Hướng Dẫn Cách Phân Biệt Gỗ MFC Và MDF đơn Giản, Dễ Hiểu

Mang tính ứng dụng cao và những ưu điểm vượt trội, MFC và MDF là hai dòng gỗ công nghiệp phổ biến đang được sử dụng rộng rãi trong thiết kế thi công nội thất hiện nay. Tuy nhiên, làm sao để phân biệt gỗ MFC và MDF luôn là câu hỏi mà hầu hết các khách hàng đều quan tâm khi muốn lựa chọn phương án hoàn thiện nội thất tối ưu nhất cho tổ ấm nhà mình.

Hướng dẫn cách phân biệt gỗ MFC và MDF đơn giản, dễ hiểu

Phân biệt gỗ MFC và MDF

Chính vì vậy, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách phân biệt gỗ MFC và MDF cùng với sự so sánh ưu/nhược điểm của 2 loại ván gỗ này để bạn quyết định nên chọn gỗ MFC hay MDF nhé!

Giới thiệu chung về gỗ MFC và MDF

Hiện nay, đồ nội thất có hơn 80% sử dụng loại gỗ công nghiệp với cốt gỗ MFC và MDF. Bởi đây là 2 dòng gỗ chất lượng, thân thiện với môi trường, có giá thành phải chăng và mang những đặc trưng riêng biệt để đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu sử dụng, phù hợp với đa dạng sở thích cũng như phong phú về phong cách thiết kế.

Gỗ MFC là gì?

MFC là viết tắt của từ Melamine Faced Chipboard, chúng là một loại ván gỗ dăm phủ lớp bề mặt như Melamine. Ván gỗ công nghiệp MFC được sản xuất từ các loại gỗ ngắn ngày, trải qua quá trình tinh chọn kỹ lưỡng, sau đó băm nhỏ và kết hợp với keo, các chất phụ gia để tạo sự kết dính, bền chặt.

gỗ mfc là gì

Cốt gỗ MFC có ván dăm to và không đồng đều

Bề mặt của ván gỗ MFC được phủ một lớp nhựa PVC hoặc in giấy vân gỗ để tạo vẻ đẹp tự nhiên, cũng như chúng sẽ là lớp bảo vệ phần cốt gỗ bên trong tránh những tác nhân gây hại từ môi trường, nước và có khả năng chống trầy xước, giữ cho đồ nội thất luôn mới mẻ.

ván gỗ công nghiệp mfc

Sự khác biệt giữa MFC thường và MFC kháng ẩm chính là cốt gỗ gỗ xanh và trắng

Dựa trên đặc tính gỗ, MFC được chia thành 2 loại là MFC thường và MFC chống ẩm. Cả 2 đều được sử dụng trong sản xuất nội thất, nhưng riêng với loại ván gỗ MFC chống ẩm sẽ được ưu tiên sử dụng cho nhà vệ sinh, tủ bếp,…hay các khu vực tiếp xúc với môi trường có độ ẩm cao.

Quy trình sản xuất gỗ MFC:

  • B1: Băm nhỏ thân gỗ lớn để tạo thành các dăm gỗ nhỏ
  • B2: Sấy gỗ ở nhiệt độ quy định
  • B3: Phân loại thành các dăm có kích thước khác nhau
  • B4: Trộn dăm gỗ với các chất kết dính
  • B5: Tạo hình dựa trên thông số về độ dày và mật độ gỗ
  • B6: Ép sơ bộ sau khi tạo hình
  • B7: Cắt theo độ dài tiêu chuẩn
  • B8: Ép dưới nhiệt độ và áp suất cao
  • B9: Xén cạnh và loại bỏ các lỗi cạnh
  • B10: Mài nhẵn bề mặt
  • B11: Kiểm định chất lượng và hoàn thành sản phẩm

Gỗ MDF là gì?

MDF được viết tắt từ Medium Density Fiberboard, có nghĩa là ván sợi gỗ ở mật độ trung bình. Gỗ MDF cũng được cấu tạo từ bột gỗ, nhưng có độ mịn nhuyễn và mịn cao hơn so với với gỗ MFC, vì vậy cốt gỗ MDF cũng có độ nén chặt cao dẫn đến độ chịu lực tốt cho đồ nội thất gỗ công nghiệp MDF.

Loi ván MDF

Đặc trưng của ván gỗ MDF là độ mịn, kết dính cao của loại bột gỗ

Để đa dạng hóa sự lựa chọn cũng như mang đến phương án tối ưu chi phí cho quý khách hàng, gỗ MDF cũng được chia thành 2 loại là gỗ MDF thường và gỗ MDF kháng ẩm. Nhìn bằng mắt thường, ta có thể dễ dàng phân biệt 2 loại này về sự khác biệt màu sắc.

gỗ mdf thường và chống ẩm

Dễ dàng phân biệt ván gỗ MDF thường và MDF kháng ẩm thông qua màu sắc

Khác với loại gỗ MDF thường, gỗ MDF kháng ẩm có độ chịu lực cực kỳ tốt, cũng như khả năng chống ẩm mốc, mối mọt vượt trội là những ưu điểm mà chúng luôn nhận được nhiều sự lựa chọn của gia chủ. Nhưng, chất lượng sẽ đi đôi với giá thành, so sánh với gỗ MFC và MDF thường, loại gỗ MDF kháng ẩm sẽ có mức giá cao hơn một chút.

