Hướng Dẫn Cách Cài đặt Git Và GitHub Cho Người Mới - ITNavi

  • Tìm việc IT
  • Kiến Thức Lập Trình

    • Frontend
    • Backend
    • Fullstack
    • Mobile
    • Devops
    • Khác
    • Phỏng vấn IT
  • Tin Tức
  • Sự Kiện
  • Company Review
MENU
  • Tìm việc IT
  • Kiến Thức Lập Trình
    • Frontend
    • Backend
    • Fullstack
    • Mobile
    • Devops
    • Khác
    • Phỏng vấn IT
  • Tin Tức
  • Sự Kiện
  • Company Review
Search Hướng dẫn cách cài đặt Git và GitHub cho người mới ITNavi 12 Aug 2021 28340

Mục Lục

  • Hướng dẫn bạn cách cài đặt git
    • Cài đặt Git trên Windows
    • Cài đặt Git trên Mac
    • Trên Linux (Ubuntu)
  • Tạo một kho chứa git tại máy của bạn (local git repository)
  • Tạo file mới vào git repo, git add
  • Tạo một commit
  • Tạo một branch mới
  • Tạo một kho chứa trên Github
  • Push branch lên GitHub
  • Tạo pull request (PR)
  • Lấy code từ repo remote về local remote với git pull
  • Kết luận
Git hiện nay đang là 1 hệ thống quản lí phiên bản phân tán (DVCS - Distributed Version Control System) phổ biến nhất hiện nay.DVCS là hệ thống lưu trữ các tập tin ( file, thư mục, …) theo thời gian, tương ứng với nhiều phiên bản khác nhau của các tập tin đó, và bạn hoàn toàn có thể quay lại 1 phiên bản xác định nào đó sau này, xem lại các thay đổi thực hiện theo thời gian hay làm việc trên nhiều nhánh khác nhau của 1 dự án.

Hướng dẫn bạn cách cài đặt git

Git có thể được cài đặt trên hầu hết hệ điều hành như Windows, Mac và Linux. Trên thực tế, Git được cài đặt sẵn trên hầu hết Mac và Linux. Để biết liệu Git đã được cài đặt hay chưa, mở terminal của bạn, gõ git version. Kết quả hiện ra sẽ cho bạn biết phiên bản mà Git được cài đặt, hoặc nếu chưa, nó sẽ báo git is an unknown command. Nếu chưa được cài đặt, xem ngay cách cài đặt theo hướng dẫn sau:

Cài đặt Git trên Windows

  • Đi đến trình cài đặt Git dành cho Windows và tải xuống phiên bản mới nhất.
  • Khi trình cài đặt đã bắt đầu, hãy làm theo các hướng dẫn được cung cấp trong màn hình hướng dẫn Cài đặt Git cho đến khi quá trình cài đặt hoàn tất.
  • Mở command prompt (hoặc Git Bash) rồi gõgit version để xác định Git đã được cài đặt thành công cùng phiên bản của nó.

Cài đặt Git trên Mac

Hầu hết các phiên bản của MacOS đã cài đặt Git , và bạn có thể kích hoạt thông qua Terminal với git version. Tuy nhiên, nếu Git chưa được cài đặt vì một lý do nào đó, bạn hãy làm theo các bước sau:
  • Đi đến trình cài đặt Git dành cho Macs và tải xuống phiên bản mới nhất.
  • Thực hiện việc cài đặt theo hướng dẫn
  • Mở terminal, rồi gõ git version để kiểm tra

Trên Linux (Ubuntu)

  • Mở command promt và chạy dòng lệnh sudo apt-get update để chắc chắn rằng mọi thứ đều được cập nhật.
  • Sau đó, để cài đặt Git, chạy dòng lệnh: sudo apt-get install git-all
  • git version để kiểm tra Sau đó, bạn tạo một tài khoản Github tại đây nhé.

