Hướng Dẫn Cách Tổ Chức Trò Chơi Truyền Tin Cho Trẻ Em
Có thể bạn quan tâm
Truyền tin là trò chơi phối hợp đồng đội phù hợp với các trẻ mầm non. Trò chơi này sẽ rèn luyện cho trẻ kỹ năng làm việc nhóm, hợp tác với đồng đội, khả năng nắm bắt thông tin nhanh và chính xác. Luật chơi và cách tổ chức trò chơi cho trẻ được trình bày dưới đây.
1. Trò chơi truyền tin có từ bao giờ?
Giống như các trò chơi dân gian khác, trò chơi truyền tin xuất hiện từ rất lâu đời và chủ yếu được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Do đó, không một ai biết trò chơi này ra đời năm nào và do ai tạo ra, ngay cả ông bà ta cũng không biết nó có từ bao giờ. Ngoài tên gọi “truyền tin” nó còn có một tên gọi khác là “tin mật”.
2. Lứa tuổi nào phù hợp chơi truyền tin
Trò chơi này không yêu cầu phải di chuyển nhiều, tuy nhiên khi cần di chuyển phải thật nhanh. Ngoài ra, trẻ còn cần phải đọc được chữ, nghe hiểu chữ và truyền đạt lại cho người khác hiểu (có khi phải viết lại). Do đó, trò chơi này phù hợp với các trẻ mẫu giáo lớn (5 tuổi) và tiểu học (lớp 1, lớp 2). Lý do bởi vì, khi đó trẻ đã được học số và chữ, tùy thuộc vào kiến thức đã học mà người quản trò đưa ra những mật mã phù hợp.
3. Số lượng người chơi truyền tin
Truyền tin là một trò chơi tập thể vui vẻ, số lượng người chơi không giới hạn. Tuy nhiên, hàng quá dài thì sẽ vất vả cho người ở cuối cùng, đồng thời có thể khiến trẻ nhanh chán vì mãi không đến lượt mình. Do đó, số lượng người chơi phải phù hợp chia thành các hàng, mỗi hàng có số lượng người bằng nhau. Gợi ý, bạn nên xếp mỗi hàng nhiều nhất là 8 – 9 bé.
4. Chơi truyền tin ở đâu?
Vì khi chơi truyền tin, mỗi đội sẽ xếp thành các hàng nhiều nhất 9 người/ 1 hàng và số lượng người chơi không xác định nên sẽ cần một địa điểm đủ rộng để chơi, đáp ứng mỗi người đều có chỗ đứng, không chen nhau. Như vậy, địa điểm phù hợp nhất là sân trường, sân vận động hay mặt phẳng bằng phẳng. Lưu ý, số lượng người chơi càng nhiều thì địa điểm chơi càng rộng.
5. Hướng dẫn cách chơi truyền tin
Chuẩn bị: Các mảnh giấy nhỏ ghi thông tin cần truyền đạt sẵn, số lượng mảnh giấy mỗi lượt chơi bằng số hàng tham gia chơi.
Luật chơi: Đội nào báo tin nhanh, chính xác đội đó thắng. Đội nào để lộ tin coi như thua. Nếu các đội lên trùng nhau quản trò cho ghi tin vào giấy. Tin được truyền từ người số 1 đến người cuối cùng, không được truyền tắt.
Cách chơi:
Cách 1: Quản trò chia tập thể chơi thành các đội, số lượng các đội bằng nhau. Các đội đứng thành hàng dọc, cách quản trò cùng một kích thước. Mỗi đội cử một người lên nhận lệnh.
Các đội xếp hàng với số lượng bằng nhau và thực hiện truyền và nhận tin từ các thành viên trong hàng
Khi có lệnh chơi, người nhận lệnh của các đội chạy lên nhận tin của quản trò và về nói cho người thứ 1, người thứ 1 nói nhỏ cho người thứ 2 (nói thầm vào tai) cứ như thế cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng chạy lên nói với quản trò “tin” mà quản trò đã phát ra.
