Quy Trình Xét Nghiệm Nội Tiết Chuẩn Bị Mang Thai ở Nữ Giới | Medlatec

1. Nên làm xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai khi nào?

Theo lời khuyên của các chuyên gia, xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai nên được thực hiện càng sớm càng tốt, đặc biệt là các trường hợp dưới đây:

- Nữ giới gặp tình trạng vô kinh sau tuổi dậy thì, có thể là vô kinh nguyên phát (chưa từng có kinh nguyệt) hoặc vô kinh thứ phát (đã từng có nhưng thưa dần và mất hẳn mặc dù vẫn chưa đến 45 tuổi).

- Nữ giới rong kinh, rong huyết kéo dài hoặc rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

- Nữ giới vô sinh - hiếm muộn, khó giữ thai hoặc khó thụ thai.

- Nữ giới chuẩn bị mang thai nhờ can thiệp thụ tinh ống nghiệm,...

- Nữ giới trước đó gặp vấn đề đã phải cắt bỏ buồng trứng.

- Nữ giới có các biểu hiện rối loạn hoặc thiếu hụt nội tiết nặng.

Nói chung, không chỉ riêng gì các đối tượng này mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng nên làm xét nghiệm nội tiết sớm, thường xuyên để có thể theo dõi và phát hiện những bất thường liên quan đến nội tiết tố nếu có.

2. Thời điểm xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai

Thời điểm tốt nhất để làm các xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai ở mỗi người là khác nhau bởi còn phải dựa vào chu kỳ cụ thể của từng người và không phải lúc nào cũng thực hiện được hết các xét nghiệm nội tiết tố. Thông thường các bác sĩ sản phụ khoa thường chỉ định xét nghiệm nội tiết tố nữ từ ngày 2 đến ngày 4 chu kỳ.

Cụ thể:

- Xét nghiệm LH và FSH: từ ngày thứ 2 - 4 của chu kỳ.

- Xét nghiệm Progesterone: với những người có chu kỳ 28 ngày thì làm xét nghiệm PRG vào ngày thứ 21, còn những người có chu kỳ ngắn hoặc dài hơn 28 ngày thì sẽ được bác sĩ chỉ định ngày làm xét nghiệm khác.

- Xét nghiệm Prolactin, Estrogen và Testosterone: với 3 xét nghiệm này thì thời điểm xét nghiệm nào cũng đều cho kết quả như nhau nên có thể làm bất cứ lúc nào.

Có thể thấy, thời điểm vàng để làm mỗi xét nghiệm có thể khác nhau. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này. Trước khi làm bất kỳ xét nghiệm nào, bác sĩ cũng sẽ tư vấn và nhắc nhở bạn về thời gian thực hiện sao cho thu được kết quả chính xác nhất.

xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai

Thời điểm làm xét nghiệm nội tiết phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người

3. Quy trình xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai

Quy trình xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai thường sẽ được tiến hành theo 2 bước chính, bao gồm:

3.1. Bước 1: Thăm khám lâm sàng

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng dựa trên các thông tin của người phụ nữ về triệu chứng bất thường (nếu có), tiền sử bệnh của cả gia đình, số lần mang thai, chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng,... Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tổng quát về cân nặng, chiều cao, huyết áp, nhịp tim cũng như tình trạng tinh thần và thể lực,...

Dựa vào công tác thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể đánh giá được phần nào tình trạng rối loạn nội tiết tố của người bệnh.

3.2. Bước 2: Xét nghiệm nội tiết tố

Sau bước đầu tiên, để có cơ sở đưa ra chẩn đoán chính xác, người bệnh sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm nội tiết tố nữ. Thông qua các chỉ số đó, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng hoạt động cũng như khả năng dự trữ noãn của buồng trứng hay sự phát triển của noãn,...

