MFC Và MDF Là Gì? Cách Phân Biệt Và Những ứng Dụng Của Chúng
Có thể bạn quan tâm
Nếu bạn làm trong lĩnh vực nội thất hoặc xây dựng sẽ không còn xa lạ với khái niệm về MFC và MDF. Tuy nhiên, nhiều khách hàng khi được giới thiệu các sản phẩm được làm từ hai chất liệu này vẫn còn nhiều thắc mắc. Vậy hai chất liệu này là gì? Chúng khác biệt nhau chỗ nào và được ứng dụng ra sao?
- Đặc điểm của gỗ MFC và MDF là gì?
- Cốt gỗ MFC
- Cốt gỗ MDF
- Cách phân biệt đơn giản MFC và MDF
- Điểm tương đồng
- Điểm khác biệt
- Độ dày
- Cấu tạo
- Giá thành
- Ứng dụng MFC và MDF trong cuộc sống
Đặc điểm của gỗ MFC và MDF là gì?
Đây là hai dòng cốt gỗ công nghiệp được biết đến nhiều nhất hiện nay. Chúng có độ bền khá cao, có thể tái sử dụng nên rất thân thiện với môi trường. Các chuyên gia khuyến khích khách hàng lựa chọn loại gỗ này trong đời sống thay cho gỗ tự nhiên đang dần cạn kiệt. Các sản phẩm từ 2 loại gỗ công nghiệp này hiện nay vô cùng phổ biến trong các sản phẩm nội thất hiện đại. Vậy chúng có điểm giống/ khác nhau như thế nào?
Cốt gỗ MFC
MFC là viết tắt của cụm từ Melamine Faced Chipboard, là loại cốt gỗ công nghiệp được ưa chuộng hiện nay. Nó có thêm tên gọi khác là ván dăm.
MFC được tạo bởi những thân, cành của cây gỗ tự nhiên nhỏ. Phần gỗ đã nghiền ở dạng dăm được trộn thêm keo và các chất chuyên dụng. Hỗn hợp sau đó được ép dưới cường độ áp suất ép cao tạo ra những ván gỗ dăm theo kích thước tiêu chuẩn.
MFC chỉ là phần cốt gỗ và thường sẽ được phủ thêm một loại vật liệu bề mặt mới hoàn thành thành phẩm. Vật liệu bề mặt được sử dụng phổ biến nhất là Melamine. Gỗ MFC phủ Melamine có khả năng chống trầy xước, chống cháy, hạn chế ẩm mốc, chịu lực tốt và có tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra, chúng còn hạn chế được cong vênh, bong tróc, mối mọt nên độ bền rất cao.
MFC được chia làm hai loại: thường và chống ẩm. Các nhà sản xuất thường dùng thêm loại bột màu xanh cho loại chống ẩm để khách hàng dễ phân biệt. MFC thường sẽ dùng nhiều cho các không gian như: phòng khách, phòng ngủ, văn phòng,… MFC chống ẩm sẽ dùng chủ yếu cho: phòng bếp, nhà vệ sinh, nơi có độ ẩm cao.
Nhược điểm: Ván dăm MFC thường có độ dày lớn nên quá trình gia công sẽ gặp khó khăn, dễ bị mẻ cạnh. Ngoài ra, chất Formaldehyde có trong các chất liên kết có thể phát thải ra môi trường. Nếu nồng độ cao sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
Cốt gỗ MDF
MDF là viết tắt của cụm từ Medium Density Fiberboard. Đây là loại gỗ ván sợi có mật độ từ trung bình đến cao.
MDF cũng được tạo bởi thân và cành của các loại gỗ ngắn ngày giống MFC. Tuy nhiên, gỗ được nghiền thành bột sợi gỗ rất mịn và được trộn cùng keo dán. Người ta tăng độ kết dính cho hỗn hợp bằng nhiệt sau đó ép lại ở áp suất nén cao. Từ đó, bạn thấy những tấm gỗ ván sợi MDF kích thước tiêu chuẩn với độ dày khác nhau.
Cốt gỗ MDF có thể kết hợp với nhiều bề mặt khác nhau: Melamine, Laminate, Veneer, Acrylic,…Chính vì vậy, thành phẩm MDF sau khi phủ bề mặt có bảng màu vô cùng phong phú. Khả năng chống trầy xước vô cùng tốt, hạn chế cong vênh mối mọt, chịu lực tốt, cách âm, cách nhiệt hiệu quả, dễ lau chùi,…
MDF cũng được chi làm 2 loại chính gồm: loại thường và loại chống ẩm. Khả năng phân biệt cũng tương tự MFC khi loại chống ẩm có thêm bột màu xanh. Văn phòng, trường học và một số nội thất nhà ở có thể dùng loại MDF thường. MDF chống ẩm nên dùng cho không gian có độ ẩm cao như: phòng bếp, nhà vệ sinh,…
Tuy nhiên, MDF cũng có những nhược điểm nhất định. Chúng không chịu được lực thẳng đứng tác động vào. Gỗ có thể chứa chất Formaldehyde ở nồng cao sẽ gây ảnh hưởng tới người dùng.
Cách phân biệt đơn giản MFC và MDF
Điểm tương đồng
Tính thẩm mỹ cao từ màu đơn sắc cho tới họa tiết vân gỗ chân thực.
Cả 2 loại gỗ MFC và MDF đều có 3 loại cốt gỗ cơ bản như sau:
- Ván gỗ loại thường được dùng làm nội thất gia đình, văn phòng,…
- Ván gỗ chống ẩm thường được phân biệt thêm bằng bột màu xanh và dùng cho các không gian có độ ẩm cao.
