Hướng Dẫn Cách Pha Mực In Lụa Trên Vải Chi Tiết Nhất Từ A-Z

Hướng dẫn cách pha mực in lụa trên vải chi tiết nhất từ A-Z

Màu sắc trong in ấn là một trong những vấn đề khá nan giải bởi những màu gốc thường là những màu cơ bản. Để in được màu, buộc người dùng phải tự pha màu. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ được công thức pha màu rất khó tạo ra được màu mực ưng ý.

Trong nội dung bài viết dưới đây, SIC sẽ hướng dẫn các bạn cách pha mực in lụa chi tiết nhất. Tham khảo ngay nhé.

NỘI DUNG CHÍNH

Những nhóm mực in lụa (in lưới) trên vải phổ biến

Những nhóm mực in lụa trên vải phổ biến
Những nhóm mực in lụa trên vải phổ biến

Trước khi tìm hiểu cách pha mực in lụa trên vải, các bạn có thể điểm qua một số nhóm mực in cơ bản sau:

Nhóm mực nước (mực in EPI)

Nhóm mực in bao gồm các loại mực in sau:

Epi white opaque dye – 223

Đây là loại mực in nước được tinh chế thành bột nhão có màu trắng. Loại mực này có tính đàn hồi cao, thích hợp để in trên các loại vải như vải thun, vải cotton,…

Epiflex 88

Đây là loại mực đặc chế dành cho ngành in lụa, có tính đàn hồi và độ bền tương đối cao. Epiflex 88 thường sử dụng cho các loại vải từ sợi tự nhiên kết hợp với cao su: áo thun, oull, phi thun,…

Epiflex 88 – Epiflex 77

Loại mực này được điều chế để tạo thành màng và pha trộn với các chất kim loại: bột đồng hoặc bột kim,… Nó có tính chất oxy hóa cao, mùi khá nhẹ và an toàn cho sức khỏe người dùng. Khi pha trộn với các loại mực in khác, mực in Epiflex 88 – Epiflex 77 vẫn cho ra các màu mực có độ sáng đẹp. Nó thường được ứng dụng để in các loại bìa carton, TC, polyeste,…

Furukawa metalic binder MB – 20

Loại mực này thường được dùng để pha với các loại mực khác nhằm tăng thêm độ phủ mực. Furukawa metalic binder MB – 20 có mùi nhẹ, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng thích hợp để in các loại vải có màu nền đậm.

Foaming f400 pigment

Foaming f400 pigment là loại mực dạng dầu, có màu trắng trong. Chúng thường có nhiệm vụ làm nôi khi pha vào mực SPT. Sau khi in khô sẽ được sấy nóng. Đặc biệt loại mực in này khi được in chồng nên nhau sẽ cho ra màu sắc hoàn hảo, khả năng chịu được sức giặt ủi cao,…

Epiflex opaque 20

Đây là loại mực nước dạng kem màu trắng trong, thường được sử dụng để pha trộn với các chất màu. Epiflex opaque 20 có màu sắc khá đa dạng, độ phủ đục mờ cao, mùi nhẹ và an toàn cho sức khỏe.

Nhóm mực in nổi

Mực in nổi là nhóm mực được sử dụng đặc chế  trên vải. Chúng có tính đàn hồi tốt, nhiều màu sắc ( bao gồm cả màu dạ quang ). Ngoài ra, chúng còn có độ phủ và độ trong khá cao, dễ bảo quản, mùi nhẹ và không gây hại cho sức khỏe,…

Nhóm mực này thường được sử dụng chủ yếu trong in vải thun, vải phi nhung, các loại vải sợi tự nhiên và tổng hợp,…

Các công thức pha mực in lụa trên vải chi tiết

Các công thức pha mực in lụa trên vải chi tiết
Các công thức pha mực in lụa trên vải chi tiết

Dưới đây là hướng dẫn cách pha mực in lụa cơ bản mà các bạn không thể không biết:

Công thức pha mực 1

Cách pha mực in lụa trên vải này khá đơn giản. Bao gồm:

👉 Nguyên liệu chuẩn bị: 

  • Chướng nước
  • Mực in nước
  • Binder 
  • Fixer.