Tạo một kho chứa git tại máy của bạn (local git repository)

Để bắt đầu, mở terminal và di chuyển tới nơi mà bạn muốn tạo project của mình với dòng lệnh cd (viết tắt của change directory). Ví dụ, bạn có một project là "myproject" tại desktop: $ cd ~/Desktop $ mkdir myproject $ cd myproject/ (mkdir myproject: tạo folder tên là myproject) Để khởi tạo kho chứa git (git repo) ở thư mục gốc, sử dụng câu lệnh git init: $ git init

Tạo file mới vào git repo, git add

Bạn có thể tạo thủ công một file mới rồi save, hoặc sử dụng lệnh touch. Ví dụ touch newfile.txt sẽ tạo và lưu một file rỗng có tên là newfile.txt. Khi bạn thêm hoặc chỉnh sửa một file trong thư mục chứa git repo, file đấy sẽ tồn tại trong git repo. Nhưng git sẽ không theo dõi file nếu bạn không yêu cầu cụ thể. Git chỉ lưu hay quản lý những thay đổi đối với những file mà nó theo dõi, vì vậy chúng ta cần có dòng lệnh yêu cầu Git làm điều đấy. $ touch newfile.txt $ ls newfile.txt Sau khi tạo file, sử dụng git status để xem file nào mà git biết nó tồn tại: $ git status On branch master Initial commit Untracked files: (use "git add <file>..." to include in what will be committed) newfile.txt nothing added to commit but untracked files present (use "git add" to track) Untracked files: những file chưa được theo dõi bởi git. Ta cần sử dụng git add để đưa những file mình muốn git theo dõi vào vùng theo dõi, bằng cách sử dụng câu lệnh git add <file_name> $ git add new.txt $ git status On branch master No commits yet Changes to be committed: (use "git rm --cached <file>..." to unstage) new file: new.txt Nếu có nhiều file bạn muốn add, thay vì chỉ định file_name bạn có thể sử dụng git add . để đưa tất cả các file vào vùng theo dõi. Sau khi sử dụng git add, bạn thấy rằng git đã add các file vào vùng theo dõi, sẵn sàng để commit.

Tạo một commit

Đây là thời điểm để tạo commit đầu tiên của bạn. Sử dụng câu lệnh git commit -m"Your message about the commit" $ git commit -m"This is my first commit" [master (root-commit) d1f07b8] This is my first commit 1 file changed, 0 insertions(+), 0 deletions(-) create mode 100644 new.txt Message ở cuối commit nên liên quan đến những cái mà bạn đã làm, thay vì chỉ nguệch ngoạc vài cái kiểu "mdsfdsf" hay "dejavu", để sau này khi tìm lại code, bạn sẽ biết được commit này mình đã làm gì. Để xem các commit của mình, sử dụng git log để xem chi tiết, git log --oneline để xem các commit mà mỗi commit chỉ hiển thị trên 1 dòng. $ git log commit d1f07b8b892e9b6a6a2e151727a8b30e9cd6200d (HEAD -> master) Author: thaidoandat <thaidoandat1@gmail.com> Date: Wed Aug 11 23:18:32 2021 +0700 This is my first commit $ git log --oneline d1f07b8 (HEAD -> master) This is my first commit

Tạo một branch mới

Bạn muốn làm một chức năng nhưng lại lo rằng sẽ thay đổi main project trong khi đang phát triển tính năng. Đây là lúc git branch lên ngôi. Nghĩa là bạn sẽ tạo một nhánh mới, sẽ chứa các phần của nhánh hiện tại nơi mà bạn đang đứng để tạo ra nhánh đó, và việc thay đổi trên nhánh này sẽ không ảnh hướng gì đến luồng chạy chính của project. Và sau khi bạn thấy code trên nhánh này hoạt động tốt rồi, bạn có thể merge hoặc rebase để gộp nó vào nhánh chính. Để tạo nhánh mới, sử dụng câu lệnh git checkout -b <branch_name> $ git checkout -b new_branch Switched to a new branch 'new_branch' Sử dụng git branch để kiểm tra các nhánh hiện có: $ git branch master * new_branch Dấu * để chỉ rõ hiện tại mình đang ở nhánh nào. Ở đây, mặc định, branch đầu tiên của mọi git repo đều có tên là master (một số nhóm người có thể sử dụng tên thay thế như main, primary). Nhưng bất kể tên gì, bạn nên để nhánh master làm luồng chạy chính cho chương trình của mình, coi như phiên bản chính thức của project.