Thông thường, có tất cả 7 chỉ số chính cần được quan tâm trong xét nghiệm nội tiết tố chuẩn bị mang thai, bao gồm: LH, FSH, AMH, Progesterone, Prolactin, Testosterone, Estrogen.

Xét nghiệm LH

Với vai trò kích thích nang trứng tiết estradiol, hormone LH được sản xuất ở thùy trước của tuyến yên. Khả năng sinh sản của người phụ nữ có thể phần nào đánh giá thông qua xét nghiệm LH này.

Người phụ nữ có thể gặp rối loạn chu kỳ kinh nguyệt hoặc bị ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, thậm chí nguy cơ cao mắc bệnh buồng trứng đa nang nếu có nồng độ LH vượt ngưỡng thông thường.

xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai

Nồng độ LH quá cao có thể gia tăng nguy cơ mắc buồng trứng đa nang

Xét nghiệm FSH

Cùng được tiết ra ở thùy trước tuyến yên như LH, nhưng hormone FSH có vai trò kích thích sự phát triển của noãn bào cũng như kích thích noãn bào tiết estrogen. Chính vì vậy mà xét nghiệm FSH được tiến hành nhằm mục đích kiểm tra khả năng kích thích sản xuất và dự trữ trứng.

Một số bệnh lý về hệ sinh dục có thể là hậu quả của nồng độ FSH cao như: vô kinh nguyên phát, chức năng buồng trứng suy giảm, hội chứng buồng trứng đa nang,...

Xét nghiệm Prolactin

Prolactin không chỉ là hormone cần thiết cho việc duy trì khả năng sinh sản ở nữ giới mà còn giữ vai trò quan trọng trong quá trình tiết sữa. Do đó, đây là một trong những xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai không thể bỏ qua.

Nồng độ hormone Prolactin trong cơ thể cần được duy trì trong ngưỡng nhất định để kích thích trứng phát triển và rụng bởi quá trình rụng trứng có thể bị ảnh hưởng nếu nồng độ Prolactin quá cao, thậm chí gây vô sinh.

Xét nghiệm Testosterone

Testosterone có thể tìm thấy ở cả cơ thể nam giới và nữ giới với vai trò kích thích ham muốn tình dục, tăng cảm xúc khi quan hệ,...

xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai

Hàm lượng Testosterone trong cơ thể giúp kích thích ham muốn tình dục

Tuy nhiên, người phụ nữ có thể gặp một số dạng u hay bị buồng trứng đa nang nếu nồng độ Testosterone quá cao.

Xét nghiệm Progesterone

Khi muốn đánh giá khả năng phóng noãn ở buồng trứng, người ta sẽ tiến hành làm xét nghiệm Progesterone - một loại hormone được tiết ra tại tuyến thượng thận, nhau thai và buồng trứng.

Progesterone là hormone cần thiết để bảo vệ thai nhi trong suốt thai kỳ nên nồng độ Progesterone đo được ở phụ nữ mang thai có thể cao hơn bình thường. Tuy nhiên, có thể gặp phải một số ảnh hưởng không tốt đối với phụ nữ bình thường nhưng có chỉ số Progesterone quá cao như: giảm ham muốn, giảm khả năng thụ thai, khô hạn,...

Xét nghiệm E2 (Estradiol)

Estrogen bao gồm 3 dạng Estriol, Estradiol và Estron, trong đó Estradiol hay E2 là hoạt lực mạnh nhất có khả năng kích thích sản xuất LH và ức chế sản xuất FSH.

xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai

Estradiol là hoạt lực mạnh nhất trong 3 dạng phổ biến của Estrogen

Nếu nồng độ Estradiol đo được quá cao, nữ giới có thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như rối loạn cảm xúc, rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc hay nguy cơ cao mắc ung thư vú.

Xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai với 7 chỉ số quan trọng giúp đánh giá chính xác khả năng sinh sản ở nữ giới. Liên hệ hotline 1900 56 56 56 nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần được hỗ trợ.

Từ khóa » Cách đo Nồng độ Estrogen