Quy trình sản xuất gỗ MDF:

Quy trình khô:

  • B1: Bột gỗ sau khi nghiền được trộn cùng các chất phụ gia và keo trong máy trộn sấy cho ra bột sợi
  • B2: Bột sợi được rải ra bằng máy rải
  • B3: Các tầng bột sợi được chuyển qua máy ép gia nhiệt thực hiện ép 2 lần
  • B4: Cắt ván và bo biên – Ván sau khi ra thành dây chuyền dài sẽ được cắt thành các khổ khác nhau
  • B5: Xử lý nguội, chà nhám, phân loại và đóng gói

Quy trình ướt:

  • B1: Bột gỗ sau khi nghiền được phun nước làm ướt để vón thành dạng vẩy
  • B2: Vẩy gỗ được cào rải lên mâm ép, ép gia nhiệt sơ bộ 1 lần để tạo độ dày sơ bộ (Ván sơ)
  • B3: Ván sơ được cán hơi nhiệt để nén chặt 2 mặt lại và rút nước ra (Giống quy trình làm giấy)
  • B4: Cắt ván và bo biên – Ván sau khi ra thành dây chuyền dài sẽ được cắt thành các khổ khác nhau
  • B5: Xử lý nguội, chà nhám, phân loại và đóng gói

Bề mặt phủ acrylic có đa dạng màu sắc

Ván gỗ MDF phù Acrylic bóng gương đa dạng màu sắc

Với những thông tin sơ lược của gỗ MFC và MDF, chắc hẳn bạn cũng đã nắm được phần nào sự khác biệt của 2 dòng gỗ này. Tuy nhiên, để không bị lầm khi lựa chọn và sở hữu đồ nội thất đúng giá, với cách phân biệt gỗ MFC và MDF dưới đây, Mạnh Hệ sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết chúng.

Cách phân biệt gỗ MFC và MDF  

Có rất nhiều cách để phân biệt gỗ MFC và MDF, nhưng 3 yếu tố cốt lõi này sẽ là cách để bạn nhận biết chúng một cách dễ dàng, đơn giản.

Sự khác nhau về cấu tạo của gỗ MFC và MDF

  • Cốt gỗ MFC: cốt ván dăm và giấy trang trí nhúng keo Melamine, thô ráp, không mịn, các vụn gỗ không đồng nhất. Cốt ván dăm có nhiều loại ứng với các màu sắc khác nhau như cốt trắng, cốt xanh kháng ẩm, cốt đen,…
  • Cốt gỗ MDF: cốt gỗ mịn, không có dăm gỗ thô to, cốt gỗ được nén chặt và tạo thành khối đồng nhất. Cốt gỗ MDF cũng phân thành loại lõi xanh kháng ẩm và cốt gỗ trắng cho loại MDF thường.

Các loại lõi ván gỗ thường được sử dụng

Dựa vào độ dày của ván gỗ bạn cũng có thể phân biệt MFC và MDF

So sánh giá gỗ MFC và gỗ MDF

Trên thị trường nội thất hiện nay, gỗ MFC có giá thành thấp hơn gỗ MDF nên đồ nội thất gỗ công nghiệp MFC giá rẻ hơn đồ nội thất gỗ công nghiệp MDF. Tuy nhiên, sự khác nhau về bề mặt phủ của cốt gỗ MFC cũng có sự chênh lệch về giá. Nếu bề mặt phủ Melamine, bạn sẽ tiết kiệm được một khoảng chi phí. Còn nếu bạn lựa chọn chất liệu cao cấp như Acrylic, Laminate thì sẽ có giá cao hơn khoảng vài trăm tùy vào đơn vị cung cấp gỗ.

Mẫu ván MDF phủ Laminate

Giá của chất liệu gỗ MFC và MDF sẽ có sự chênh lệch

Phân biệt MFC và MDF nhờ vào độ dày của cốt gỗ

Ta có thể dễ dàng nhận biết sự khác nhau về độ dày của gỗ MFC và MDF bằng mắt thường. Với gỗ MFC thường có độ dày từ 18-25mm, trong khi gỗ MDF chỉ có độ dày 5.5mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm, 17mm. Nhưng MFC lại nhẹ hơn MDF và so với MFC thì MDF chịu lực kém hơn nhưng lại có tác dụng cách âm tốt hơn MFC.

Ứng dụng của gỗ MFC và MDF trong nội thất

Chính những ưu điểm vượt trội và sự phong phú về màu sắc, kiểu vân gỗ mà ván gỗ MFC và MDF luôn mang đến những món đồ nội thất với tính ứng dụng cao, cũng như tăng giá trị thẩm mỹ cho không gian ngôi nhà. 