Tạo một kho chứa trên Github

Nếu bạn chỉ muốn theo dõi code của mình ở local, bạn không cần sử dụng GitHub. Nhưng nếu bạn muốn làm việc với một nhóm, bạn có thể sử dụng GitHub để phối hợp cùng mọi người. Để tạo một repo trên GitHub, đăng nhập tài khoản mà bạn đã tạo ở mục 1 và đi đến trang chủ. Bạn có thể tìm thấy lựa chọn "New repository" khi click vào dấu "+" ở góc phải trên màn hình. Sau khi chọn, GitHub sẽ yêu cầu bạn nhập tên repo và mô tả (nếu muốn). Bạn nên tích vào Add a README fileAdd .gitignore (nếu chọn mục này bạn sẽ cần chọn thêm ngôn ngữ mình sử dụng) để sử dụng cho project của mình. Sau đó, Create repository để tạo thôi. Vậy là ta đã có remote repository rồi. Để kết nối local repo với remote repo ta sử dụng git remote add <link_git_clone> $ git remote add origin https://github.com/thaidoandat/abcdef.git $ git push origin master Enumerating objects: 3, done. Counting objects: 100% (3/3), done. Writing objects: 100% (3/3), 217 bytes | 217.00 KiB/s, done. Total 3 (delta 0), reused 0 (delta 0), pack-reused 0 remote: remote: Create a pull request for 'master' on GitHub by visiting: remote: https://github.com/thaidoandat/abcdef/pull/new/master remote: To https://github.com/thaidoandat/abcdef.git * [new branch] master -> master Link ở câu lệnh git remote add bạn có thể lấy bằng cách nhấn vào Code -> HTTPs -> copy link

Push branch lên GitHub

Bây giờ chúng ta sẽ đẩy commit trong branch của bạn vào repo GitHub. Điều này cho phép người khác xem những thay đổi bạn đã thực hiện. Nếu chúng được chủ sở hữu kho lưu trữ chấp thuận, các thay đổi sau đó có thể được hợp nhất vào nhánh chính. Để đẩy các thay đổi lên một nhánh mới trên GitHub, bạn chạy git push origin branch_name. GitHub sẽ tự động tạo nhánh cho bạn trên remote repo: $ git push origin new_branch Total 0 (delta 0), reused 0 (delta 0), pack-reused 0 remote: remote: Create a pull request for 'new_branch' on GitHub by visiting: remote: https://github.com/thaidoandat/abcdef/pull/new/new_branch remote: To https://github.com/thaidoandat/abcdef.git * [new branch] new_branch -> new_branch Nếu bạn refresh GitHub, bạn sẽ thấy dòng thông báo một branch với tên của bạn vừa push lên repo. Bạn có thể click vào "branches" để xem các branch của bạn. Còn bây giờ thì click vào Compare & pull request để tạo pull request thôi nào.

Tạo pull request (PR)

PR là một cách để báo với chủ sở hữu repo rằng bạn muốn thay đổi code của họ, dùng trong làm việc nhóm. Nó cho phép họ review code và chắc chắn rằng nó ổn trước khi nhập nó vào branch chính. Sau khi tạo PR, bạn có thể thấy một button màu xanh lá cây "Merge pull request" ở dưới cùng. Click vào button nghĩa là bạn sẽ merge thay đổi của mình vào nhánh chính, bạn nên làm điều này sau khi được sự chấp thuận của mọi người trong team.

Lấy code từ repo remote về local remote với git pull

Khi code ở repo remote khác với code ở local của bạn (do teammate push lên), bạn muốn nhập những thay đổi kia vào repo ở local, câu lệnh git pull là dành cho bạn. $ git pull origin master Khi pull về thành công, nó sẽ hiển thị tất cả các files đã thay đổi và cách mà nó thay đổi.

