Hướng Dẫn Cách Bố Trí Thép Sàn 1 Phương - Xây Nhà Trọn Gói Green
Có thể bạn quan tâm
Trong công trình xây dựng, sàn được xem là kết cấu chịu lực trực tiếp tải trọng của toàn bộ công trình xuống móng. Vì vậy, nếu tấm sàn không được đan thép đúng cách sẽ khiến sàn nhà bị nứt, bị thấm hoặc bị rung, võng gây mất an toàn cho người sử dụng. Để đảm bảo sàn được thi công đúng kỹ thuật chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin về cách bố trí thép sàn 1 phương các bạn đừng bỏ lỡ nhé!
Sự khác biệt giữa sàn 1 phương và sàn 2 phương
Sàn 1 phương và sàn 2 phương khác nhau như thế nào? có lẽ là thắc mắc của nhiều gia chủ không có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng.
- Sàn 1 phương là loại sàn mà ô sàn chỉ đỡ được 2 cạnh đối xứng nên kết cấu chỉ làm việc theo 1 phương. Bên cạnh đó, nếu ô sàn đỡ cả 4 cạnh nhưng tỷ số cạnh dài gấp đôi cạnh ngắn thì được coi là sàn 1 phương. Do sự khác biệt về chiều dài quá lớn nên tải trọng không truyền xuống dầm theo phương cạnh ngắn. Tổng tải trọng được truyền xuống theo phương vuông góc với dầm đỡ.
- Sàn 2 phương là loại sàn mà ô sàn đỡ 4 cạnh, tỷ lệ giữa cạnh dài và cạnh ngắn sẽ lớn hơn hoặc bằng 2. Trong sàn 2 phương thì tải trọng của công trình sẽ được truyền đều cho các dầm đỡ.
Để bố trí thép sàn 1 phương hay sàn 2 phương cho hợp lý thì phải tính toán nội lực trước khi đổ bê tông.
Nguyên tắc bố trí thép sàn 1 phương
Bố trí thép sàn 1 phương theo đúng nguyên tắc sẽ làm tăng khả năng chịu lực của sàn. Mặc dù tiết diện thép, khoảng cách đan thép là giống nhưng nhưng cách bố trí không tối ưu được sẽ làm giảm khả năng chịu lực của sàn. Dưới đây là nguyên tắc bố trí thép để sàn làm việc được tốt nhất.
- Thanh thép sàn chịu lực chính phải được thiết kế với chiều cao làm việc tối đa. Chiều cao làm việc tối đa được gọi là h0 là khoảng cách từ mép bê tông chịu nén đến trọng tâm thanh thép chịu kéo.
- Chiều dày lớp bê tông bảo vệ là 15mm và không được nhỏ hơn tiết diện thép.
- Thép phải được neo vào dầm sao cho đúng tiêu chuẩn như thép tròn trơn uốn móc vào dầm, thép có vằn lớp trên và lớp dưới có đủ chiều dài neo lần lượng là 30D và 20D.
Cách bố trí thép sàn 1 phương
Để bố trí thép sàn 1 phương sao cho đúng kỹ thuật và tăng khả năng chịu tải của sàn cần phải đầy đủ các bước sau:
Bước 1: cần phải bô thép ở dưới theo cạnh ngắn trước rồi mới tiến hành bô thép lớp dưới theo chiều dài cạnh. Chiều dài neo sẽ được tính từ mép dầm và móc đến các thép. Tuy nhiên, trước khi dải thép phải đánh dấu vị trí các thanh thép chủ dầm.
Bước 2: tiếp theo sẽ tiến hành bô thép gối hay còn gọi là thép chịu momen âm với chiều dài neo được tính từ mép dầm đến hết chiều dài của thép sao cho đủ kích thước đã quy định.
Bước 3: thép gối đã được bô xong cần phải có thép cấu tạo là Ø8 A200 hoặc A300 để giữ khung.
