Hướng Dẫn Cách Kiểm Tra Dây Nóng Dây Nguội đơn Giản Nhất
Có thể bạn quan tâm
Dây nóng là gì ? dây nguội là gì? Cách kiểm tra dây nóng dây nguội như thế nào? Đây là thắc mắc của khá nhiều người khi gặp liên hệ tới Kiên Cường.
Ở bài viết này, thợ sửa điện nước tại hà nội sẽ chia sẻ đến các bạn một vài thông tin hữu ích để giúp bạn có cách xác định dây nóng dây nguội. Từ đó có thể sử dụng để sửa chữa điện an toàn.
Mục lục
Dây nóng dây nguội là gì?
Ở Việt Nam, dòng điện được sử dụng phổ biến là dòng điện xoay chiều 220V. Đây là dòng điện có hai cực: cực âm và cực dương hay vẫn thường được gọi là dây nóng và dây lạnh.
+ Dây nóng hay còn được gọi là dây pha, mang dòng điện xoay chiều tức là luôn luôn có dòng điện và chiều dòng điện thay đổi theo thời gian. Hiệu điện thế sẽ có sự biến đổi tùy theo tiêu chuẩn của từng quốc gia. Có một số trường hợp, 2 dây chính đều là dây nóng lấy từ biến thế một pha hoặc từ 2 pha của đường cung cấp 3 pha. Tuy nhiên ở một số ổ điện, đặc biệt là ổ điện 2 lỗ thì không có sự phân biệt giữa chân nóng và chân nguội.
+ Dây nguội còn được gọi là dây trung tính hay dây mát của nguồn điện. Nhiệm vụ vủa dây nguội là làm kín mạch dòng điện 1 pha và giúp cân pha trong nguồn điện 3 pha. Trên lý thuyết thì dây nguội không có điện và được nối đất tại nhà máy điện nên có cùng điện thế với đất (=0) và không gây giật điện như dây nóng.
Nhưng trên thực tế, chúng ta vẫn nên thận trọng với dây nguội và hãy xem chúng như dây nóng. Bởi dây nguội có thể có điện thế khác đất khi việc truyền tải điện không cân pha, điện áp trên dây nguội bằng 5% điện áp trên dây nóng và gây ra giật điện.
Ký hiệu dây nóng dây nguội
Dây nóng hay còn gọi là dây pha, có ký hiệu chuẩn là P hoặc L. Là dây luôn luôn có điện và chiều dòng điện luôn luôn thay đổi theo thời gian.
Dây nguội hay còn gọi là dây trung tín hoặc dây mát, ký hiệu là N, là dây không có điện và đã được nối đất tại nhà máy phát điện.
Dây nguội có giật không?
Như lý thuyết thì dây nguội có cùng điện thế với đất và nó không giật như dây nóng. Nhưng thực tế, bạn cũng cần phải thận trọng và coi nó như dây nóng. Tuy nhiên, dây nguội có điện thế khác với đất và gây điện giật khi việc truyền tải điện không cân pha điện áp trên dây nguội bằng 5% điện áp trên dây nóng.
Ngoài ra, nó còn có dây nối đất, là loại dây có mục đích an toàn. Nó mang dòng điện sinh ra vì bất kỳ lý do gì trên bề mặt vật dụng tiêu thụ điện xuống dưới đất để người dùng không bị điện giật vì rò rỉ điện.
Dây nóng dây lạnh màu gì?
Màu sắc dây điện cũng có những ý nghĩa riêng của chúng,chúng ta hoàn toàn có thể phân biệt được dây nóng, dây nguội dựa vào màu sắc dây điện.
Dây nóng màu gì? dây nóng là âm hay dương?
Ở nước ta hiện nay, màu sắc dây điện hiện đang sử dụng theo tiêu chuẩn IEC phiên bản cũ (trước năm 2006).
Dòng điện 1 pha
- Loại dây nóng màu đỏ.
- Loại dây trung tính màu đen, xanh, trắng…
Dòng điện 3 pha
- Pha 1 màu đỏ.
- Pha 2 màu trắng hoặc vàng.
- Pha 3: màu xanh dương.
- Dòng điện trung tính màu đen.
- Dây nối đất (PE) màu xanh lá sọc vàng.
Xem thêm: Dây điện màu đỏ là âm hay dương? Quy định màu pha điện
Dây lạnh màu gì?
Dòng điện 1 pha : Loại dây trung tính màu đen, xanh, trắng…
Dòng điện 3 pha: Dòng điện trung tính màu đen.
Cách kiểm tra dây nóng dây nguội
Có 2 cách kiểm tra dây nóng, dây nguôi đó là xác định dây nóng dây nguội bằng bút thử điện và nhận biết thông qua kích thước dây.
Nếu dùng bút thử điện khi thử dây nóng bút thử điện sẽ sáng. Trường hợp thử dây trung tính thì bút thử điện sẽ không sáng. Đây là cách mà thợ sửa chữa điện tại Hà Nội của chúng tôi thường dùng. Nó đảm bảo tính an toàn cũng như giúp bạn nhận biết dây nóng dây nguội một cách chính xác nhất.
Bút thử điện
Cách khác để xác định dây nóng dây nguội đó là thông qua kích thước, đường kính dây. Thông thường dây nóng thường có đường kính tiết diện lớn hơn dây trung tính. Bạn có thể kiểm chứng điều này thông qua mạng điện hạ thế tại các địa phương.