Tủ kệ tivi sang trọng kết hợp kệ rượu và kệ trang trí

Thiết kế nội thất phòng khách gỗ công nghiệp MDF phủ Melamine đẹp hiện đại và sang trọng

Thiết kế tủ bếp chữ L

Hệ tủ bếp bằng gỗ MDF kháng ẩm kết hợp 2 bề mặt Acrylic và Melamine đem đến vẻ đẹp mới lạ cho gia chủ

thiết kế phòng khách nhà phố đẹp

Đồ nội thất phòng khách được làm tư gỗ MDF cao cấp với khả năng kháng ẩm cực kỳ tốt

Thiết kế nội thất phòng bếp sang trọng

Tủ bếp bằng gỗ công nghiệp MDF kháng ẩm tốt mang lại độ bền cực kỳ cao

Vách ốp gỗ phòng khách hiện đại

Vách ốp gỗ MFC màu nâu gỗ đồng bộ với chiếc kệ tivi gỗ MDF kháng ẩm 

không gian bếp rộng

Tủ bếp chữ L gỗ công nghiệp MDF kháng ẩm sơn màu xám phối trắng mang lại vẻ đẹp hiện đại và tinh tế cho không gian nhà bếp

tủ bếp ốp kính vàng

Sự kết hợp màu sắc của tủ bếp tông trắng và tủ bếp dưới màu vàng gỗ ấm áp, trẻ trung

tủ bếp hiện đại phủ acrylic

Hệ tủ bếp chữ i bằng gỗ công nghiệp MDF kháng ẩm phủ Acrylic bóng gương đẹp sang trọng và đẳng cấp

Thiết kế nội thất phòng ngủ master hiện đại

Nội thất phòng ngủ gỗ MFC giá rẻ, cách phối màu xanh – trắng vẫn đem lại sự sang trọng và đẳng cấp cho gia chủ

Thiết kế nội thất phòng ngủ master với giường bục đa năng

Thiết kế giường ngủ dạng bục có hộc kéo bằng gỗ MFC giúp cho gia chủ vừa tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo công năng sử dụng

Thiết kế nội thất phòng ngủ master đẹp hiện đại với chất liệu gỗ cao cấp

Vách ốp gỗ MDF phủ Acrylic bóng gương tại vách tường đầu giường sẽ là điểm nhấn độc đáo cho thiết kế nội thất phòng ngủ

Vách ốp gỗ đầu giường ngủ

Vách ốp tường bằng gỗ đồng bộ với bàn trang điểm và giường ngủ

giường tầng xe oto

Kết hợp chất liệu gỗ công nghiệp MDF và gỗ Sồi tự nhiên mang lại chiếc giường tầng với kiểu dáng sáng tạo, mới lạ cho phòng ngủ các bé

Mẫu giường tầng có cầu thang và khu vui chơi cho bé

Giường 2 tầng đa năng kết hợp tủ quần áo 

Đơn vị chuyên thiết kế thi công nội thất gỗ công nghiệp MFC, MDF, HDF

Mặc dù bạn đã lựa chọn được loại gỗ phù hợp với ngân sách và nhu cầu sử dụng, nhưng việc tìm kiểm một đơn vị nội thất có kinh nghiệm sẽ mang đến cho bạn những sản phẩm nội thất đạt chuẩn với độ thẩm mỹ cao.

tủ bếp acrylic

Thực tế thi công hệ tủ bếp gỗ công nghiệp MDF kháng ẩm

Thi công tủ quần áo cửa lùa đụng trần

Hình ảnh thực tế thi công nội thất phòng ngủ gỗ công nghiệp Mạnh Hệ đã hoàn thiện

Chính vì điều đó mà Nội Thất Mạnh Hệ với 20 năm kinh nghiệm sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy để các gia chủ yên tâm gửi gắm các ý tưởng hoàn thiện không gian nội thất của gia đình.

Quy mô xưởng sản xuất nội thất lớn

Quy mô xưởng sản xuất nội thất với hệ thống trang thiết bị hiện đại bậc nhất

Hơn thế nữa, Mạnh Hệ có xưởng sản xuất nội thất trực tiếp cùng với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại sẽ giúp bạn sỡ hữu những sản phẩm nội thất có kích thước chuẩn xác, chất lượng đạt chuẩn, cùng với mức giá tiết kiệm lên đế 30% so với các đơn vị không có xưởng.

Đội ngũ xưởng sản xuất nội thất trực tiếp tại Mạnh Hệ

Đội ngũ sản xuất nội thất tại xưởng nội thất Mạnh Hệ

Nếu bạn muốn sở hữu một không gian sống tiện nghi, hiện đại theo sở thích riêng hay bạn vẫn còn đang phân vân, thắc mắc về các vấn đề thiết kế thi công nội thất thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE: 028.777.888.39 – Tel: 0869.048.791 để được tư vấn chi tiết cùng các chuyên gia thiết kế nhé!

 Xem thêm:

  • Báo giá và tổng hợp 99+ mẫu thiết kế nội thất chung cư đẹp nhất hiện nay
  • Top 10+ mẫu thiết kế nội thất nhà phố đẹp hiện đại, mới nhất hiện nay
  • Tổng hợp các mẫu thiết kế nội thất biệt thự đẹp sang trọng và đẳng cấp

Từ khóa » Khác Nhau Mdf Và Mfc