Hướng Dẫn Cách Nấu Cháo Hạt Chia Cho Bé | SodaFoods

Tóm tắt

  • 1 Hướng Dẫn Cách Nấu Cháo Hạt Chia Cho Bé
    • 1.1 Công Dụng Của Hạt Chia Đối Với Trẻ Em
    • 1.2 Nấu Cháo Hạt Chia Cho Bé Ăn Dặm?
    • 1.3 Các Cách Chế Biến Hạt Chia
Hướng Dẫn Cách Nấu Cháo Hạt Chia Cho Bé

Trẻ em luôn là đối tượng cần được bổ sung dưỡng chất từ thực phẩm nhiều nhất. Mỗi giai đoạn, mẹ cần cân nhắc lựa chọn loại thức ăn cần thiết cho con. Cùng nhau học cách nấu cháo hạt chia cho bé, vừa đơn giản lại vừa nhanh chóng nhé.

Hạt chia ngày nay không còn lạ lẫm với người tiêu dùng Việt Nam nữa, nhất là đối với những người quan tâm đến sức khỏe và các loại thực phẩm dinh dưỡng. Không những tốt đối với phụ nữ có thai, hạt chia còn tỏ ra hữu ích đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.

Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ học cách nấu cháo hạt chia cho bé và một số món ngon khác mà cách mẹ có thể học để biết cách bổ sung hạt chia vào khẩu phần ăn của bé một cách dễ dàng nhé.

nau-chao-hat-chia-cho-be-sodafoods

Công Dụng Của Hạt Chia Đối Với Trẻ Em

Trước khi nghiên cứu những lợi ích của hạt chia đối với bé yêu, bạn cần nắm được trẻ bao nhiêu tháng có thể sử dụng được hạt chia? Câu trả lời cho câu hỏi này là trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi trở lên mới nên bổ sung hạt chia vào khẩu phần ăn. Bởi vì ở độ tuổi nhỏ hơn, hệ tiêu hóa của trẻ chưa thực sự hoàn chỉnh và chưa thể hấp thụ được dưỡng chất từ hạt chia. Sử dụng hạt chia cho trẻ nhỏ hơn độ tuổi này có thể gây một số kích ứng cho trẻ.

Đối với trẻ trên 9 tháng tuổi, các mẹ cũng nên thử cho trẻ ăn một lượng thật nhỏ hạt chia vào lần đầu tiên. Sau đó, mẹ theo dõi nếu trẻ không có phản ứng gì thì bắt đầu có thể cho bé ăn nhiều hơn ở những lần sau.

Công dụng của hạt chia đối với trẻ em có thể được kể ra như:

  1. Chống táo bón: Đối với những bé ít ăn rau, hoặc có cơ địa nóng, bổ sung hạt chia vào khẩu phần ăn giúp làm mát cơ thể, tạo nhiều chất thải giúp trẻ đi tiêu dễ hơn.
  2. Hỗ trợ phát triển trí não: Hạt chia rất giàu Omege-3 và Omega-6. Đây là 2 tiền chất của EFA và DHA, hai chất cấu tạo nên 60% các tế bào não.
  3. Phát triển võng mạc: Như đã nói ở trên, hạt chia rất giàu các axit béo, ngoài là thành phần chính đây còn là chất cấu tạo nên 95% tế bào võng mạc.
  4. Bổ sung vi chất: Không những giàu chất béo, trong hạt chia còn chứa vitamin B1, B2, sắt, kẽm, maggie và các khoáng chất vi lượng cần thiết cho cơ thể khác.
  5. Giúp phát triển xương: Trong 100 gram hạt chia có chứa 560mg canxi, đây là hợp chất rất cần thiết cho sự phát triển cấu trúc cơ thể. Bổ sung canxi còn đặc biệt cần thiết cho những trẻ dị ứng axit lactic không thể uống sữa cũng như sử dụng các sản phẩm từ sữa.
  6. Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống: Giàu protein, hạt chia là nguồn cung cấp đạm thực vật giá trị ngang ngửa đậu nành và các loại đậu khác.

Nấu Cháo Hạt Chia Cho Bé Ăn Dặm?

Khi nấu cháo hạt chia cho bé, mẹ cần nắm là mỗi ngày bé chỉ nên sử dụng môt lượng là từ khoảng 4-5 gram hạt chia khô (tương đương với nửa muỗng café). Dù ngâm nở hoặc xay nhuyễn trước khi cho vào cháo, mẹ chỉ cần cho bé ăn khoảng đó hạt chia mỗi ngày là đủ.

  1. Xay nhuyễn hạt chia: Nếu dùng nấu cháo, mẹ có thể xay nhuyễn hạt chia thành bột và cho vào các món cháo mà con thích. Khi cháo chín, mẹ cho bột hạt chia vào cháo, khuấy đều tầm 2 phút là bắc ra cho con ăn được rồi. Chú ý, hạt chia xay nhuyễn cần được sử dụng càng nhanh càng tốt trong tầm 2-3 ngày (bảo quản hạt chia trong ngăn mát tủ lạnh) nhé.
  2. Ngâm nở hạt chia: Hạt chia ngâm nở có thể được cho vào cháo và ăn ngay. Ngoài cháo, hạt chia ngâm nở có thể được cho vào sinh tố, nước ép trái cây, kem hạt chia hoặc sữa chua hạt chia để bé ăn tráng miệng.

Các Cách Chế Biến Hạt Chia

Ngoài nấu cháo hạt chia cho bé, bạn còn có thể biến tấu để món ăn cho bé phong phú hơn như:

  1. Nước hạt chia: Ngâm nở hạt chia và cho vào nước uống sử dụng hàng ngay thay cho nước lọc thông thường.
  2. Hạt chia trái cây: Ngoài sữa chua, sinh tố khi cho vào trái cây tô, trái cây dĩa, bạn có thể cho thêm hạt chia đã ngâm nở vào.
  3. Sinh tố, nước ép trái cây hạt chia: Cho hạt chia khô (hoặc đã ngâm nở) vào bất kỳ loại sinh tố/ nước ép trái cây nào bạn thích cũng rất ngon.
  4. Salad hạt chia: Ngoài rau, trái cây trộn, bạn có thể cho thêm vào salad một ít hạt chia ngâm nở để bổ sung chất xơ cho bữa ăn.
  5. Các món ăn khác: như kem hạt chia, chè hạt chia, yaourt hạt chia hoặc cacao, café hạt chia…đều là những món ngon với hạt chia rất nên thử.
2.9/5 - (9 bình chọn)

Bài viết liên quan:

  1. Cách sử dụng hạt chia cho bé đúng cách, mang lại hiệu quả
  2. Hạt chia là gì? Công dụng của hạt chia
  3. Hạt Chia Úc và Chia Mỹ loại nào tốt hơn ?
  4. Hướng dẫn cách sử dụng hạt chia seed hợp lý

Từ khóa » Cách Dùng Hạt Chia Cho Bé ăn Dặm