Nguyên Tắc Bố Trí Thép Sàn Trong Các Công Trình Công Nghiệp

Trong các công trình xây dựng, sàn thép đóng vai trò quan trọng bởi đây là kết cấu chịu lực trực tiếp tải trọng trong suốt quá trình sử dụng. Để có được sàn chắc chắn thì ngoài việc thiết kế ra bạn cần phải quan tâm đến chất lượng thép. Với mô hình thiết kế những ngôi nhà bê tông cốt thép phổ biến ở Việt Nam, nhu cầu sắt thép luôn được chú trọng. Theo Hiệp hội Thép Thế giới (World Steel), năm 2019 ngành thép là trung tâm của sự phát triển toàn cầu và dự báo trong năm tới, nhu cầu thép sẽ tiếp tục tăng trong đó Châu Á chiếm hơn 70% tổng sản lượng thép toàn cầu. Thi công thép sàn là một cụm từ phổ biến trong lĩnh vực xây dựng, vậy thép sàn trong các công trình công nghiệp được bố trí theo nguyên tắc nào? Hãy cùng đơn vị Hoàng Phú Anh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thi công thép sàn và kỹ thuật đan sắt sàn

Thi công thép sàn và đan sắt sàn làm sao cho chuẩn không phải là điều dễ dàng, trước hết cần nắm được kết cấu thép sàn đúng tiêu chuẩn. Thép sàn gồm có thép momen âm và thép momen dương, 2 loại thép này được phân biệt như sau:

  • Cốt thép chịu momen âm được bố trí phía trên của bản, bởi Momen âm sẽ gây ra lực kéo cho thớ trên của tiết diện cho nên phải bố trí cốt thép ở bên trên của tiết diện.
  • Cốt thép chịu momen dương được bố trí phía dưới của bản, ngược lại so với momen âm
công nhân đang đan sắt cho phần thép sàn

Kỹ thuật đan sắt sàn trước khi đổ mái

>>>Xem thêm: Kinh nghiệm bố trí thép dầm đạt tiêu chuẩn

Ví dụ đối với những bản sàn dày 100 thì đường kính lớn nhất của thép trong sàn đúng tiêu chuẩn sẽ là 1/10 của bản sàn. Còn với những loại sàn dày tới 150 thì đường kính lớn nhất được cho phép là 15. Trong trường hợp này bạn nên sử dụng những cây thép đường kính cỡ 12 sẽ đạt yêu cầu chống nước. Trình tự thực hiện bô sàn:

  • Bước 1: Đầu tiên cần bô thép ở dưới và bô theo cạnh ngắn trước rồi sau đó mới bô thép lớp dưới theo chiều cạnh dài. Chiều dài neo được tính từ mép dầm và móc xuống các thép. Trước lúc dải thép, bạn cần đánh dấu ở trên các thanh thép chủ dầm bằng dấu bút xóa hoặc dấu mực để có thể dễ dàng định vị vị trí.
  • Bước 2: Sau khi hoàn tất, sẽ chuyển sang bô thép gối (thép chịu momen âm). Chiều dài neo của thép gối sẽ bắt đầu được tính từ mép dầm cho đến hết chiều dài của thép và phải đủ kích thước quy định.
  • Bước 3: Sau khi đã bô thép gối xong, bạn cần có thép cấu tạo để giữ khung. Loại thép cấu tạo thường sử dụng đó là Ø8 A200 hoặc A300 đều được.
  • Bước 4: Cần sử dụng thêm các cục kê để tạo lớp bảo vệ bê tông sàn. Loại cục kê này có thể là đá hoa cương hoặc đá 1×2 có độ dày từ 2,5cm – 3 cm
công nhân đang thêm các gối kê thép vào phần thép sàn

Cần phải sử dụng thêm các gối kê để tạo lớp bảo vệ bê tông sàn

  • Bước 5: Tại vị trí 2 thép gối chồng nhau vẫn phải đi đủ (bắt buộc phải có, không được bỏ) và ở giai đoạn này, các thép ở phương ngắn sẽ được nằm ở trên.
  • Bước 6: Các thép mũ không nên dùng Ø6 hay Ø8 mà phải sử dụng Ø10 trở lên, vì khi đổ bê tông vật liệu, người dẫm lên sẽ làm mất đi chiều cao làm việc của thép gối.

Nguyên tắc bố trí thép sàn

Hiện nay bố trí sàn thép toàn khối được nhiều người quan tâm và tìm hiểu, ông Hoàng Văn Trung – CEO công ty Hoàng Phú Anh cũng đánh giá rằng: “Cách bố trí này giúp chịu lực tốt và đảm bảo được chất lượng cho công trình thi công, ngoài ra cũng cần lưu tâm việc chọn loại thép và các vật liệu phù hợp với tính chất của công trình”. Dưới đây là nguyên tắc bố trí thép sàn đạt tiêu chuẩn trong các công trình xây dựng, cụ thể:

Cách bố trí thép sàn đúng chuẩn

  • Bố trí thép sàn 1 phương: là dạng sàn chịu uốn theo 1 phương nhất định hoặc cũng có thể uốn theo 2 phương tuy nhiên độ uốn của phương còn lại sẽ rất nhỏ. Có thể để kê lên tường hay đổ liền khối với dầm nhưng chỉ được phép nhỏ hơn hoặc bằng hai cạnh đối diện.
  • Bố trí thép sàn 2 phương: là dạng sàn chịu uốn theo 2 phương và sẽ không có bên nào chịu độ uốn rất nhỏ. Cách này cũng giống như cách bố trí thép sàn 1 phương nhưng khác ở chỗ các liên kết với dầm sẽ lớn hơn hoặc bằng cạnh liền kề.
Công nhân đang bố trí thép sàn theo tiêu chuẩn

Nguyên tắc bố trí thép sàn đúng tiêu chuẩn trong các công trình xây dựng

Một số lưu ý

  • Cần xác định được nội lực của sàn để chọn cách bố trí thép sàn 1 phương hoặc 2 phương sao cho phù hợp.
  • Sử dụng các phương pháp phân tích nội lực của nhà bằng cách áp dụng một số phần mềm lập trình mới hiện nay như Sap, Safe, Tekla hay Etabs,… để không bị ảnh hưởng đến quy trình thi công.

Trên đây là một số hướng dẫn cách thi công thép sàn cũng như nguyên tắc bố trí thép sàn đúng tiêu chuẩn để chịu lực tốt nhất. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ mang đến những kiến thức hữu ích cho bạn. Với phương châm “Uy tín – chất lượng đem lại sự thành công” – Hoàng Phú Anh tự hào là một trong những nhà cung cấp các sản phẩm gia công cơ khí hàng đầu cho ngành xây dựng và kiến trúc hiện nay. Từ sản phẩm chủ lực gối kê thép chất lượng cao đạt tiêu chuẩn AS/NZS 2425:2015 của Úc và New Zealand, chúng tôi đã cho ra mắt nhiều dòng sản phẩm đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và cam kết mang đến chất lượng sản phẩm tốt nhất. Hãy để sản phẩm của Hoàng Phú Anh làm nền móng cho mọi công trình trở nên vững chắc và trường tồn với thời gian.

>>>Xem thêm: Cách bố trí thép sàn 2 lớp đơn giản và đúng tiêu chuẩn

Từ khóa » Bố Trí Thép Sàn Làm Việc 1 Phương