Tất Tật Về Quy Trình Xây Dựng Một Ngôi Nhà
Có thể bạn quan tâm
Xây nhà là một việc lớn của mỗi gia đình, việc xây nhà sẽ tốn rất nhiều tiền bạc, thời gian, công sức của mỗi gia chủ. Trước khi bắt tay vào xây nhà, các gia chủ sẽ phải tìm hiểu xem vậy thì “Quy trình xây dựng một ngôi nhà như thế nào? Tuần tự sẽ gồm có những công việc gì?” Để từ đó các gia chủ có thể lên kế hoạch chi tiết nhất để hoàn thành đúng tiến độ, chuẩn bị ngân sách và có kế hoạch giám sát chi tiết nhất. Bài viết dưới đây nêu chi tiết quy trình các bước để xây dựng một ngôi nhà từ A-Z.
1: Trước khi xây dựng
- Lên ý tưởng về cấu trúc ngôi nhà muốn xây.
- Tìm thiết kế và thiết kế nhà
- Xin giấy phép xây dựng
- Tham khảo và bắt đầu tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên vật liệu ( Công viêc này sẽ diễn ra suốt quá trình xây nhà)
- Tham khảo và tìm kiếm các đội thợ (thợ dỡ nhà, thợ xây nhà, thợ điện nước… hoặc 1 đội thợ có thể làm hết)
- Tìm kiếm nhà trọ (nếu các gia chủ muốn xây lại nhà đang ở)
- Dọn đến chỗ ở tạm.
2: Chuẩn bị mặt bằng
- Phá dỡ nhà cũ (nếu có).
- Tập kết nguyên vật liệu (nếu không có mặt bằng có thể gửi lại tại kho của nhà cung cấp và gọi hàng theo đợt).
- Làm lán trại cho công nhân.
- Làm hàng rào che chắn, vách ngăn và bạt phủ cho công trình, đảm bảo an toàn cho mọi người và tài sản xung quanh.
- Chuẩn bị nguồn điện và nước sẵn sàng cho thi công, có điện có nước mới làm cốp pha, sắt thép, trộn vữa, bê tông được cho nên nhất định phải chuẩn bị trước. Nhà ai thay tên đổi chủ đồng hồ điện nước cũng nên làm việc trước với bộ phận chuyên trách tại chính quyền địa phương.
3: Tiến hành xây dựng
3.1: Phần ngầm và xây thô
Đây là phần cực kì quan trọng vì nó là phần khung xương cuả mỗi ngôi nhà.Trong công đoạn này điều quan trọng là làm sao để các công việc đi đúng hướng và chuẩn bị tiền bạc đầy đủ, tránh tình trạng chưa đến chợ đã hết tiền.
- Động thổ, đào móng, đóng cọc tre, cọc gỗ, cọc cát… hay ép cọc bêtông.
- Làm phần móng, hầm nhà, đường cống, đường thoát nước, bể nước, bể phốt và các công trình ngầm.
- Làm khung nhà: cốp pha, sắt thép, đổ bê tông cột dầm sàn các tầng
- Xây thô và chạy đường ống điện, nước, internet, chèn khuôn cửa…
- Làm mái.
3.2: Hoàn thiện
Nhiều gia chủ nghĩ khi làm đến đây, công việc đã nhẹ nhàng hơn, tuy nhiên thực tế cho thấy phần hoàn thiện lại là phần tốn nhiều thời gian và tiền bạc nhất. Các gia chủ nên tính toán, cân đối các phần trang trí trong ngôi nhà nếu ngân sách không cho phép.
- Trát ngoài, trát trong
- Lát nền, đóng trần.
- Làm mộc: cửa chính, cửa sổ, bếp, cầu thang.
- Sơn trong, ngoài và chống thấm.
- Lắp đặt các thiết bị đèn, máy lạnh, bồn nước…
- Lắp đặt thiết bị vệ sinh.
- May màn, rèm cửa chính và cửa sổ.
- Mua sắm các trang thiết bị nội thất khác như sofa, tivi, tủ lạnh, máy lạnh…
- Rà soát và yêu cầu nhà thầu sửa chữa những chỗ có sai sót.
