng gà
- 5.3 Các loại rau, hạt
- 5.4 Các loại dầu thực vật.
I. DHA là gì?
DHA là tên viết tắt của Docosahexaenoic Acid (là acid béo không no mạch dài có 22 carbon và 6 nối đôi), là thành phần chính cấu tạo nên não bộ của con người (chiếm khoảng 15 – 20%) và cấu tạo võng mạc của mắt (chiếm 50 – 60% tỷ lệ dưỡng chất). DHA là chất béo thiết yếu thuộc nhóm Omega tuy nhiên cơ thể không tự tổng hợp được mà phải bổ sung từ những thức ăn bên ngoài.
DHA là axit béo không no, thành phần cấu tạo nên hệ thống não bộ, võng mạc mắt. Cơ thể không thể tự tổng hợp được DHA mà cần bổ sung từ bên ngoàiII. DHA có tác dụng gì đối với trẻ?
DHA là một dưỡng chất vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển thị giác, tăng cường khả năng phát triển trí tuệ và tâm lý của trẻ nhỏ.
2.1 Đối với giai đoạn thai kỳ:
Việc bổ sung DHA cho thấy những lợi ích đối với bé ngay khi còn đang ở trong bụng mẹ.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Critical Reviews in Food Science and Nutrition năm 2019 về việc sử dụng DHA của mẹ bầu cho thấy sự liên quan đến sự phát triển hệ thần kinh ở trẻ tốt hơn.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ cũng đã cho biết trẻ sơ sinh của những bà mẹ bổ sung DHA có thị lực sớm và sức khỏe về mắt tốt hơn những trẻ có mẹ không bổ sung.
Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu bổ sung DHA giúp trẻ phát triển hệ thần kinh và thị lực tốt hơn2.2 Đối với giai đoạn khôn lớn và phát triển của bé:
DHA chiếm tỷ lệ cao trong chất xám, giúp đảm bảo dẫn truyền thần kinh thông qua các neuron. Nhờ đó, trẻ em được bổ sung DHA từ sớm có khả năng phát triển trí não, xử lý thông tin và giải quyết vấn đề (IQ) tốt hơn trong năm đầu tiên của cuộc đời.
DHA cũng giúp hoàn thiện chức năng quan sát và duy trì thị lực khỏe mạnh của trẻ.
DHA chiếm tỷ lệ lớn trong chất xám, đảm bảo tốc độ phát triển hệ thần kinh, khả năng lưu trữ và xử lý thông tinXem thêm – Cách tăng IQ của trẻ từ sớm
3. Nguyên tắc bổ sung DHA đúng cách cho trẻ phát triển tối ưu
Như vậy với trẻ nhỏ, DHA không thể thiếu cho việc cấu tạo hoàn thiện và phát triển chức năng của não bộ và mắt. Vậy trong từng giai đoạn thì nên bổ sung DHA cho trẻ như thế nào?
3.1 Giai đoạn thai kỳ
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong thời kỳ mang thai, tùy từng giai đoạn mà mẹ bầu cần bổ sung trung bình khoảng 100 – 200 mg cho tới 300 mg DHA mỗi ngày. Quan trọng nhất chính là 3 tháng giữa và cuối thai kỳ.
Ở 3 tháng giữa thai kỳ: Giai đoạn này cần bổ sung hàm lượng DHA lớn do tế bào não của trẻ đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ với trung bình khoảng 250.000 tế bào thần kinh được hình thành trong mỗi phút.
Vì vậy, bà bầu lưu ý bữa ăn mỗi ngày cần đầy đủ= 1 phần đạm + 3 phần béo + 6 phần bột đường để đảm bảo đầy đủ hàm lượng DHA cần thiết cho cơ thể.
Ở 3 tháng cuối thai kỳ: Thời điểm này não bộ và kích thước của thai nhi phát triển nhanh chóng. Trung bình 1 ngày thai nhi sẽ cần khoảng 2,2g EFAs/ngày cho sự phát triển hệ thần kinh và mạch máu do vậy lượng Omega-3 sử dụng là lớn.
Mặc dù không cần tăng khẩu phần ăn như giai đoạn giữa thai kỳ, mẹ bầu vẫn cần chú ý thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, có thể uống viên bổ sung DHA kết hợp với thả lỏng cơ thể, nghỉ ngơi, tránh căng thẳng.