Cách 2: Quản trò cho trẻ ngồi thành các hàng dọc. Khi bắt đầu chơi, quản trò sẽ mời những bạn ngồi cuối các dãy lên nhận tin là một tấm thẻ số. Các bạn này phải ghi nhớ con số của mình và chạy về chỗ.
Khi về đến chỗ mình các bạn sẽ cẩn thận gõ vào lưng của bạn ngồi trên đúng số lượng đã thấy. Bạn nhận được tin nhắn sẽ gõ tiếp vào lưng của bạn phía trên mình…tiếp tục cho đến bạn ngồi ở đầu dãy.
Bạn ngồi đầu dãy nhận được tin nhắn có số lượng bao nhiêu sẽ chạy lên chỗ quản trò, chọn chữ số tương ứng gắn lên bảng nỉ hoặc nói trực tiếp với quản trò.
6. Ý nghĩa trò chơi truyền tin
Đây là một trò chơi tập thể, phối hợp đồng đội tốt. Khi chơi, trẻ có thể rèn luyện các kỹ năng sau:
- Ghi nhớ nhanh và chính xác.
- Phản xạ nhanh (nhận và truyền tin nhanh).
- Ghi nhớ mặt chữ viết, chữ số.
- Phối hợp đồng đội.
7. Những điều cần chú ý khi cho trẻ chơi truyền tin
Để trò chơi điễn ra vui vẻ và công bằng, quản trò cần lưu ý những điều sau đây:
- Quản trò chuẩn bị sẵn các tin vào giấy khi các đội lên nhận, đưa cho người nhận, đọc xong quản trò thu lại.
- Công khải 2 mảnh giấy ghi tin của quản trò và mảnh giấy của các đội cho tất cả mọi người cùng biết.
- Tùy thuộc vào độ tuổi mà chọn nội dung thông tin cần truyền phù hợp. Ví dụ: trẻ đã biết đọc chữ và viết chữ thì mới có tin chữ viết, trẻ chưa học thì cho thông tin khác (có thể là chữ số như cách chơi thứ 2).
- Thông tin cần truyền của mỗi đội là như nhau, không thể một đội truyền tin dài, một đội truyền tin ngắn được.
- Để trò chơi vui vẻ hơn thì các thông tin cần truyền nên mang tính chất hài hước.
Truyền tin là một trò chơi bổ ích, dễ chơi, dễ nhớ mà còn không yêu cầu chuẩn bị nhiều. Nếu bạn là giáo viên mẫu giáo lớn hay giáo viên tiểu học thì nên tổ chức cho các em học sinh chơi trò chơi này để tăng tinh thần đoàn kết giữa các em.
5/5 - (2 bình chọn)Để giúp các bé rèn luyện tính tập thể, có thể lựa chọn thêm các trò chơi khác như:
- Trò chơi chuyền nước
- Trò chơi chạy tiếp cờ
Từ khóa » Trò Chơi Truyền Tai Nhau
-
Hướng Dẫn Cách Chơi Trò Chơi Truyền Tin - Thủ Thuật Chơi
-
Biến Tấu Của Trò Chơi Truyền Tin - Tài Liệu Text - 123doc
-
Luật Chơi Trò Chơi Truyền Tin Thú Vị Nhất
-
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: "Truyền Tin" - Trường Mẫu Giáo Mầm Non A
-
Hướng Dẫn Cách Chơi Trò Chơi Truyền Tin ", Trò Chơi
-
Trò Chơi: Truyền Tin | Mầm Non Gia Thượng
-
Top 9 Trò Chơi Truyền Tin
-
Truyền Tin - Trò Chơi Học Tập
-
Các Trò Chơi Sinh Hoạt Tập Thể | Sinh Viên
-
40+ Trò Chơi Tập Thể Hấp Dẫn Và Vui Nhộn - VietPower
-
Danh Sách Trò Chơi Truyền Thống Của Việt Nam - Wikipedia
-
10 Trò Vừa Học Vừa Chơi Cùng Con Cả Tuần Không Chán - Prudential
-
Những Trò Chơi Tập Thể Hay Gắn Kết được Mọi Người | Sinh Viên
-
Top 10+ Trò Chơi Thông Minh Cho Trẻ 6 Tuổi Thú Vị Nhất 2022 - Monkey