Vì Sao Chó Bị Chảy Máu ở Bộ Phận Sinh Dục?

Chó bị chảy máu ở bộ phận sinh dục tuy khá phổ biến, nhưng lại làm cho nhiều người nuôi hoang mang và lo lắng.

Việc thấy máu trong bất kì trường hợp nào cũng luôn tạo một cảm giác lo sợ; vì vậy, đa số chúng ta sẽ cảm thấy lo lắng khi phát hiện chó cái bị chảy máu ở bộ phận sinh dục không rõ nguyên nhân.

Nếu chú chó của bạn đang nuôi là một con chó cái từ 6 – 8 tháng tuổi và vẫn chưa được triệt sản thì bạn có thể hiểu rằng đó chỉ là một hiện tượng bình thường khi chúng đang trong chu kỳ kinh nguyệt

Tuy nhiên, cũng có một vài căn bệnh được biết đến như là yếu tố gây ra hiện tượng chảy máu này.

Trong bài viết này, PetshopSaigon.vn sẽ giải thích tại sao chú chó của bạn đang nuôi lại bị chảy máu ở vùng âm đạo.

Mục lục Ẩn 1. Kinh nguyệt khiến chó bị chảy máu ở bộ phận sinh dục 2. Chó đang mang thai và bị chảy máu ở bộ phận sinh dục 3. Chó bị chảy máu ở bộ phận sinh dục sau khi sinh con 4. Chó bị chảy máu khi tiểu tiện 5. Những nguyên nhân khác

Kinh nguyệt khiến chó bị chảy máu ở bộ phận sinh dục

chó bị chảy máu ở bộ phận sinh dục

Lý giải đầu tiên dùng để giải thích tại sao chú chó cái của bạn đang nuôi bị chảy máu ở vùng âm đạo chính là vì chúng đang trong thời kỳ kinh nguyệt.

Chó cái có một chu kỳ sinh sản mà có thể được chia ra làm 4 giai đoạn.

Một trong số đó chính là thời kì động dục, thời điểm mà chó cái bị chảy máu ở vùng âm đạo.

Giai đoạn này có thể kéo dài trong vài tuần và thường đi kèm với triệu chứng viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục và cho đến khi hiện tượng này kết thúc, những chú chó cái sẽ xuất hiện để thu hút những con đực khác.

chó bị chảy máu ở bộ phận sinh dục

Chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện ở chú chó cái là khi chúng đang ở 6 – 8 tháng tuổi

Thỉnh thoảng hiện tượng này sẽ xuất hiện sớm hơn ở những chú chó nhỏ và lâu hơn với những con có kích thước lớn.

Có một điều bạn nên biết đó chính là kinh nguyệt có thể lặp lại nhiều lần trong năm và có thể theo chu kỳ 6 tháng, trong khi đối với những chú chó ở độ tuổi thứ hai, chu kỳ kinh nguyệt có thể xảy ra không đều.

Nhìn chung, sự bất bình thường này có thể được giải quyết một cách tự nhiên mà không cần bất kì sự can thiệp nào. Cũng vì vậy, khi những chú chó cái khỏe mạnh gặp phải những triệu chứng như thế này thì chúng ta có thể hiểu chúng việc chúng bị chảy máu ở vùng âm đạo chỉ đơn giản là nó đang ở trong thời kỳ kinh nguyệt của mình.

Nếu chó đã triệt sản và không ở thời kỳ kinh nguyệt thì hiện tượng chúng bị chảy máu ở âm đạo có thể là biểu hiện chúng đang trong chu kỳ động dục.

chó bị chảy máu ở bộ phận sinh dục

Ngoài ra, chó cái bị chảy máu ở bộ phận sinh dục nhưng lại không trong chu kỳ kinh nguyệt thì có thể đang mắc phải bệnh ở tử cung, hay còn gọi là viêm mạc nội tử cung.

Căn bệnh này biểu hiện ở hai hình thức: cổ tử cung mở và cổ tử cung đóng.

Ở hiện tượng cổ tử cung bị đóng, dịch được tạo ra từ tử cung sẽ được thải ra ngoài khi cổ tử cung mở ra.

Ngoài việc chảy máu âm đạo, chó cái sẽ có thêm những triệu chứng như khát nước, sốt và đau ở khu vực dưới.