Kết luận

Vậy là chúng ta đã đi qua các bước cơ bản để làm quen với Git rồi. Ngoài ra, còn có rất nhiều điều hay ho ở Git chờ bạn khám phá. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo!
ITNavi - Nền tảng kết nối việc làm IT

Nguồn: Hướng dẫn cách cài đặt Git và GitHub cho người mới

Bình luận Chia sẻ bài viết Bài viết liên quan Những kỹ năng cần thiết để từ Junior lên Senior Developer Kiến Thức Lập Trình

Những kỹ năng cần thiết để từ Junior lên Senior Developer

ITNavi 07 Jun 2023 Ngôn ngữ lập trình là gì? 10 loại ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất Kiến Thức Lập Trình

Ngôn ngữ lập trình là gì? 10 loại ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất

ITNavi 14 Nov 2022 4 mô hình phát triển phần mềm phổ biến nhất - ITNavi Kiến Thức Lập Trình

4 mô hình phát triển phần mềm phổ biến nhất - ITNavi

ITNavi 01 Aug 2022 SVG là gì? Tìm hiểu chi tiết về cách dùng và ứng dụng của SVG Kiến Thức Lập Trình

SVG là gì? Tìm hiểu chi tiết về cách dùng và ứng dụng của SVG

ITNavi 16 Mar 2022 Stateless là gì? Stateful là gì? Sự khác biệt giữa 2 loại Kiến Thức Lập Trình

Stateless là gì? Stateful là gì? Sự khác biệt giữa 2 loại

ITNavi 15 Feb 2022 Hybrid App là gì? Ưu, nhược điểm của ứng dụng lai Hybrid App Kiến Thức Lập Trình

Hybrid App là gì? Ưu, nhược điểm của ứng dụng lai Hybrid App

ITNavi 15 Feb 2022 Single Page Application là gì? Đây có phải là xu hướng lập trình Web hiện nay? Kiến Thức Lập Trình

Single Page Application là gì? Đây có phải là xu hướng lập trình Web hiện nay?

ITNavi 18 Jan 2022 Top 6 điều cần làm khi bạn vừa tạo tài khoản AWS Kiến Thức Lập Trình

Top 6 điều cần làm khi bạn vừa tạo tài khoản AWS

ITNavi 16 Dec 2021 Sử dụng Index trong MySQL: Phần 1- Các loại index và cách đánh index Kiến Thức Lập Trình

Sử dụng Index trong MySQL: Phần 1- Các loại index và cách đánh index

ITNavi 16 Dec 2021 Acceptance Test là gì, được thực hiện như thế nào? Kiến Thức Lập Trình

Acceptance Test là gì, được thực hiện như thế nào?

ITNavi 26 Nov 2021 Onsite là gì? Những kỹ năng để trở thành một IT Onsite chuyên nghiệp Kiến Thức Lập Trình

Onsite là gì? Những kỹ năng để trở thành một IT Onsite chuyên nghiệp

ITNavi 16 Nov 2021 ELK là gì- Những thông tin bổ ích về công cụ quản lý Log ELK Kiến Thức Lập Trình

ELK là gì- Những thông tin bổ ích về công cụ quản lý Log ELK

ITNavi 10 Nov 2021 Tổng quan về Serverless là gì? Ưu và nhược điểm của Serverless Kiến Thức Lập Trình

Tổng quan về Serverless là gì? Ưu và nhược điểm của Serverless

ITNavi 08 Nov 2021 JWT là gì? Những vai trò và thành phần chính của JWT Kiến Thức Lập Trình

JWT là gì? Những vai trò và thành phần chính của JWT

ITNavi 02 Nov 2021 Singleton pattern là gì? 9 cách để implement singleton pattern phổ biến nhất Kiến Thức Lập Trình

Singleton pattern là gì? 9 cách để implement singleton pattern phổ biến nhất

ITNavi 01 Nov 2021
  • MỚI NHẤT
  • PHỔ BIẾN
  • NGẪU NHIÊN
  • Lí do ứng viên từ chối lời mời làm việc của bạn

    Lí do ứng viên từ chối lời mời làm việc của bạn

    ITNavi 20 Jan 2024
  • Lí do ứng viên từ chối lời mời làm việc của bạn

    Lí do ứng viên từ chối lời mời làm việc của bạn

    ITNavi 20 Jan 2024
  • Những điều HR IT cần biết về cải cách lương Năm 2024 

    Những điều HR IT cần biết về cải cách lương Năm 2024 

    ITNavi 14 Jan 2024
  • TikTok tuyển dụng: Xu hướng tìm kiếm ứng viên tiềm năng mới?

