Hướng Dẫn Cách đo điện Trở Tiếp địa Chống Sét Chuẩn Xác

Đo điện trở tiếp địa là cách kiểm tra khả năng phóng - truyền điện của hệ thống chống sét. Đây là một trong những hệ thống quan trọng trong các tòa nhà hiện nay. Nếu quá trình đo đạc, kiểm tra đúng cách sẽ đảm bảo hệ thống chống sét vận hành hiệu quả và an toàn. Vậy cách đo điện trở tiếp địa như thế nào? Phương pháp đo điện trở tiếp địa là gì? Hãy cùng SG Việt Nam tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây!

Mục lục
  1. Phương pháp nối đất (tiếp địa) là gì?
  2. Vai trò của hệ thống tiếp địa
  3. Một số cách đo điện trở tiếp địa phổ biến hiện nay
    1. Phương pháp điện án rơi 3 cực
    2. Cách đo điện trở tiếp đất bằng phương pháp 4 cực
    3. Đo điện trở tiếp địa bằng phương pháp hai kìm
    4. Phương pháp xung - cách đo điện trở tiếp địa hiệu quả
    5. Cách đo điện trở tiếp địa chống sét bằng máy đo điện trở
  4. Tìm hiểu máy đo điện trở tốt nhất Kyoritsu - Nhật Bản

Phương pháp nối đất (tiếp địa) là gì?

Nối đất còn được gọi với một thuật ngữ khác là tiếp địa. Đây là một trong những biện pháp phổ biến giúp giải quyết vấn đề rò rỉ điện của các thiết bị. Vào những ngày mưa giông, sấm sét có thể gây ra nguy hiểm, cháy nổ, cho nên việc xây dựng hệ thống tiếp địa giúp truyền những dòng điện rò rỉ từ mạch điện xuống lòng đất, đảm bảo an toàn cho thiết bị và người sử dụng.

Hệ thống chống sét đảm bảo an toàn cho các tòa nhà cao tầng

Hệ thống chống sét đảm bảo an toàn cho các tòa nhà cao tầng

Vai trò của hệ thống tiếp địa

Hệ thống tiếp địa giữ vai trò quan trọng trong việc vận hành. Tức là khi xảy ra hiện tượng cách điện của thiết bị bị hỏng, lúc này sẽ xuất hiện dòng điện ngắn mạch, dòng điện rò rỉ sẽ chạy qua phần vỏ thiết bị điện rồi đi theo dây dẫn xuống các điện cực và tản vào đất.

Hệ thống tiếp địa tốt sẽ đảm bảo an toàn cho con người khi làm việc ở gần những thiết bị có điện áp cao, giảm thiểu rủi ro tai nạn điện. Ngoài ra, còn giữ vai trò đảm bảo quá trình hoạt động bình thường của các thiết bị điện.

Đặc biệt, hệ thống tiếp địa chống sét còn có nhiệm vụ quan trọng trong việc ngăn ngừa ảnh hưởng của điện áp khí quyển từ sét đánh vào các trạm điện hoặc đánh lan truyền qua các đường dây vào trạm.

Một số cách đo điện trở tiếp địa phổ biến hiện nay

Cách đo điện trở tiếp địa chống sét có những phương pháp nào? Dưới đây là các phương pháp đo điện trở tiếp địa được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.

Phương pháp điện án rơi 3 cực

Đây là một trong những cách đo điện trở tiếp địa an toàn và hiệu quả cao, hoạt động dựa trên nguyên lý bơm dòng điện vào trong mạch gồm: đồng hồ đo - cọc nối đất - điện cực dòng - đồng hồ đo. Trong đó, điện cực dòng được đặt cách nhau tối thiểu 10 lần so với chiều dài cọc tiếp địa. Ngoài ra, nên đảm bảo khoảng cách giữa các điện cực xa nhau hết mức có thể, thông thường khoảng cách này là 40m.

Điện áp được cắm vào đất trong khu vực có nguồn điện thế bằng 0, ngay khoảng giữa điện cực dòng và cọc nối đất. Để đảm bảo tính chính xác cao, nên thực hiện cả 3 phép đo với điện cực áp ở vị trí cách cọc nối đất khoảng 6m. Trường hợp cả 3 có kết quả giống nhau thì vị trí các điện cực áp đã được xác định chính xác.

Cách đo điện trở tiếp địa bằng phương pháp rơi 3 cực

Cách đo điện trở tiếp địa bằng phương pháp rơi 3 cực

Cách đo điện trở tiếp đất bằng phương pháp 4 cực

Cách đo điện trở tiếp địa 4 cực được áp dụng chủ yếu cho các hệ thống nối đất liên hợp, hệ thống nối đất riêng lẻ, kết nối ngầm với nhau. Khi tiến hành đo điện trở cho hệ thống này, cần cô lập từng hệ thống riêng lẻ bằng các kìm đo.

Tiếp đến, bố trí các điện áp cực và điện áp dòng tương tự như phương pháp đo 3 cực. Tuy nhiên, dòng điện được đo bởi kìm cố định trên cọc nối đất. Khi đó, đồng hồ đo sẽ tính điện trở bằng giá trị của dòng điện chạy qua hệ thống cọc nối đất.

Đo điện trở tiếp địa bằng phương pháp hai kìm

Phương pháp này áp dụng cho hệ thống tiếp địa liên hợp không có kết nối ngầm với nhau. Mục đích của cách đo là dẫn xung sét xuống đất, chỉ có phần gần với điểm thu sét nhất mới có khả năng thoát khỏi dòng sét hiệu quả.