Trên thị trường hiện có rất nhiều loại vitamin tổng hợp hoặc các loại viên bổ sung DHA riêng dành cho cho bà bầu với hàm lượng DHA phù hợp. Có thể kể đến như: Avisure Mama, Prenatal Nature, DHA Procare diamond. Thông thường, mẹ có thể sử dụng 1 viên khoảng 200 mg mỗi ngày, trước hoặc sau bữa ăn.
Tuy nhiên, các mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể về nhu cầu sử dụng DHA hàng ngày.
3.2 Trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng
Trẻ từ 6 tháng tuổi – 1 tuổi là lúc cơ thể cần DHA để tạo ra lượng lớn Hormon cho sự phát triển của não bộ. Bổ sung DHA lúc này được các chuyên gia cho rằng là cần thiết để não bộ phát triển toàn diện, chức năng mắt và khả năng vận động của trẻ cũng tốt hơn.
Thực tế, lượng acid béo trong sữa mẹ đã có đủ để cung cấp hàm lượng DHA cần thiết cho bé. Nhu cầu DHA của trẻ sơ sinh là 17 mg trong 100 calo. Vì vậy, cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 12 tháng đầu tiên của cuộc đời là cách bổ sung DHA tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Nếu mẹ không đủ sữa, trẻ uống sữa ngoài thì nên chọn loại có bổ sung DHA, không nhất thiết phải bổ sung thực phẩm chức năng chứa DHA cho giai đoạn này.
Bú sữa mẹ là cách tốt nhát cung cấp DHA cho trẻ trong 1 năm đầu đời3.3 Giai đoạn trẻ từ 1 đến 6 tuổi
Đây là giai đoạn trẻ rất cần DHA.
Hệ tiêu hóa của bé đã có khả năng chuyển hóa, hấp thu DHA từ thức ăn, thực phẩm tuy nhiên trẻ thường bị thiếu hụt do cha mẹ chưa quan tâm bổ sung DHA từ những khẩu phần ăn hàng ngày. Vì việc cân bằng chế độ dinh dưỡng cũng như bổ sung những thực phẩm giàu DHA là rất quan trọng. Nếu trẻ không thích ăn một số thực phẩm giàu DHA hay chế độ ăn là chưa đủ thì cha mẹ có thể cho trẻ uống DHA bổ sung từ nguồn thực phẩm bổ trợ.
Hàm lượng DHA cần bổ sung theo lứa tuổiTheo khuyến cáo của hiệp hội FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nation)
– Trẻ sơ sinh từ 0 -6 tháng tuổi: DHA cần dùng từ 0,1 -0,18% năng lượng cơ thể. Được dùng chủ yếu qua sữa mẹ và sữa công thức
– Trẻ 6-24 tháng tuổi: DHA cần 10-12 mg/ kg cân nặng
– Trẻ từ 2-4 tuổi: Hàm lượng EPA+ DHA : 100- 150 mg/ ngày
– Trẻ từ 6-10 tuổi: Hàm lượng EPA+ DHA: 200- 250 mg/ ngày
– Phụ nữ có thai và cho con bú: Hàm lượng EPA+ DHA: 0,3g/ ngày và tối thiểu 0,2g/ ngày
Nguồn tham khảo: Tại đây
4. Trẻ thiếu DHA có nguy hiểm không?
Việc bổ sung thiếu DHA trong giai đoạn thai kỳ cũng như khi trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển, hoàn thiện cơ quan cũng như sự phát triển trí tuệ và thị lực của trẻ.
Với việc thiếu hụt DHA trong thai kỳ, trẻ sinh ra sẽ có tỉ lệ bị tự kỷ hoặc rối loạn tăng động( ADHD) và những rối loạn tâm lý khác lớn hơn so với trẻ được bổ sung đầy đủ DHA.
Khi trẻ nhỏ thiếu DHA, khả năng phát triển của não bộ, khả năng tư duy, linh hoạt cũng kém hơn. Nó cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mắt, khả năng quan sát của bé.
Ngoài ra, ở thai nhi và trẻ sơ sinh, sự thiếu hụt DHA sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn, dị ứng và một số bệnh lý khác.
5.Các loại thực phẩm giàu DHA nên bổ sung
5.1. Các loại hải sản giàu DHA
Các loại hải sản biển như: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, hàu,…là các loại có chứa hàm lượng lớn DHA rất tốt cho sự phát triển trí tuệ của bé.
Mẹ nên cho trẻ ăn thực phẩm này với lượng vừa phải (khoảng 300 gram/tuần), để tránh nguy cơ nguy cơ nhiễm độc thủy ngân.
