Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Chó Mẹ Sau Sinh
Có thể bạn quan tâm
Quá trình mang thai và sinh con của chó mẹ đòi hỏi sự quan tâm và chăm sóc từ người nuôi rất nhiều. Đặc biệt, ngoài giai đoạn trước khi sinh thì việc chăm sóc chó mẹ sau sinh cũng vô cùng quan trọng. Bởi đây là một giai đoạn khá nhạy cảm, khi chó mẹ có thể dễ dàng mắc các bệnh trầm cảm, stress sau sinh. Quá trình này đòi hỏi bạn phải nắm rõ những đặc điểm sinh lý của chúng. Nhằm đảm bảo sức khỏe và tinh thần của chó mẹ hồi phục nhanh chóng sau khi sinh.
Làm thế nào để chăm sóc chó mẹ sau sinh đang là vấn đề được nhiều bạn quan tâm trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc chó. Bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ với các bạn một số hướng dẫn chăm sóc cho chó mẹ tốt sau sinh.
Chăm sóc chó mẹ sau sinh như thế nào?
1. Chăm sóc sức khỏe cho chó mẹ sau khi sinh
Trong công tác chăm sóc chó mẹ sau sinh, việc quan trọng đầu tiên là chăm sóc sức khỏe cho chó mẹ.
1.1. Nên cho chó mẹ sau khi sinh ăn thức ăn gì?
Nên cho chó mẹ ăn gì sau sinh?
Sau khi sinh, chó mẹ thường mất rất nhiều sức vì vậy cần phải bổ sung lại nguồn năng lượng mới cho cơ thể. Nguồn dinh dưỡng cung cấp cho chó mẹ không chỉ liên quan đến sức khỏe của chó mẹ mà còn ảnh hưởng tới những chú cún con vừa chào đời. Bởi lẽ lúc này, sữa mẹ chính là nguồn thực phẩm dinh dưỡng quan trọng dành cho bé cún.
Chính vì vậy, bạn cần bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho chó mẹ. Bao gồm sự phối hợp đầy đủ của các chất protein, canxi, vitamin, photpho và một số khoáng chất cần thiết khác.
Trước hết là sau khi sinh nên cho chó mẹ ăn một bát cháo thịt băm loãng để hồi phục sức khỏe. Sau đó, bổ sung các loại thực phẩm bổ máu như thịt heo, gan heo,.. giàu protein nhằm tăng cường sức khỏe cho chó mẹ.
Thứ hai, bổ sung canxi cho chó mẹ mỗi ngày cho tới khi chó con được 1 tháng tuổi. Nhằm tăng cường lượng sữa bổ sung cho cún con. Giúp chúng phát triển tốt về hệ cơ và xương.
Thứ ba, tuyệt đối hạn chế các loại thịt mỡ. Nhằm tránh hiện tượng chó mẹ rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và mất sữa.
Ngoài việc bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho chó mẹ, bạn cần lưu ý định lượng vừa phải. Lượng thức ăn phải phù hợp với từng thời điểm và giai đoạn sau sinh của chó mẹ.
1.2. Nên vệ sinh cho chó mẹ sau sinh như thế nào?
Trước hết, sau khi sinh cơ thể chó mẹ còn khá bẩn bởi các vết máu còn dính lại trên cơ thể. Bạn cần vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể chó mẹ và chó con. Đặc biệt đối với những trường hợp chó mẹ ăn nhau thai, bạn nên cho chúng uống một chút nước muối loãng, hay có thể là uống một ít sữa. Để cho mẹ ổn định lại và khử mùi vệ sinh cho chúng.
Cho chó mẹ uống chén nước muối loãng sau sinh
Tiếp đến, dọn dẹp lại chỗ ở (ổ đẻ) cho chó mẹ. Bằng cách thay lại tấm lót mới (vải khô), sạch. Tuy nhiên, không nên lót quá nhiều vải bởi sẽ dễ dẫn đến các tình huống chó mẹ đè hoặc dẫm lên cún con. Hoặc khi vải lót quá dày, cún con dễ bị lạc mẹ, khó tìm mẹ để bú sữa.
Dọn dẹp lại ổ cho chó mẹ sau sinh sạch sẽ.
Cuối cùng, cần kiểm tra lại các hốc cửa sổ (nếu có), che chắn lại để ngăn gió. Cần tránh chó mẹ sau sinh tiếp xúc với gió lạnh hoặc mưa, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con.
1.3. Kiểm tra sức khỏe y tế cho mẹ và con thường xuyên
Sau khi sinh, sức khỏe của chó mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của chó con. Vì vậy, việc kiểm tra sức khỏe cho chó mẹ là vô cùng cần thiết. Trong giai đoạn này, bạn cần liên hệ với bác sĩ thú y để kiểm tra tổng quát cho chó mẹ. Bao gồm:
– Kiểm tra tuyến vú cho chó mẹ sau khi sinh. Việc kiểm tra tuyến vú giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan như viêm vú, tắc sữa,.. Trong đó, bệnh viêm vú là bệnh rất dễ xảy ra ở chó mẹ. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, rất dễ dẫn tới nguy cơ tử vong. Vì vậy, sau khi sinh bạn cần theo dõi và kiểm tra vú thường xuyên. Nếu có dấu hiệu chuyển màu tím hoặc đỏ, tuyến vú bị cứng, đau thì cần nhanh chóng mang chó đến gặp bác sĩ thú y.