👉 Trình tự thực hiện như sau:

  • Cho 100g chướng nước vào xô nhựa ( inox hoặc nhôm ).
  • Đổ 500 – 1000cc nước sạch từ từ vào xô chướng, vừa rót vừa khuấy đều tay. xô chướng này sẽ chương  và nở gấp khoảng 5 – 10 lần so với ban đầu.
  • Coi tổng số lượng chướng này là 100% thì lượng mực in vải cần dùng sẽ là 20%, Binder hoặc Fixer tương ứng là 20 – 30%.
  • Trước khi cho vào xô, mực in phải được loại bỏ cặn và tạp chất. Sau đấy, quậy đều các hỗn hợp trên tạo thành màu mực cần dùng.

Công thức pha mực 2

👉 Nguyên liệu chuẩn bị của cách pha mực in lụa này bao gồm: 

  • Mực in nước + màu cần dùng: 1kg
  • Nước nóng: 60 – 800C ( 1 lít )
  • Chướng nước
  • Nước sạch: 5 – 10 lít
  • Chướng dầu: 50g
  • Dầu hôi 20cc
  • Fixer: 300g
  • MK3: 50g
  • Binder: 700g

👉 Trình tự thực hiện như sau:

  • Cho mực màu nước + nước nóng vào thùng có nắp. Sau đấy, lắc đều chúng đến khi hòa tan đều.
  • Chướng nước cũng sẽ được cho vào 1 chiếc xô, rồi từ từ rót nước sạch và quậy đều. Lúc này, chúng sẽ chương nên và nở tương tự như kem.
  • Trộn chướng dầu + dầu hôi vào và để yên trong 3h.
  • Cho tất cả 3 hỗn hợp trên vào cùng với nhau và trộn thật đều thành một hỗn hợp đồng nhất. Sau đó, cho Binder và Fixer vào và tiếp tục quậy đều.
  • Cuối cùng cho MK3 vào và khuấy đều lần nữa. Bạn có thể thử độ đậm nhạt của mực bằng cách bôi mực lên vải, nếu màu nhạt quá thì bạn hãy thêm mực gốc, nếu đậm thì cho thêm chướng.
Công thức pha mực in lụa
Công thức pha mực in lụa

Công thức pha mực 3

👉 Nguyên liệu chính của cách pha mực in lưới này gồm:

  • Mực in có màu nền đậm
  • Mực trắng dẻo
  • Bột trắng TiO2 902
  • Nước sạch
  • Glycerine – chất làm mềm dẻo
  • Binder ( hoặc Fixer )

👉 Trình tự thực hiện:

  • Mực in màu trắng dẻo duy nhất – không pha
  • Sử dụng bột TiO2 để tăng thêm độ phủ nếu cần thiết. Tăng thêm bột TiO2 cho đến khi chất lượng đạt yêu cầu thì sử dụng in
  • Fixer hoặc Binder với dung tích khoảng 30 – 50% nước sạch: pha loãng vừa để in…

👉 CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

📝 Pha mực in lụa là một trong những kỹ năng quan trọng cho ra sản phẩm có màu sắc đẹp. Tuy nhiên cũng không thể bỏ qua việc cần có đó chính là một chiếc máy in lưới chất lượng. Cùng tìm hiểu thêm về máy in lụa trên Siêu Thị Ngành In bạn nhé!

Trên đây là các cách pha mực in lụa chi tiết mà SIC muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng chúng có thể giúp các bạn dễ dàng lựa chọn được cách pha màu mực in lụa với chất lượng tốt nhất.

KHÁM PHÁ THÊM:

  • Hướng dẫn cách in phong bì trên Word chi tiết nhất 2021
  • Hướng dẫn cách làm lịch treo tường đơn giản, độc đáo tại nhà
Rate this post

Từ khóa » Cách Pha Mực In Lụa Trên Vải