Hướng Dẫn Cách Ghép, đóng Chứng Từ Kế Toán Sao Cho Hợp Lý, Dễ Tìm.
Có thể bạn quan tâm
Kế toán luôn phải làm việc với rất nhiều hoá đơn, chứng từ khác nhau. Vậy làm thế nào để cho công việc kế toán của bạn trở lên dễ dàng hơn, thuận tiện hơn? Bài viết sau đây, Kế toán Đức Minh sẽ hướng dẫn bạn cách ghép, đóng chứng từ kế toán một cách hợp lý, khoa học và dễ quản lý nhất nhé!
Cách ghép, đóng chứng từ kế toán. Nhằm tạo điều kiện thuận lời cho việc kiểm tra và tìm kiếm chứng từ kế toán. Bài viết dưới đây chia sẽ kinh nghiệm về việc ghép, đóng chứng từ kế toán một cách khoa học, dễ kiểm soát, dễ tìm kiếm, ngăn nắp, gọn gàng, khó hoc. Các bạn cùng tha khảo nhé.
1. Dụng cụ để kẹp chứng từ
+ Các loại kẹp chứng từ to nhỏ khác nhau tùy theo độ dày mỏng của chứng từ, sử dụng từng loại kẹp cho phù hợp, không nên sử dụng kẹp to vào tập chứng từ nhỏ (rất dễ tuột và xộc xệch), ngược lại đừng dùng kẹp nhỏ vào tập chứng từ to (rất dễ hỏng kẹp, bị dãn kẹp không sử dụng được lâu)
+ Dụng cụ để đóng chứng từ:
– Chứng từ kế toán rất hay dùng vào nhiều việc, lấy ra, ghép vào là chuyện đương nhiên vì vậy không nên đóng chết chứng từ, hoặc đóng đục lỗ buộc dây rất bất tiện mỗi khi lấy chứng từ ra khỏi quyển. Nên đóng đục lỗ và dùng nẹp lá lúa bằng inox hoặc bằng nhựa.
– Nẹp là lựa bằng inox có tác dụng giữ chặt hơn nẹp nhựa nhưng rất dễ đứt tay – Đục lỗ có thể nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau. Nếu có điều kiện công ty nên đầu tư 3 loại đục lỗ to, trung, nhỏ
2. Cách ghép chứng từ:
Để tiện lợi cho việc kiểm tra nên ghép chứng từ phân loại thành 3 mảng:
2.1. Chứng từ đầu ra bao gồm các loại sau:
– Phiếu thu; – Hóa đơn đầu ra (liên thứ 3 màu xanh); – Phiếu xuất kho; – Hóa đơn dịch vụ; – Phiếu kế toán liên quan đến đầu ra; – Phiếu xuất kho dùng cho sản xuất.
==> Cách ghép như sau:
– Ưu tiên theo thứ tự ngày, tháng hóa đơn đầu ra, số thứ tự trên phiếu;
– Ghép theo thứ tự như sau:
+ Phiếu thu (trường hợp thu bằng tiền mặt dưới 20tr),
+ Hóa đơn liên xanh
+ Phiếu xuất kho kiêm hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn dịch vụ,
+ Phiếu kế toán (nếu có)
Công ty liên quan khác kèm theo (nếu có như hợp đồng, BBBG, phiếu bảo hành . . . ) thành 1 bộ chứng từ đầy đủ – Nếu hóa đơn đầu ra trên 20tr thường sẽ không có phiếu thu.