Mặc dù phương pháp tiếp địa với điện trở cố định thấp, duy trì được một số tính năng bảo vệ cơ bản tốt nhưng lại không có khả năng chống sét cao.

Thiết bị kìm đo điện trở

Thiết bị kìm đo điện trở

Phương pháp xung - cách đo điện trở tiếp địa hiệu quả

Phương pháp xung được sử dụng để đo điện trở của những cột điện cao thế, có khả năng xác định trở kháng đất của một tổng thể gồm hệ thống khung sắt và móng trụ. Hơn nữa, khi áp dụng cách này thì không cần ngắt điện của đường dây cao thế.

Cách đo điện trở tiếp địa chống sét bằng máy đo điện trở

Phương pháp đo điện trở tiếp địa bằng máy đo điện trở được thực hiện theo quy trình 4 bước như sau.

Bước 1: Tiến hành kiểm tra điện áp pin

Khởi động công tắc của máy đo điện trở đến vị trí “BATT.CHECH”. Sau đó nhấn nút “PRESS TO TEST” để bắt đầu kiểm tra điện áp pin.

Nếu màn hình xuất hiện thông báo (-) (+) nghĩa là pin hết điện. Khi đó, kết quả đo sẽ không còn chính xác. Máy sẽ hoạt động chính xác nhất khi kim đồng hồ ở vị trí “BATT.GOOD”.

Bước 2: Nối đầu nối của các dây nối

Các thao tác cần thực hiện như sau:

  • Cắm lần lượt 2 cọc bổ trợ: cọc thứ 1 cách điểm đo 5 – 10m, cọc thứ 2 cách cọc thứ 1 khoảng 5 – 10m.
  • Dây màu xanh (Green) kẹp vào điểm đo với chiều dài 5m.
  • Dây màu vàng (Yellow) dài 10m và dây màu đỏ (Red) dài 20m, kẹp lần lượt vào cọc 1 và cọc 2 sao cho tương ứng với chiều dài của dây.

Phương pháp đo điện trở nối đất bằng thiết bị đo điện trở

Phương pháp đo điện trở nối đất bằng thiết bị đo điện trở

Bước 3: Đo điện áp của đất

Bật công tắc đến vị trí “EARTH VOLTAGE”, sau đó nhấn nút “PRESS TO TEST” để kiểm tra điện áp của đất. Để kết quả đo chính xác thì điện áp của đất không được lớn hơn 10V.

Bước 4: Bắt đầu đo điện trở tiếp địa

  • Trước tiên, bật công tắc mạch đồng hồ đo điện trở đất về thang đo x100Ω.
  • Kết hợp nhấn giữ và xoay phím “PRESS TO TEST”. Nếu thấy đồng hồ chớp nháy liên tục thì khả năng cao các que đo hoặc cọc đất chưa được tiếp xúc đất tốt. Lúc này, đổ thêm nước vào cọc đất.
  • Bật công tắc chuyển mạch đồng hồ đo điện trở tiếp đất về vị trí thang đo x10Ω hoặc x1Ω.
  • Tiếp tục thực hiện nhấn giữ và xoay phím “PRESS TO TEST”, kiểm tra giá trị hiển thị trên đồng hồ. Kết quả đo dưới <10Ω hoặc thấp hơn tùy thuộc vào từng công trình khác nhau.

Tìm hiểu máy đo điện trở tốt nhất Kyoritsu - Nhật Bản

Để hỗ trợ cho việc thực hiện cách đo điện trở tiếp địa nhanh chóng và chuẩn xác, quý khách nên sử dụng máy đo điện trở Kyoritsu. Đây là dụng cụ giúp kiểm tra an toàn điện của các thiết bị, xác định giá trị điện trở tiếp đất của điện cực tiếp địa hoặc hệ thống nối đất.

Thiết bị đo điện trở Kyoritsu giúp người dùng đo, kiểm tra, dự đoán giá trị điện trở với độ chính xác cao:

  • Điện trở đất ±3%.
  • Điện áp đất ±3%.

Thông số kỹ thuật của thiết bị đo điện trở Kyoritsu:

Dải đo:

  • Điện trở đất: 0~12 Ω/0~120 Ω/0~1200 Ω.
  • Điện áp đất [50,60Hz]: 0~30V AC.

Nguồn: R6P (AA) (1.5V) × 6.

Kích thước: 105(L) × 158(W) × 70(D)mm.

Khối lượng: 600g approx.

Phụ kiện:

  • 7095A (Earth resistance test leads) × 1set (red-20m, yellow-10m, green-5m).
  • 8032 (Auxiliary earth spikes) × 1set.
  • 7127A (Simplified measurement probe) × 1set.
  • R6P (AA) × 6.
  • Vỏ hộp mềm.

Máy đo điện trở Kyoritsu tiêu chuẩn Nhật Bản

Máy đo điện trở Kyoritsu tiêu chuẩn Nhật Bản

Hiện tại, thiết bị đo điện trở tiếp địa được cung cấp chính hãng tại SG Việt Nam. Liên hệ với chúng tôi qua hotline để được tư vấn và báo giá sản phẩm chi tiết.

Trên đây là toàn bộ những hướng dẫn chi tiết về cách đo điện trở tiếp địa an toàn và chính xác nhất. Hy vọng với những phương pháp này, quý khách có thể thực hiện việc đo điện trở hệ thống tiếp địa đúng cách. Ngoài ra, quý khách có nhu cầu tư vấn thêm về các thiết bị đo điện trở, hãy liên hệ với SG Việt Nam để được hỗ trợ tận tình.

Từ khóa » Cách đo Hệ Thống Chống Sét