Hướng Dẫn Các Bước để Xây Dựng 1 Căn Nhà Chi Tiết Nhất - Minh Phát

Mục lục

  • 1 I. Các bước để xây dựng 1 căn nhà hoàn chỉnh
  • 2 II. Giai đoạn thi công nhà
  • 3 III. Nghiệm thu, bàn giao, hoàn thành nhà và đưa vào sử dụng 
5/5 - (1 bình chọn)

Các bước để xây dựng 1 căn nhà gồm 3 giai đoạn: chuẩn bị; thi công và nghiệm thu, bàn giao, hoàn thành đưa vào sử dụng.

Nếu bạn quan tâm đến các bước trong quy trình xây dựng nhà và kinh nghiệm trong giai đoạn chuẩn bị, thi công để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình thì hãy tìm hiểu nội dung bài viết sau để có thêm thông tin chi tiết.

Huong dan cac buoc de xay 1 can nha chi tiet

Tấm lợp lấy sáng loại nào tốt nhất và kinh nghiệm lựa chọn

I. Các bước để xây dựng 1 căn nhà hoàn chỉnh

1. Chọn mảnh đất phù hợp

Cần tìm mảnh đất có vị trí thuận lợi, diện tích phù hợp với nhu cầu sử dụng, hướng đẹp (hướng Đông Nam hoặc Nam). 

2. Xây dựng ý tưởng ban đầu

Trước khi xây nhà nên lên ý tưởng về chi phí đầu tư xây nhà, số tầng, số phòng, diện tích và thời gian sử dụng căn nhà… để lên kế hoạch cho các bước tiếp theo. 

3. Xem xét tài chính

Để việc thi công không bị gián đoạn vì lý do tài chính, bạn nên tính toán tổng số tiền cần bỏ ra xây nhà hoặc thuê người lập dự toán, họ sẽ thực hiện bóc tách khối lượng, tính toán vật tư… để tính kinh phí xây dựng chính xác. 

4. Thời điểm xây nhà hợp lý

Khi xây nhà, nên tránh mùa mưa bão để giảm tác động xấu đến công trình và tiến độ thi công. Thời điểm thích hợp nhất để thi công là từ tháng 8 – 12.

5. Xem xét phong thủy

Việc thiết kế phòng ốc, đồ đạc trong ngôi nhà hợp phong thủy rất quan trọng đối với công việc và gia đạo của chủ nhà, do đó trước khi làm việc với công ty thiết kế bạn có thể tìm chuyên gia phong thủy để được tư vấn về cách bố trí nhà cửa.

6. Thuê tư vấn thiết kế

Bạn cần thuê kiến trúc sư để chọn được phương án xây dựng phù hợp với mong muốn của mình, tận dụng tối đa diện tích đất. Ngoài ra, việc thiết kế trước khi xây nhà giúp bạn dễ làm việc với nhà thầu, tránh nhiều sự thay đổi trong quá trình thi công.

Theo quy định của Bộ Xây dựng, nhà có diện tích > 250m2 và trên 3 tầng cần phải do cá nhân hoặc tổ chức có đủ năng lực thiết kế, chủ nhà tự thiết kế trong trường hợp này là vi phạm pháp luật.

7. Khảo sát địa chất công trình

Nếu ngôi nhà bạn muốn xây có diện tích > 250 m2, trên 3 tầng thì phải thuê nhà thầu có đủ năng lực hoạt động và chứng chỉ hành nghề làm công việc khảo sát. Mục đích khảo sát địa chất công trình để làm cơ sở thiết kế móng, kết cấu cho ngôi nhà nhằm đảm bảo công trình không bị lún, sụt, nứt gãy trong tương lai.

Huong dan cac buoc de xay 1 can nha chi tiet

Top 3 loại tấm poly lợp mái – Công dụng và đặc điểm

8. Xin cấp phép xây dựng

Bạn cần tìm hiểu mảnh đất mình dự định xây có thuộc diện được cấp phép hay không. Nếu có, cần làm hồ sơ xin cấp phép tại phường/xã, quận/huyện tùy theo quy định địa phương; thời gian cơ quan cấp phép trả lời theo quy định khoảng 15 ngày.

9. Thiết kế kiến trúc

Đây là giai đoạn thiết kế tạo hình cho ngôi nhà, mặt tiền, bố trí phòng ốc, cầu thang, giếng trời,… để hài hòa về mặt phong thủy và phù hợp với mục đích sử dụng của chủ nhà.

10. Chọn nhà thầu thi công

Cần tìm nhà thầu có đủ giấy tờ pháp lý minh chứng được năng lực thi công, sau đó thống nhất báo giá và tiến hành ký hợp đồng xây nhà.  

11. Ký hợp đồng thi công xây dựng với nhà thầu

Khi ký hợp đồng, bạn nên lưu ý thỏa thuận rõ ràng về tiến độ, chất lượng vật tư, chế độ giám sát, giá trị hợp đồng, tiến độ thanh toán, phát sinh và cách giải quyết, phạt vi phạm hợp đồng và bảo hành. 

Một số hình thức hợp đồng thi công như: Khoán trọn gói, khoán phần thô và nhân công hoàn thiện, khoán nhân công. Mỗi hình thức có ưu, nhược điểm riêng nên cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định ký hợp đồng với nhà thầu.