Việc kiểm tra tuyến vú giúp đảm bảo nguồn cung cấp sữa cho chó con. Giúp chó con phát triển khỏe mạnh khi được cung cấp sữa đầy đủ.
– Kiểm tra âm đạo của chó mẹ. Sau sinh, âm đạo chó mẹ sẽ thường tiết dịch ra. Bạn cần kiểm tra cẩn thận. Tránh trường hợp bị viêm tử cung khi dịch có mùi hôi, tiết màu vàng, xanh hoặc xám,.. Cần mang chó đi khám và kiểm tra ngay lập tức.
2. Chăm sóc tâm lý cho chó mẹ sau sinh
Sau sinh, chó mẹ thường khá nhạy cảm. Vì vậy, bạn nên hạn chế vuốt ve đầu chó. Nhằm không tạo cảm giác phụ thuộc, buồn bã ở chó mẹ. Dẫn tới hiện tượng trầm cảm sau sinh, chó mẹ sẽ bỏ bê, không chăm sóc cún con.
Ngoài ra, cần tạo không gian yên tĩnh cho chó nghỉ ngơi. Tránh ồn ào hoặc cho chó tiếp xúc với người lạ. Bởi trong khoảng thời gian này, chó mẹ thường rất nhạy cảm, hung dữ và rất nguy hiểm. Vì vậy mà người ta mới có câu “dữ như chó đẻ” để chỉ tính cách khó nhằn và hung dữ của chó sau sinh.
Tạo không gian yên tĩnh cho chó mẹ sau sinh
3. Một số lưu ý cần thiết
- Giữ ấm cho cơ thể chó mẹ sau khi sinh
- Không nên tắm cho chó mẹ và chó con sau khi vừa mới sinh
- Thường xuyên vệ sinh chỗ ở cũng như bầu sữa chó mẹ bằng nước ấm để hạn chế các loại vi rút gây nguy hiểm tới cún con.
- Nên thay đổi dinh dưỡng và nguồn thực phẩm hằng ngày cho chó mẹ. Nhằm giúp chúng đỡ biếng ăn và ăn tốt hơn để có sữa cho cún con uống.
- Khi phát hiện những thay đổi sức khỏe xấu ở chó mẹ và chó con, cần liên hệ ngay với cơ sở thú y để được tư vấn và hỗ trợ.
Với những chia sẻ về các cách chăm sóc chó mẹ sau sinh ở trên, mình hy vọng bạn sẽ có thể chăm sóc tốt cho chú chó mẹ sau khi sinh. Mọi ý kiến tham khảo về các phụ kiện hỗ trợ chăm sóc thú cưng, bạn có thể liên hệ tới hotline 086.894.2310 – 093.278.2310 nhé. Hoặc tham khảo tại web https: //noithatthucung.com/
Ngoài ra bạn có thể xem thêm: chăm sóc mèo bầu
Nguồn tham khảo:
1. https://nutrience.vn/blogs/news/cham-soc-cho-me-sau-sinh
2. https://spectratherapycanine.com/2018/08/10/care-dog-after-she-gives-birth/
Từ khóa » Chó Bị Rong Kinh Sau Sinh
-
Vì Sao Chó Bị Chảy Máu ở Bộ Phận Sinh Dục?
-
Đừng Chần Chừ Nữa Khi Thấy Chó Bị Chảy Máu Sau Sinh | VTC16
-
Top 15 Chó Bị Rong Kinh Sau Sinh
-
Những Triệu Chứng Thường Gặp Ở Chó Sau Khi Sinh - NanaPet
-
Chu Kỳ Kinh Nguyệt Của Chó Cái (sa Lơ) Bao Nhiêu Ngày? - Pet Mart
-
Chó Bị Viêm Tử Cung - Bạn Cần Lưu ý điều Gì???
-
Triệu Chứng Bệnh Viêm Âm Đạo Ở Chó: Bắt Bệnh Sao Cho Chuẩn
-
Kinh Nguyệt Của Chó Và Những điều Người Nuôi Cần Biết
-
Rong Kinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Các Nguyên Nhân Tử Vong (chết Yểu) Của Chó Sơ Sinh
-
Nắm Bắt Chu Kỳ Kinh Nguyệt ở Chó Cái Và Cách Chăm Sóc
-
Phân Biệt Sản Dịch Và Kinh Nguyệt Sau Sinh - Vinmec
-
Chó Bị Viêm Tử Cung, Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị
-
Sa Tử Cung Sau Sinh: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị