Hướng Dẫn Cách Chơi Trò Chơi Truyền Tin - Thủ Thuật Chơi

Không gian chơi

Truyền tin là trò chơi vận động tại chỗ, tuy nhiên thường có số lượng người nhiều, vì vậy nên chọn không gian rộng rãi, thoáng mát, đủ chỗ cho tất cả người chơi.

Người chơi

Trò chơi Truyền tin là một trò chơi tập thể, không giới hạn số lượng người chơi, tuy nhiên số lượng người chơi đảm bảo có thể chia thành các hàng, mỗi hàng có số lượng người bằng nhau để cùng nhau thi đấu. Mỗi hàng nên từ 7 - 9 người vì nếu ngắn quá thì trò chơi kém hấp dẫn, mà dài quá thì gây khó kiểm soát.

Chuẩn bị trước khi chơi 0

Dụng cụ chơi

Chuẩn bị các mảnh giấy nhỏ ghi thông tin cần truyền đạt sẵn, số lượng mảnh giấy mỗi lượt chơi bằng số hàng tham gia chơi.

Để tạo thú vị cho trò chơi, sử dụng các câu truyền tin dài, có âm, vần khó đọc 1 chút sẽ làm trò chơi hấp dẫn hơn, nhưng cũng đừng quá phổ thông. Ví dụ:

1. Con lươn nó luồn qua lườn

2. Ông bụt ở chùa bùi cầm bùa đuổi chuột

3. Con cá rô rục rịch trong rổ réo róc rách

4. Con cá mòi béo để gốc quéo cho mèo đói ăn

5. Chị nhặt rau rồi luộc em nhặt rau luộc rồi

6. Nói năng nên luyện luôn luôn.

7. Lúc nào lên núi lấy nứa về làm lán nên lưu ý nước lũ

8. Lúa nếp là lúa nếp làng; Lúa lên lớp lớp làm lợn no nê

9. Đầu làng Bông, băm măng, bát mắm. Cuối làng Bông bát mắm, băm măng.

10. Hột vịt lộn, lượm, luột, lột, lủm.

11. Con cá mòi béo để gốc quéo cho mèo đói ăn.

12. Vạch vách đút bánh đúc trứng cút chồng ăn.

Lưu ý

Nếu chơi với trẻ nhỏ thì có thể chọn các cụm từ ngắn và đơn giản hơn. Hoặc thay vì dùng chữ thì dùng số, nếu chơi với trẻ nhỏ chưa học chữ cái.

Thông tin truyền mỗi đội cần có độ khó tương đương nhau để đảm bảo tính công bằng.

Từ khóa » Trò Chơi Truyền Tai Nhau