12. Thiết kế kết cấu

Bước này cần có sự thỏa thuận giữa kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng, họ sẽ thiết kế bản vẽ cấu tạo, chi tiết cố thép gia cường cho các cấu kiện dầm, sàn, cột, móng của căn nhà,… cùng các vấn đề liên quan đến kỹ thuật thi công để đảm bảo khả năng chịu lực của ngôi nhà.

13. Thiết kế chi tiết điện, nước và nội thất

Trước ngày khởi công phải có bản vẽ chi tiết điện, nước còn bản vẽ nội thất 3D thì cần ở giai đoạn thi công hoàn thiện.

14. Kiểm tra giấy phép, bản vẽ, hợp đồng

Để việc thi công diễn ra suôn sẻ, sau khi hoàn tất các bước ở giai đoạn chuẩn bị bạn nên kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ pháp lý, bản vẽ…

II. Giai đoạn thi công nhà

Huong dan cac buoc de xay 1 can nha chi tiet

Biện pháp thi công san nền bằng bơm cát phổ biến hiện nay

1. Thông báo ngày khởi công đến cơ quan cấp phép

Theo quy định, trước 7 ngày thi công bạn cần thông báo đến cơ quan cấp phép để họ biết và theo dõi quá trình xây dựng.

2. Ghi nhận hiện trạng của các công trình lân cận

Chủ nhà cần lập hồ sơ hiện trạng của các nhà lân cận vị trí thi công để làm cơ sở giải quyết khiếu nại khi xảy ra sự cố trong quá trình xây dựng. Hồ sơ có thể lập bằng cách đo vẽ và có sự xác nhận của các bên.

3. Giám sát thi công

Chủ nhà có thể tự giám sát nếu có kinh nghiệm, kiến thức hoặc thuê người có trình độ giám sát. Việc giám sát rất quan trọng giúp đảm bảo công trình được thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật, tiêu chuẩn, thiết kế đồng thời giúp sử dụng và quản lý hiệu quả vật tư.

Nên yêu cầu kỹ sư giám sát viết nhật ký thi công (tình hình làm việc, sử dụng vật tư hàng ngày tại công trình) được các bên kiểm định, ký xác nhận để dễ nắm bắt tiến độ.

4. Thi công xây thô

  • Móng: đào đất, đắp đất, gia công cốt thép, cốt pha, đổ bê tông…
  • Thân: gia công cốt thép, cốt pha, đổ bê tông cột, dầm, sàn, xây tô, cán nền…
  • Mái: lắp dựng xà gồ, lọt mái
  • Lắp khung bao cửa, hệ thống đường ống, nước, điện, cáp…

5. Thi công xây hoàn thiện

  • Bả matit, sơn dầu, sơn nước
  • Lắp đặt cửa, lan can, tay vịn cầu thang, lan can mặt tiền…
  • Đóng trần thạch cao, ốp lát gạch đá trang trí, đá cầu thang, bàn bếp…
  • Lát nền nhà, WC, sân…
  • Lắp thiết bị điện, ổ cắm, công tắc, đèn chiếu sáng…
  • Lắp thiết bị vệ sinh, bồn nước, máy nước nóng, máy bơm…

III. Nghiệm thu, bàn giao, hoàn thành nhà và đưa vào sử dụng 

Huong dan cac buoc de xay 1 can nha chi tiet

Bảng giá tôn lấy sáng ưu đãi mới nhất 2024

  • Quyết toán theo hợp đồng đã ký trước khi thi công
  • Bàn giao công trình: Công trình xây lắp hoàn chỉnh, đạt yêu cầu chất lượng nghiệm thu

Lưu ý: Khi bàn giao, nhà thầu thi công cần dọn dẹp vệ sinh mặt bằng, giao lại hồ sơ đồng thời phải rút hết tài sản ra khỏi khu vực thi công công trình, trả lại mặt bằng đã mượn/thuê để phục vụ thi công. Nghĩa vụ của nhà thầu chỉ chấm dứt khi hết thời hạn bảo hành ngôi nhà đã được ký trong hợp đồng.

Qua bài viết trên, Minh Phát đã chia sẻ với bạn các bước để xây dựng 1 căn nhà hoàn thiện. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích giúp bạn nắm được quy trình xây dựng nhà và các kinh nghiệm trong giai đoạn chuẩn bị, thi công để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Showroom: 2961 Quốc Lộ 1A Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TPHCM

Kho hàng: Ngã tư Bà Điểm- Huyện Hóc Môn- TPHCM

Nhà máy: Hà Nội

Điện thoại: 096 757 7891 (Ms. Linh) – 0966 337 891 (Ms.Tư)

Email: linh.nguyen@minhphatpc.vn

Website: https://minhphatpc.vn

Xem thêm:

  • Chi phí chung trong xây dựng là gì, được xác định như thế nào?
  • Báo giá tấm lợp lấy sáng thông minh Polycarbonate chính hãng 2024

Bài viết liên quan

  • Top 10+ mẫu mái che sân vườn đẹp và ấn tượng

  • bảo quản tấm lợp lấy sáng polycarbonate

    Lưu ý khi bảo quản và vận chuyển tấm lợp lấy sáng Polycarbonate

  • cách cắt tấm polycarbonate

    Hướng dẫn cách cắt tấm Polycarbonate từ A-Z chuẩn kỹ thuật

  • chi phi xay dung 1 homestay 1

    Cách tính chi phí xây dựng một homestay mới nhất hiện nay

Từ khóa » Các Bước Thiết Kế 1 Ngôi Nhà