Hướng Dẫn Cách đọc Kết Quả Xét Nghiệm Nội Tiết - Bệnh Viện Vinmec

  • Trang chủ
  • Thẩm mỹ
  • Sức khỏe
  • Nhóm
  • Video
  • Hình ảnh
  • Bảng giá dịch vụ
  • Kết nối bạn bè
  • Tin thẩm mỹ - sức khỏe
  • Tin tức
  • Blog tổng hợp
Xem thêm Cài đặt app suckhoe123 để kết nối nhanh với chuyên gia: Tải app android suckhoe123 Tải app ios suckhoe123
  • Công cụ
    • Trắc nghiệm da...
    • Thuật ngữ y khoa
    • Từ điển y khoa
    • Chỉ số BMI
    • Công cụ tính BMR
  • Trang thẩm mỹ
  • Trang sức khỏe
  • Giới thiệu Liên hệ Tài khoản Điều khoản sử dụng Hệ thống đang hoạt động thử nghiệm chờ cấp phép DMCA.com Protection Status Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm nội tiết Bác sĩ gia đình 10:03 +07 Thứ tư, 12/10/2022 Chia sẻ
    • Chia sẻ ngay
    • Chia sẻ lên bảng tin
    • Chia sẻ lên trang bạn bè
    • Chia sẻ vào nhóm
    • Sao chép liên kết
    Xét nghiệm nội tiết là xét nghiệm quan trọng đánh giá sức khỏe sinh sản ở cả nam và nữ. Vậy xét nghiệm nội tiết gồm có những loại nào và cách đọc kết quả xét nghiệm nội tiết ra sao?

    1. Cách đọc kết quả xét nghiệm nội tiết tố nam

    Hệ nội tiết tố nam bao gồm nhiều chất, trong đó có 4 loại chính là LH, FSH, Testosterone và Androgen. Quá trình sinh tinh ở nam giới được đảm bảo diễn ra bình thường nhờ sự điều hòa hoạt động của những chất này.

    Khi chỉ số của các nội tiết tố này có sự tăng giảm bất thường thì có thể là dấu hiệu của việc quá trình sinh tinh gặp rối loạn, gây ảnh hưởng đến việc thụ thai.

    Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm nội tiết
    Nội tiết tố nam thay đổi bất thường sẽ ảnh hưởng tới chức năng sinh sản

    1.1 Chỉ số Testosterone

    Testosterone đảm nhiều nhiều vai trò quan trọng đối với đời sống tình dục và sức khỏe sinh sản của con người, cụ thể như tăng khoái cảm tình dục hay kích thích ham muốn. Theo đó, xét nghiệm Testosterone thực chất là một xét nghiệm máu thông thường. Thời điểm tiến hành xét nghiệm lý tưởng là vào buổi sáng, lúc mà hormone này có nồng độ cao nhất.

    Kết quả xét nghiệm Testosterone được xem là bình thường khi nồng độ Testosterone đo được trong máu nằm khoảng 300 – 1.000ng/dl. Nếu nồng độ Testosterone thấp hơn ngưỡng này thì có thể làm giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến khả năng cương cứng của dương vật, thậm chí là vô sinh.

    1.2 Chỉ số FSH

    Tất cả những bệnh nhân gặp tình trạng suy quá trình sinh tinh không lý do hoặc không có tinh trùng đều được chỉ định làm xét nghiệm FSH.

    Kết quả xét nghiệm chỉ số FSH ở ngưỡng an toàn là từ 2 – 12 mlU/ml.

    • Chỉ số FSH thấp: dấu hiệu của các bệnh liên quan đến tuyến yên hoặc suy hạ đồi.
    • Chỉ số FSH cao: quá trình sinh tinh bị tổn hại và khả năng sản xuất tinh trùng của tinh hoàn không còn hoạt động.

    1.3 Chỉ số Estradiol

    Estradiol được sản xuất tại tinh hoàn, tuyến thượng thận và là một hormone Estrogen có hoạt lực mạnh nhất. Xét nghiệm Estradiol thường được chỉ định nhằm đánh giá các vấn đề liên quan đến dậy thì ở nam và nữ. Chỉ số Estradiol bình thường ở nam giới là từ 28 – 156 pmol/l.

    Nồng độ Estradiol tăng cao có thể là dấu hiệu của tình trạng rối loạn cương dương. Ngược lại, nồng độ Estradiol thấp dưới ngưỡng có thể do dậy thì muộn hoặc suy tuyến sinh dục.

    Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm nội tiết
    Estradiol là một dạng của hormone Estrogen

    2. Xét nghiệm nội tiết tố nữ

    Xét nghiệm nội tiết tố nữ có vai trò đánh giá tình trạng hoạt động của buồng trứng và khả năng dự trữ noãn.