5.2 Trứng gà
Theo nghiên cứu về dinh dưỡng, 1 phần lòng đỏ trứng gà có chứa tới 17mg thành phần DHA cũng như nhiều thành phần dinh dưỡng khác cho bé.
Mẹ cần chọn loại trứng tươi sạch, đảm bảo và đã trải qua kiểm dịch. Cách tốt nhất để trẻ hấp thụ chúng là chế biến để chín hoàn toàn.
5.3 Các loại rau, hạt
Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều, lạc (đậu phộng)…giàu DHA tốt cho trí não và thị giác của trẻ nhỏ. Mẹ bầu có thể làm sữa từ các loại hạt này hoặc sử dụng như món ăn vặt hàng ngày.
Rau xanh như súp lơ, bắp cải, bí ngô, cải xoăn, cải xoong cũng rất dồi dào lượng DHA và chất xơ giúp bé cải thiện bữa ăn hàng ngày. Lưu ý mua rau sạch và chế biến đúng cách và bổ sung trong khẩu phần của bé.
5.4 Các loại dầu thực vật.
Dầu óc chó: Loại dầu chiết xuất từ hạt óc chó chính là loại thực phẩm đứng đầu về hàm lượng DHA cho bé. Thành phần giàu acid linoleic có trong loại dầu tự nhiên này có tác dụng hỗ trợ bé phát triển trí tuệ hữu hiệu, cho con khả năng tập trung cao và phát triển thị lực tốt hơn.
Dầu đậu nành, dầu ô liu cũng là những thực phẩm có chứa Omega-3, DHA. Ngoài ra chúng còn giúp giảm nguy cơ một số bệnh về tim mạch, đường huyết cho cả bà bầu và cho trẻ.
Mẹ chỉ cần thêm 1 thìa dầu vào khẩu phần ăn, hoặc dùng khi chiên xào, chế biến rau củ và các loại thịt tươi sạch thay cho loại dầu mỡ thông dụng.
Bên cạnh bổ sung DHA cho trẻ đúng – đủ, bổ sung lợi khuẩn với mục đích tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thu,nâng cao đề kháng cũng là xu hướng mới đưa các nhà khoa học khuyến cáo. Đặc biệt, chủng Bifidobacterium được xem là lợi khuẩn quan trọng nhất trong hệ thống tiêu hóa của bé, có thể bổ sung từ sớm từ lúc mới sinh.
Tham khảo: Lợi khuẩn sống Imiale nhập khẩu từ Đan Mạch
Nếu cần tư vấn thêm các thông tin về dinh dưỡng, tiêu hóa nhi khoa. Mẹ vui lòng liên hệ hotline để các chuyên gia tư vấn cụ thể HOTLINE: 1900 9482 hoặc 0967 629 482
Từ khóa » Cách Dùng Dha Cho Trẻ Sơ Sinh
-
Hướng Dẫn Cách Dùng DHA Cho Bé Thông Minh
-
Bác Sĩ Hướng Dẫn Bổ Sung DHA Cho Trẻ đúng để đạt Hiệu Quả Cao
-
Cho Bé Uống DHA đúng Cách, 4 Lưu ý Mẹ Không Thể Bỏ Qua
-
Vì Sao Nên Bổ Sung DHA Cho Trẻ Sơ Sinh, Trẻ Sinh Non? | Vinmec
-
Bổ Sung DHA Cho Trẻ Như Thế Nào Là đúng Và đủ để Bé Phát Triển ...
-
Hướng Dẫn Cách Uống DHA Úc Cho Bé Đúng Chuẩn
-
Cho Trẻ Uống DHA Vào Lúc Nào Trong Ngày Thì Hiệu Quả Nhất?
-
Hướng Dẫn Bổ Sung Omega 3 (DHA) Cho Trẻ Đúng Cách
-
Liệu Trình 1 Năm Bổ Sung DHA Cho Bé Mấy Lần Là Chuẩn Nhất?
-
Trẻ Uống Dha Vào Lúc Nào Trong Ngày để Phát Triển Tốt Nhất? - Buona
-
Mẹ Cần Bổ Sung DHA Cho Trẻ Sơ Sinh Bằng Cách Nào?
-
Viên Bổ Sung DHA Cho Bé Healthy Care Kid's High DHA 60 Viên
-
Chi Tiền Mua DHA Cho Trẻ Sơ Sinh Có Cần Thiết Không? - Procare
-
DHA Cho Bé Uống Sáng Hay Tối Tốt Hơn? - Sắt Bà Bầu