- Làm vệ sinh nhà sạch sẽ trước khi dọn đến ở.
3.3: Phần sân vườn:
Đó là một phần trong kiến trúc nhà ở, quyết định vẻ đẹp của ngôi nhà trước khi bước vào các không gian sinh hoạt bên trong.
- Trang trí hiên nhà, cổng , tường rào
- Lát nền sân vườn.
- Tạo hồ nước, tiểu cảnh, bồn hoa.
- Trồng thảm cỏ, cây xanh.
4: Giám sát quá trình xây dựng và nghiệm thu
Đây là một công việc sẽ song song với quá trình xây dựng để đảm bảo công trình theo đúng tiến độ, chât lượng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho gia chủ.
4.1: Giám sát
Gia chủ có thể trực tiếp làm nhiệm vụ giám sát (nếu có thời gian và kiến thức), hoặc nhờ người thân đáng tin cậy hay thuê các công ty giám sát có uy tín.
- Thường xuyên theo dõi chất lượng thi công của nhà thầu. Kiểm tra vật tư có đúng mẫu mã, chất lượng, quy cách hàng như đã đặt trước đó.
- Kiểm tra số lượng vật tư cần thiết có đủ cho tiến độ công trình.
- Thúc đẩy thi công nhằm bảo đảm tiến độ.
- Thường xuyên kiểm tra công tác thực hiện an toàn lao động.
4.2: Nghiệm thu
Chủ nhà, nhà thầu xây dựng và nhà thầu tư vấn thiết kế phải tổ chức nghiệm thu, lập biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng trước khi đưa công trình vào khai thác sử dụng.
- Nghiệm thu theo từng hạng mục.
- Lập bảng thống kê để dễ theo dõi.
- Các bên có liên quan phải có trách nhiệm sửa chữa và khắc phục nếu có sự cố.
- Biên bản nghiệm thu là cơ sở thanh toán cho nhà thầu.
- Các bộ phận bị che khuất của công trình (ví dụ hầm, hố, đường ống nước, điện âm tường…) phải được nghiệm thu và làm bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.
Đó chính là quy trình xây dựng và giám sát xây dựng một ngôi nhà hoàn chỉnh. Hy vọng bài viết giúp ích cho cô chú, anh chị trong quá trình xây ngôi nhà như ý của gia đình.
Bài viết được bảo trợ bởi Công ty chuyên xây dựng nhà trọn gói Ferio Việt Nam
Từ khóa » Các Bước Thiết Kế 1 Ngôi Nhà
-
Các Bước Thiết Kế Một Căn Nhà Phố Hoàn Chỉnh - Viethangroup
-
Quy Trình Thiết Kế Nhà ở-thiết Kế Nhà Chuyên Nghiệp - Angcovat
-
Quy Trình Thiết Kế Nhà Ở Từ A Đến Z | Đất Thủ
-
Quy Trình Thiết Kế Nhà Phố Từ A đến Z Của Song Phát
-
Thiết Kế Nhà Trọn Gói, Các Bước Thiết Kế Nhà đẹp - Hoàng Gia Ric
-
Quy Trình Thiết Kế Nhà ở Kiến Trúc An Nhiên - 1000 Mẫu Nhà Đẹp
-
Quy Trình Thiết Kế Nhà - MASHOME
-
Quy Trình Thiết Kế Công Trình Xây Dựng, Nhà ở Cơ Bản - Tre Nghệ
-
Thiết Kế Nhà | Tất Cả Những Gì Bạn Cần Biết để Có Ngôi Nhà đẹp Như ...
-
6 Bước Chuẩn Bị để Xây Dựng Ngôi Nhà Mơ ước - Thước Tầm Group
-
Trình Tự Lập Bản Vẽ Thiết Kế Nhà ở Và Công Trình Công Nghiệp
-
Quy Trình Xây Nhà Gồm 6 Bước Cơ Bản | Kinghomes
-
Hướng Dẫn Các Bước để Xây Dựng 1 Căn Nhà Chi Tiết Nhất - Minh Phát
-
Các Bước Thiết Kế Kiến Trúc- Quy Trình Thiết Kế Kiến Trúc