Căn bệnh này cần phải được theo dõi bởi bác sĩ và loại bỏ tử cung là điều cần thiết để ngăn chặn những diễn biến xấu hơn.

Chó đang mang thai và bị chảy máu ở bộ phận sinh dục

chó bị chảy máu ở bộ phận sinh dục

Việc chảy máu cũng có có thể xảy ra với những chú chó đang ở trong thai kỳ.

Việc chảy máu ở âm đạo trong suốt quá trình thai kỳ có thể là dấu hiệu của sảy thai.

Tuy nhiên, nếu chó đang ở giai đoạn cuối của thai kỳ thì một ít máu chảy ra từ âm đạo đi kèm với dịch nhầy thì có nghĩa là quá trình sinh con của chúng sắp tới.

XEM THÊM:

  • Thời gian mang thai của chó là bao lâu?
  • Dấu hiệu nhận biết chó mang thai

Chó bị chảy máu ở bộ phận sinh dục sau khi sinh con

chó bị chảy máu ở bộ phận sinh dục

Sau khi quá trình sinh đẻ hoàn tất, việc chảy máu ở âm đạo là một điều khá bình thường.

Những chất dịch này được biết đến với tên gọi là dịch tiết âm đạo và sẽ giảm dần theo thời gian.

Nếu quá trình chảy máu này vẫn tiếp diễn trầm trọng hơn thì bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y để kiểm tra.

Chó bị chảy máu khi tiểu tiện

chó bị chảy máu ở bộ phận sinh dục

Thỉnh thoảng, nguyên nhân gây ra chảy máu không đến từ hệ thống sinh sản mà có thể đến từ hệ tiết niệu.

Chú chó của bạn có thể bị chảy máu do những căn bệnh về đường tiết niệu gây ra.

Trong những trường hợp này máu sẽ chảy với cường độ thấp và bạn chỉ có thể thấy được ở đầu quá trình hoặc cuối quá trình đi tiểu của chúng.

Ngoài ra, chó sẽ có thêm những triệu chứng chẳng hạn căng thẳng khi đi tiểu, lượng nước tiểu tăng quá mức bình thường và chúng cảm thấy đau đớn.

Căn bệnh này yêu cầu sự chăm sóc của bác sĩ thú y và có thể được chẩn đoán bằng cách phân tích mẫu nước tiểu của chó.

Phương pháp chữa trị cho những bệnh liên quan đến tiết niệu thường bao gồm sử dụng thuốc kháng sinh.

XEM THÊM:

  • Chó đi vệ sinh mấy lần 1 ngày?

Những nguyên nhân khác

chó bị chảy máu ở bộ phận sinh dục

Chó bị chảy máu ở bộ phận sinh dục có thể bắt nguồn từ khối u ung thư ở khu vực âm đạo, nơi sẽ phình ra và tạo ra máu.

Những chỗ phình này thường rất lớn và khi chúng xệ xuống có thể nhìn thấy khá rõ ràng.

Hiện tượng này thường xảy ra với những chú chó già hoặc chó cỡ lớn. Khối u xuất hiện thường đi kèm với việc chó sẽ đi tiểu thường xuyên, hay liếm ở vùng kín hoặc bị viêm âm đạo.

Trong trường hợp này, việc loại bỏ tử cung là việc cần thiết.

Nếu bạn thấy chó bị chảy máu ở bộ phận sinh dục, hãy mau đưa chó đi bác sĩ thú y để được kiểm tra và hỗ trợ nhằm can thiệp sớm nhất, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của chó.

XEM THÊM BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:

  • Vì sao chó đực không chịu nhảy chó cái?

? Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ

? Tư vấn trực tuyến tại: m.me/PetShopSaigon.vn

Pet Shop Sài Gòn là cửa hàng cung cấp thức ăn và phụ kiện thú cưng hàng đầu tại TP.HCM. 

Với hơn 1000 sản phẩm dành cho thú cưng nhập khẩu chính hãng, shop là nơi mua hàng tin cậy của tín đồ yêu chó mèo tại Việt Nam.

Shop cho chó: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-cho

Shop cho mèo: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-meo

MUA NGAY nhận ? FREE Ship ? Giảm giá SHOCK ? Quà tặng HẤP DẪN

Từ khóa » Chó Bị Rong Kinh Sau Sinh