    2.1 Xét nghiệm Prolactin

    Prolactin là một hormone quan trọng trong việc duy trì khả năng sinh sản ở nữ giới. Nó có khả năng ức chế các hormone sinh sản như hormone kích thích nang FSH hay hormone bài tiết gonadotropin (GnRH) nhằm cho phép trứng phát triển và kích thích sự rụng trứng.

    Chỉ số Prolactin quá cao có thể ảnh hưởng đến sự rụng trứng và dẫn đến vô sinh. Kết quả xét nghiệm Prolactin bình thường khi chỉ số Prolactin nằm trong khoảng 127 – 627 uU/mL.

    2.2 Chỉ số hormone AMH

    AMH được các tế bào trong nang buồng trứng sản xuất ra. Chỉ số hormone AMH cho biết khả năng dự trữ trứng và cung cấp trứng trong buồng trứng. Chỉ số AMH có giới hạn bình thường là từ 2 – 6,8 ng/ml. Nếu nồng độ AMH thấp hơn 2ng/ml thì người đó có nguy cơ cao bị vô sinh.

    2.3 Chỉ số hormone FSH

    Hormone chịu trách nhiệm chính trong việc kích thích sản xuất trứng chính là hormone FSH. Giới hạn bình thường của hormone FSH trong giai đoạn nang trứng là 3,5 – 12,5 mlU/mL. Người có nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) thường có chỉ số FSH cao hơn bình thường.

    2.4 Chỉ số hormone LH

    Xét nghiệm đo lường nồng độ LH thường được thực hiện vào ngày thứ 2 hoặc 3 của chu kỳ kinh nguyệt. Đây là một trong những nội tiết tố nữ có vai trò quan trọng nhất trong quá trình sinh sản. Nồng độ LH quá cao có thể ảnh hưởng đến sự rụng trứng cũng như chu kỳ kinh nguyệt. Từ đó gia tăng nguy cơ vô sinh hoặc hội chứng buồng trứng đa nang. Chỉ số hormone LH bình thường ở nữ giới là từ 2,4 – 12,6 mlU/mL.

    2.5 Chỉ số hormone E2 hay estradiol

    Xét nghiệm E2 được thực hiện cùng thời điểm với xét nghiệm LH. Estradiol được tiết ra bởi các nang trứng trong buồng trứng và có nhiệm vụ kích hoạt các chu kỳ sinh sản. Chỉ số hormone E2 bình thường nằm trong khoảng từ 46 – 607 pmol/L.

    2.6 Chỉ số Progesteron

    Progesteron đảm nhận nhiệm vụ chuẩn bị nội mạc tử cung cho phôi làm tổ và giúp duy trì thai kỳ. Việc thiếu progesteron trong thời kỳ mang thai có thể làm gia tăng nguy cơ sảy thai do tình trạng suy hoàng thể gây ra. Chỉ số Progesteron bình thường nằm trong khoảng từ 0,67 – 4,7 nmol/L.

    Trên đây là một số hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm nội tiết tố nam và nữ. Bạn có thể tham khảo để xác định xem các chỉ số xét nghiệm nội tiết tố của mình có nằm trong ngưỡng an toàn hay không. Trong trường hợp có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào, bạn nên trực tiếp hỏi xin sự tư vấn của bác sĩ để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng hiện tại của mình.

    Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

    Click để đánh giá bài viết Gửi bình luận Hủy Blog khác của bác sĩ Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

    Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

    [Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không? [Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

    Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

    Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

    Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

    Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

    Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

    Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

    Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

    Video có thể bạn quan tâm Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 01:37 Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 13 tỉnh, thành phố trong nước đang có ca nhiễm Covid-19. Gần 150.000 người phải cách ly y tế để phòng tránh dịch. Số ca nhiễm bệnh lây nhiễm trong... 3 năm trước 1079 Lượt xem Tin liên quan 11 cách giúp bạn giảm lo âu căng thẳng 11 cách giúp bạn giảm lo âu căng thẳng

    Bạn có biết tại sao tim lại đập nhanh hơn hay tại sao lòng bàn tay bị đổ mồ hôi khi phải đối mặt với một tình huống căng thẳng không? Đó là do phản ứng tự nhiên của cơ thể khi gặp lo âu, căng thẳng.

    Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.

    Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Sắt tích tụ trong các cơ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

    Xét nghiệm ferritin là gì? Khi nào cần thực hiện? Xét nghiệm ferritin là gì? Khi nào cần thực hiện?

    Ferritin là một loại protein dự trữ sắt và giải phóng sắt khi cơ thể cần. Ferritin tập trung chủ yếu trong các tế bào và chỉ có một lượng rất nhỏ lưu thông trong máu.

    Xét nghiệm sắt huyết thanh cho biết điều gì? Xét nghiệm sắt huyết thanh cho biết điều gì?

    Xét nghiệm sắt huyết thanh giúp phát hiện nồng độ sắt trong máu thấp hoặc cao hơn bình thường.

    Dr Duy Thành

    Bauman

    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Cách đo Nồng độ Estrogen