– Phiếu thu tiền ngân hàng về quỹ, thu tiền hoàn tạm ứng, thu tiền vay vốn kinh doanh . . . (Kèm theo chứng từ liên quan nếu có)
– Phiếu xuất kho dùng cho sản xuất
Các loại sổ sách kế toán
2.2. Chứng từ đầu vào có các loại phiếu sau:
– Phiếu chi – Phiếu nhập kho – Phiếu kế toán – Phiếu nhập kho thành phẩm từ sản xuất
==> Cách ghép như sau:
– Ưu tiên theo thứ tự ngày tháng hóa đơn đầu vào, số thứ tự trên phiếu – Ghép theo thứ tự như sau:
+ Phiếu chi (trường hợp chi bằng tiền mặt dưới 20tr)
+ Hóa đơn đỏ
+ Phiếu nhập kho (mua)
+ Phiếu kế toán (nếu có)
Chứng từ liên quan khác kem theo (nếu có như hợp đồng, BBBG, phiếu bảo hành . . . ) thành 1 bộ Chứng từ đầy đủ
– Nếu hóa đơn đầu ra trên 20triệu thường sẽ không có phiếu chi. – Phiếu chi tiền nộp vào ngân hàng, chi tiền tạm ứng, chi tiền vay, chi tiền lương . . . (kèm theo chứng từ liên quan nếu có) – Phiếu nhập kho từ sản xuất
2.3. Chứng từ ngân hàng
– Sắp xếp theo thứ tự ngày tháng, phiếu báo nợ báo có, sổ phụ.
– Xếp riêng từng ngân hàng
(không cần in chứng từ Báo nợ, báo có ở PMKT)
3. Cách đóng chứng từ kế toán.
– Để quyển chứng từ kế toán vuông thành sắc cạnh, không bị thò thụt, bung chứng từ ra khỏi quyển, cần ghép cẩn thận, ngay ngắn, tỷ mỉ, không nên cẩu thả, qua loa
– Đục lỗ cần phải rất khoát, ngọt, sắc nét 1 phát ăn ngay, tránh đừng ngập ngừng, gay giấy nham nhở, nhìn sẽ rất xấu.
– Đóng từng quyển theo tháng hoặc theo quý.
– Không nên đóng quyển quá mỏng, tốn bìa của doanh nghiệp, có thể đóng gộp. Nếu quyển quá dày có thể đóng thành nhiều quyển mỏng hơn. Lưu ý đánh số thứ tự của quyển để dễ quản lý (Ví dụ: Quyển 01/03 tức là quyển số 1 trên 3 quyển trong 1 tháng).
4. Bìa chứng từ đơn giản, đủ nội dụng
– Tên đơn vị chủ quản: Ví dụ: Sở KH & ĐT TP Hà Nội.
– Tên Cty:………
– Mã số thuế:…………….
– Tên quyển chứng từ:
+ Chứng từ kế toán đầu ra + Chứng từ kế toán đầu vào + Chứng từ ngân hàng + Chứng từ kế toán (nếu Công ty ít chứng từ quá có thể gộp 3 quyển thành 1 quyển)
– Tên thời gian: Ví dụ: Tháng 01/2017; Quý 01/2017, Năm 2017 . . .
– Tên địa danh: Hải Phòng, năm 2017; Hà Nội, năm 2017 . . .
Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!
-Huyen Babi-
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806 Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883 Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606
Từ khóa » Cách đóng Quyển Chứng Từ Kế Toán
-
Hướng Dẫn Cách đóng Chứng Từ Kế Toán Một Cách Khoa Học
-
Cách Sắp Xếp Chứng Từ Kế Toán Khoa Học Cho Việc Quyết Toán
-
Cách Sắp Xếp, đóng Hồ Sơ Chứng Từ Sau BCTC Phục Vụ Thanh Tra Thuế
-
Hướng Dẫn Cách Ghép, đóng Chứng Từ Kế Toán ...
-
Cách Lưu Trữ Chứng Từ Kế Toán Khoa Học Dành Cho Dân Kế Toán
-
Cách đóng Chứng Từ đẹp
-
CÁCH LƯU TRỮ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN - ĐẠI LÝ THUẾ QPT
-
BG18: Hướng Dẫn Kế Toán Sắp Xếp Và đóng Chứng Từ Thu-Chi Tiền Mặt
-
Bỏ Túi Ngay Các Loại Chứng Từ Cần In Cuối Năm Và Cách Lưu Trữ
-
Cách Sắp Xếp Hồ Sơ Chứng Từ Chuẩn Cho Mùa Quyết Toán ở Công Ty ...
-
Hướng Dẫn đóng Ghép Sắp Xếp Hồ Sơ Thuế Cuối Năm đúng Chuẩn
-
Các Cách Sắp Xếp Chứng Từ Kế Toán Thuế Khoa Học Nhất
-
Các Cách Sắp Xếp Chứng Từ Phổ Biến “siêu đẳng” - Gia đình Kế Toán