Bước 4: sử dụng các cục kê bê tông như đá hoa cương hoặc đá 1×2 với độ dày từ 2.5cm đến 3cm để tạo lớp bảo vệ sàn bê tông.
Bước 5: tại vị trí 2 thép gối chồng nhau bắt buộc phải đi đủ, không được phép bỏ.
Bước 6: khi sử dụng thép mũ phải là thép Ø10 trở lên, không được sử dụng thép Ø6, Ø8 vì khi đổ bê tông sẽ làm mất chiều cao khiến thép gối bị lún xuống.
Những lưu ý khi thi công và nghiệm thu thép sàn
Chiều dày của sàn nhà thông thường là 10cm đến 15cm nhưng chỉ cần bố trí thép sàn 1 phương lệch nhau 1cm cũng làm giảm khả năng chịu lực của sàn. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng, độ bền vững của sàn sau thời gian sử dụng cần phải lưu ý một số điều khi thi công và nghiệm thu thép sàn.
- Khoảng cách đan thép sàn: thép được đan phải cách đều nhau giống như bản thiết kế. Trước khi thi công phải kiểm tra hình dạng thép nếu có vấn đề cần được nắn thẳng để thép không bị cong vẹo, uốn lượn. Thép sàn có thể buộc 50% mối nối nhưng không được xô lệch trong quá trình đổ bê tông.
- Kê thép sàn: thép sàn phải được kê cách mặt sàn bằng chiều dày lớp bê tông bảo vệ. Bên cạnh đó, thép lớp trên không được đặt giữa chiều dày sàn hoặc bẹp xuống ván khuôn.
- Nối thép sàn: thép sàn không được nối tại vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn công, thép lớp dưới không được nối giữa các ô nhịp sàn và thép lớp trên không nối tại gối. Bên cạnh đó, thép nối không được quá 50% diện tích cốt thép trên mặt cắt mà phải nối so le.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách bố trí thép sàn 1 phương. Hy vọng qua bài viết này quý vị sẽ hiểu hơn về cách bố trí thép và có thể tránh được những lỗi làm ảnh hưởng đến chất lượng, khả năng chịu lực của sàn.
Đánh giá nội dung hữu íchTừ khóa » Bố Trí Thép Sàn Làm Việc 1 Phương
-
Cách Bố Trí Thép Sàn 1 Phương - Học Tốt
-
Bố Trí Thép Sàn 1 Phương - GIÁ THÉP 24H.COM
-
Cách Bố Trí Thép Sàn 2 Lớp, 1 Lớp đúng Thực Tế TCVN - Vnbuilder
-
Hướng Dẫn Bố Trí Thép Sàn - BÊ TÔNG TƯƠI
-
BTCT2 C2.2.4 Cách Bố Trí Thép Cấu Tạo Cho Sàn Làm Việc 1 Phương ...
-
Nguyên Tắc & Cách Bố Trí Thép Sàn Theo Tiêu Chuẩn Mới Nhất
-
Hướng Dẫn Cách Bố Trí Thép Sàn, Thi Công Thép Sàn Chất Lượng
-
Bố Trí Thép Sàn 2 Lớp: Nguyên Tắc Làm đúng (+ Bản Vẽ) - Tôn Nam Kim
-
Kết Cấu Thép Sàn 1 Lớp – Cách Bố Trí Thép Sàn 1 Lớp Chuẩn Nhất
-
Cách Bố Trí Thép Sàn 2 Lớp đơn Giản Và đúng Tiêu Chuẩn
-
Nguyên Tắc Bố Trí Thép Sàn Trong Các Công Trình Công Nghiệp
-
Sự Khác Biệt Giữa Sàn Một Phương Và Sàn Hai Phương
-
Kết Cấu Thép Sàn 1 Lớp - Cách Bố Trí Và Một Số Lưu ý Quan Trọng Khi Thi ...