Đấu nhầm dây nóng lạnh có sao không?
Phần lớn hệ thống điện sinh hoạt dân dụng mà công ty điện lực cung cấp cho hộ gia đình sử dụng là hệ thống điện 1 pha gồm 2 dây với cấp điện áp là 220V gồm : 1 dây pha ( còn gọi là dây nóng ). Hiện tượng đấu nhầm dây nóng lạnh chỉ xảy ra tại vị trí đấu nối từ trạm điện vào mạng điện gia đình. Cái này thuộc về phạm vi của thợ đấu điện. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng này xảy ra.
Hậu quả
Khi bạn đấu nhầm dây nóng lạnh rất dễ dẫn tới hiện tượng nhà bạn bị mất điện hoàn toàn hay 1 phần. Cụ thể là nếu bạn đấu 2 dây nóng với nhau thì lúc nào cũng có điện, dù bạn có tắt công tắc hay không, hoặc luôn có điện nhưng ở trạng thái sáng mờ mờ, không rõ ràng; Còn nếu bạn đấu nhầm 2 dây lạnh với nhau thì chắc chắn sẽ không có điện.
Cách sửa chữa điện 2 dây đều là dây nóng
Cách 1 : Từ chỗ bị đứt dây trung tính ( dây nguội , chỗ bạn thử 2 dây đều đỏ ) bạn tìm ngược về nơi cấp điện cho nó, có thể là tại một : CB khác ,hộp nối ( hộp phân dây ), hay một chỗ nào đó mà khi dùng bút thử điện kiểm tra bạn sẽ thấy 1 dây đỏ đèn và 1 dây không đỏ đèn có nghĩa là bạn đã tìm ra chỗ đứt dây trung tính ( dây nguội ) Bạn chỉ việc nối dây nguội lại là công việc sửa chữa điện mất mát đã xong
1 số trường hợp sửa điện bị mất mát hay gặp như sau:
– CB : 2 đầu điện vào , 2 đầu điện ra đều đỏ ➜ điện đầu vào bị đứt nguội hoặc CB bị hư.
– Ổ cắm điện : Cắm quạt không chạy, thử 2 ổ điện đều đỏ ➜ rút quạt ra, thử 2 ổ điện 1 bên đỏ 1 bên không ➜ Bị đứt sợi nguội
– Đèn : Bật không sáng, thử 2 đầu dây đèn đều đỏ ➜ Bị đứt sợi nguội
Cách 2 : Từ nguồn điện cấp vào ta kiểm tra tại các nhánh rẽ , CB, hộp nối ( hộp phân dây )…đến khi bạn dùng bút thử điện kiểm tra thấy cả 2 dây nguồn điện đều Đỏ có nghĩa là bạn đã tìm ra chỗ đứt dây trung tính ( dây nguội ). Bạn chỉ việc nối dây nguội lại là công việc sửa điện bị mất nguội đã xong. Hệ thống điện nhà bạn sẽ hoạt động bình thường trở lại.
Hi vọng qua bài viết trên không chỉ sẽ giúp bạn biết cách kiểm tra dây nóng dây nguội mà còn giúp bạn có thêm thông tin, kiến thức về cách nhận biết dây nóng dây nguội. Từ đó có thể sử dụng, sửa chữa điện tại nhà một cách an toàn hơn. Hoặc có thể liên hệ tới hotline 0973.410.857 để được tư vấn nhé!
5/5 - (2 bình chọn) Tweet Pin ItTừ khóa » Dây Nóng Là Gì
-
Dây Nóng – Dây Nguội Là Gì? - Thiết Bị điện BamBo
-
Dây Nóng Và Dây Nguội: Khái Niệm, Phân Biệt, Kí Hiệu
-
Dây Nóng Dây Nguội Là Gì? Kí Hiệu Và Cách Phân Biệt
-
Phân Biệt Dây Nóng - Dây Nguội Thông Qua Kí Hiệu Và Màu Sắc
-
Tìm Hiểu Khái Niệm Dây Nóng Dây Nguội Là Gì?
-
Khái Niệm, Ký Hiệu Và Cách Xác định Dây Nóng Dây Nguội - Kyoritsu
-
Giải Thích Dây Nóng, Dây Nguội Và Dây Nối đất Của Nguồn điện Là Gì?
-
Dây điện Nóng Lạnh Là Gì - 3 Cách Xác định Dây âm Dương
-
Dây Nóng Dây Nguội Là Gì? Ký Hiệu Và Cách Xác định - Thiết Bị đo Hioki
-
Cách Phân Biệt Dây Nóng Dây Nguội - Điện Nước Ánh Dương
-
Cách Xác định Dây Nóng Dây Nguội Nhanh đơn Giản Dễ Hiểu
-
Hướng Dẫn Phân Biệt Dây Nguội Và Dây Nóng - Đèn Công Trình
-
Đường Dây Nóng Là Gì? Danh Sách 6 Số Hotline Bạn Nên Nhớ
-
Ký Hiệu Dây Nóng Dây Nguội, Cách Xác định Màu Các Dây Chuẩn
-
Dây Nóng Dây Nguội Là Gì? Kí Hiệu Và Cách Phân Biệt
-
Dây Nóng Là Gì? Dây Nguội Là Gì? Dây Nguội Có Giật Không?
-
Ý Nghĩa Các Kí Hiệu L, N, E Trên Các Sơ đồ đấu Dây - EWeLink