- Ván chống cháy sẽ của cả hai loại sẽ được phân biệt nhờ màu đỏ
Đây là loại cốt gỗ được dùng phổ biến trong lĩnh vực nội thất hiện nay nhờ vẻ đẹp hiện đại và giá thành hợp lý. Chúng có những ưu điểm về khả năng chịu lực, cách âm, cách nhiệt, chống cong vênh, giãn nở, mối mọt,…
Điểm khác biệt
Độ dày
Độ dày khác biệt giữa MFC và MDF có thể nhận biết dễ dàng bằng mắt thường. Trung bình các ván gỗ MFC có độ dày từ 18 – 25mm trong khi ván gỗ MDF sẽ có độ dày từ 5,5 – 17mm. Với kết cấu ván dăm, MFC có khả năng chịu lực thẳng đứng tốt hơn trong khi MDF lại có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt hơn.
Cấu tạo
Thành phần chính của gỗ MFC từ các loại cây keo, bạch đàn,… được băm nhỏ thành các dăm gỗ, sau đó sây khô và được trộn lẫn với các chất kết dính, nén dưới nhiệt độ và áp suất cao.
Thành phần chính của gỗ MDF từ mảnh vụn gỗ, nhánh cây, vỏ bào, mùn cưa, dăm gỗ… được nghiền nát thành bột và kết dính với nhau thành keo và nhiệt độ.
Chỉ cần nhìn vào mặt cắt chi tiết của gỗ, ta có thể dễ thấy MFC được làm từ cốt ván dăm trong khi MDF được làm từ cốt ván sợi hoặc bột. Ngoài ra, MDF sẽ được ép với áp suất nén cao hơn. Đây chính là đặc điểm cơ bản và dễ nhận biết nhất của 2 loại gỗ công nghiệp MFC và MDF.
Giá thành
Nếu so sánh phần cốt gỗ thì hiện nay MFC đang có giá thành thấp hơn so với MDF. Tuy nhiên, phụ thuộc vào loại bề mặt phủ mà chúng sẽ có mức giá khác nhau. MFC có thể phủ bởi Melamine, Laminate, Acrylic. MDF cũng có thể sử dụng các loại bề mặt đó hoặc phun sơn. Thông thường ở các sản phẩm giá thành trung bình thấp, gỗ MFC được ứng dụng nhiều hơn cả. Ở các sản phẩm nội thất cao cấp, yêu cầu cao hơn mới sử dụng loại gỗ MDF.
Ứng dụng MFC và MDF trong cuộc sống
MFC nên sử dụng trong thiết kế nội thất mang phong cách đơn giản theo khối phẳng và thẳng. Bạn thiết kế showroom hoặc văn phòng với đồ nội thất: bàn ghế, tủ tài liệu, vách ngăn,… Nội thất trong gia đình: bàn ghế, giường, tủ quần áo,…
MDF sẽ được chọn thiết kế cho các loại nội thất có thiết kế phức tạp, nhiều chi tiết. Các công trình về nhà ở và văn phòng đều sử dụng chất liệu này. Với văn phòng, MDF không chỉ làm nội thất thông thường mà các mẫu bàn tủ lãnh đạo cũng ưu tiên dùng. Đối với nhà ở, các khu vực có độ ẩm cao như: phòng bếp, nhà vệ sinh cũng sử dụng MDF chống ẩm rất phổ biến,…
MFC và MDF có những điểm khác biệt nhưng đều được sử dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực nội thất. Chất lượng ổn định, mẫu mã đa dạng với mức giá hợp lý. Bạn xác định được những yếu tố khác biệt để có thể đưa ra được lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Xem thêm:
- Gỗ ván dăm là gì, cấu tạo như thế nào?
- Hướng dẫn tự làm bàn ghế handmade dáng tạo độc lạ
Từ khóa » Khác Nhau Mdf Và Mfc
-
Phân Biệt Gỗ MFC Và MDF - Câu Hỏi Thường Gặp
-
Gỗ MFC Và MDF Loại Nào Tốt Hơn? Phân Biệt Gỗ ... - Nội Thất Hòa Phát
-
Hướng Dẫn Phân Biệt Ván Gỗ MFC Và MDF; Loại Nào Phù Hợp Với ...
-
Ván MFC Là Gì? So Sánh Giữa MDF Và MFC Trong Sản Xuất
-
So Sánh Giá Gỗ MFC Và MDF? Nên Chọn Loại Nào Tốt? - Mộc Phát
-
Cách Phân Biệt 3 Loại Gỗ Công Nghiệp: MFC, MDF Và HDF
-
Gỗ MFC Và MDF Cái Nào Tốt Hơn? Đắt Hơn? Nên Dùng Loại Nào?
-
Mẹo Phân Biệt MFC Và MDF Chi Tiết Nhất. Loại Gỗ Nào Tốt Hơn?
-
Hướng Dẫn Cách Phân Biệt Gỗ MFC Và MDF đơn Giản, Dễ Hiểu
-
So Sánh Gỗ Công Nghiệp MDF Và MFC: Loại Nào Tốt Hơn?
-
Gỗ MDF Và MFC Cái Nào đắt Hơn? (Tư Vấn) | Pendecor
-
GỖ CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ, GỖ MDF VÀ MFC LÀ GÌ, CÁI NÀO TỐT ...
-
So Sánh Gỗ MFC Và MDF Loại Gỗ Nào Tốt Hơn? - FurniBuy
-
Cách Phân Biệt Gỗ Công Nghiệp MFC Và MDF Như Thế Nào?