    TikTok tuyển dụng: Xu hướng tìm kiếm ứng viên tiềm năng mới?

    ITNavi 14 Jan 2024
  • Nguyên tắc vàng giúp tuyển dụng Mass hiệu quả

    Nguyên tắc vàng giúp tuyển dụng Mass hiệu quả

    ITNavi 07 Jan 2024
  • Use Case là gì? Quy trình vẽ sơ đồ Use Case hoàn chỉnh - ITNavi

    Use Case là gì? Quy trình vẽ sơ đồ Use Case hoàn chỉnh - ITNavi

    ITNavi 10 Oct 2021
  • Lập trình nhúng là gì? Lộ trình trở thành kỹ sư lập trình nhúng - ITNavi

    Lập trình nhúng là gì? Lộ trình trở thành kỹ sư lập trình nhúng - ITNavi

    ITNavi 29 Jan 2021
  • Dev là nghề gì? Tổng hợp kiến thức về nghề lập trình viên

    Dev là nghề gì? Tổng hợp kiến thức về nghề lập trình viên

    ITNavi 29 Sep 2020
  • Tổng quan về Neural Network(mạng Nơ Ron nhân tạo) là gì?

    Tổng quan về Neural Network(mạng Nơ Ron nhân tạo) là gì?

    ITNavi 13 May 2021
  • Tìm hiểu những lợi ích mà Spring MVC mang lại

    Tìm hiểu những lợi ích mà Spring MVC mang lại

    ITNavi 17 May 2021
  • Vai trò của Employer Branding trong tuyển dụng IT

    Vai trò của Employer Branding trong tuyển dụng IT

    ITNavi 09 May 2023
  • 5 bí quyết phỏng vấn online hiệu quả cho nhà tuyển dụng

    5 bí quyết phỏng vấn online hiệu quả cho nhà tuyển dụng

    ITNavi 16 May 2023
  • Recap Webinar HR IT #3: Employer Branding trong tuyển dụng IT

    Recap Webinar HR IT #3: Employer Branding trong tuyển dụng IT

    ITNavi 19 May 2023
  • 4 bí quyết tạo nguồn ứng viên IT

    4 bí quyết tạo nguồn ứng viên IT

    ITNavi 24 May 2023
  • Những lưu ý trong quá trình triển khai Employer Branding trong tuyển dụng IT

    Những lưu ý trong quá trình triển khai Employer Branding trong tuyển dụng IT

    ITNavi 06 Jun 2023

NEWSLETTER

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để đăng ký nhận tin mới nhất

Đăng ký VIỆC LÀM IT LƯƠNG CAO
  • Việc làm PHP
  • Việc làm JAVA
  • Việc làm JAVASCRIPT
  • Việc làm C#
  • Việc làm PYTHON
  • Việc làm RUBY
  • Việc làm .NET
  • Việc làm NODEJS
KẾT NỐI VÀ THEO DÕI Tin tức đặc biệt Review Công ty VMO Holdings – Doanh nghiệp CNTT có tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhất

Review Công ty VMO Holdings – Doanh nghiệp CNTT có tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhất

ITNavi 16 Dec 2022 Review LTS Group - Doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam

Review LTS Group - Doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam

ITNavi 28 Mar 2023 Review VTI Group - Top 2 Công Ty CNTT Việt Nam tại Nhật Bản

Review VTI Group - Top 2 Công Ty CNTT Việt Nam tại Nhật Bản

ITNavi 06 Dec 2022

Ads

Từ khóa » Cách Pull Code Từ Github