Hướng Dẫn Cách Phân Biệt Sốt Phát Ban Và Sởi ở Trẻ | Hapacol

Sốt phát ban và sởi đều là những bệnh lý phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, nếu nhận biết sai giữa 2 bệnh có thể ảnh hưởng đến “giai đoạn vàng” của việc điều trị. Vậy làm thế nào để phân biệt sốt phát ban thông thường và sởi? 

Các nốt ban của sởi rất dễ nhầm lẫn với vết ban do sốt phát ban thông thường gây ra.

Các nốt ban của sởi rất dễ nhầm lẫn với vết ban do sốt phát ban thông thường gây ra.

MỤC LỤC NỘI DUNG

  • Nguyên nhân gây bệnh sốt phát ban và sởi?
    • Sốt phát ban thông thường
    • Sởi
  • Phân biệt các dấu hiệu của bệnh sốt phát ban và sởi
  • Sốt phát ban và sởi nguy hiểm như thế nào? 
  • Cách phòng bệnh sởi cho trẻ

Nguyên nhân gây bệnh sốt phát ban và sởi?

Nguyên nhân khiến cho sốt phát ban thông thường và sởi thường bị nhầm lẫn là do cả 2 đều khiến người bệnh bị phát ban sau sốt và thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Thế nhưng, nguyên nhân gây ra bệnh của sởi và sốt phát ban thông thường khác nhau. Cụ thể: 

Sốt phát ban thông thường

Sốt phát ban thông thường do các virut gây bệnh đường hô hấp (Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn) hoặc đa phần do virut Rubella (Bệnh ban đào) gây ra. Đối với những trường hợp này, sau khi sốt và phát ban, bệnh có thể tự khỏi mà không nguy hiểm đến tính mạng. 

Sởi

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi (thuộc họ Paramyxoviridae) gây ra. Bệnh rất dễ lây truyền ở những nơi tập trung nhiều trẻ em hoặc đối tượng có đề kháng yếu. Hiện nay, bệnh sởi đã có vacxin phòng ngừa nên thường không gây nguy hiểm đến người bệnh. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh vẫn có thể gây tử vong nếu xuất hiện biến chứng nặng nhưng không được chữa trị kịp thời. 

Do có triệu chứng khá giống nhau nên không ít bố mẹ nhầm lẫn giữa sốt phát ban thông thường và sởi.

Do có triệu chứng khá giống nhau nên không ít bố mẹ nhầm lẫn giữa sốt phát ban thông thường và sởi.

Phân biệt các dấu hiệu của bệnh sốt phát ban và sởi

Bệnh

Sốt phát ban

Sởi

Triệu chứng chung
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 38 – 39 độ C.
  • Xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ.
  • Đau đầu, nhức mỏi các cơ bắp.
  • Biếng ăn hoặc bỏ bú. 
  • Sau khi nhiệt độ dần hạ, bé sẽ bắt đầu phát ban. 
  • Một số bé có thể xuất hiện tình trạng nôn ói, tiêu chảy.
Triệu chứng khác biệt
  • Các nốt ban thường có màu đỏ và sáng. 
  • Ban mịn, ít sần sùi trên mặt da
  • Ban nổi đồng loạt khắp cơ thể và không theo thứ tự nào.
  • Sau khi lặn, các vết ban do thường không để lại sẹo hoặc vết thâm.
  • Dấu hiệu sởi ở trẻ em thường gặp nhất là các nốt ban có màu sậm. 
  • Ban có dạng sần và gồ lên mặt.
  • Ban xuất hiện theo trình tự: Bắt đầu ở sau tai, sau đó lan đến mặt, dần xuống ngực, bụng và nổi kín khắp toàn thân.
  • Khi lặn sẽ để lại những vết thâm đặc trưng, hay còn gọi là “vằn da hổ”.

Sốt phát ban và sởi nguy hiểm như thế nào? 

Sốt phát ban ở trẻ thông thường khá lành tính. Vì thế nếu được bố mẹ chăm sóc đúng cách, bé bị sốt phát ban có thể tự khỏi bệnh sau 5-7 ngày mà không có bất kỳ biến chứng nào. 

Ngược lại với sốt phát ban thông thường, sởi rất nguy hiểm. Các biến chứng thường gặp của bệnh bao gồm viêm phổi, tiêu chảy, viêm thanh khí phế quản, suy dinh dưỡng, viêm tai giữa, loét miệng… Ngoài ra, các biến chứng ít gặp hơn nhưng vô cùng nguy hiểm có thể kể đến như viêm não – viêm màng não – viêm tủy cấp tính, viêm cơ tim… 

Do sốt phát ban thông thường và sởi rất dễ bị nhầm lẫn với nhau, vì thế khi xuất hiện các dấu hiệu sốt và phát ban, nhất là khi các dấu hiệu đó gần giống với triệu chứng của sởi, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất thăm khám để tìm ra chính xác khiến trẻ bị sốt và phát ban. Đồng thời tiến hành điều trị (nếu có) để tránh những biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Cách phòng bệnh sởi cho trẻ

Tiêm vắc-xin là cách hữu hiệu nhất để phòng bệnh sởi cho bé. Theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng ở nước ta, bố mẹ cần tiêm phòng đầy đủ 2 mũi sởi cho bé: mũi 1 lúc trẻ 9 tháng tuổi và mũi 2 lúc trẻ 18 tháng tuổi. Bố mẹ có thể chọn vắc xin dạng đơn hoặc dạng phối hợp Sởi-Quai bị-Rubella/ Sởi-Rubella. 

Bố mẹ cần cho bé đi tiêm ngừa đầy đủ theo khuyến nghị của Bộ Y tế.

Bố mẹ cần cho bé đi tiêm ngừa đầy đủ theo khuyến nghị của Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau để phòng bệnh cho bản thân và cả bé:

  • Đảm bảo các bữa ăn đều đầy đủ các dưỡng chất, đặc biệt là vitamin A. 
  • Vệ sinh cá nhân thường xuyên và rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn sau khi hắt hơi, đi vệ sinh, trước khi ăn…
  • Không dùng tay chùi lên mắt, mũi, miệng
  • Không tụ tập nơi đông người và hạn chế tiếp xúc với nguồn dễ lây bệnh.
  • Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân, đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng. Tốt nhất, nên thường xuyên làm sạch đồ chơi của bé bằng các dung dịch sát khuẩn.
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên. 

Nếu bé nhà bạn đang bị bệnh sởi thì bài viết cách điều trị sởi ở trẻ em có thể hữu ích cho bạn

Các dấu hiệu ban đầu của sốt phát ban và sởi khá giống nhau. Vì thế, khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra để tìm nguyên nhân. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên chủ động tiêm ngừa vắc-xin sởi cho bé và tăng cường đề kháng thông qua các bữa ăn hàng ngày.

Nguồn tham khảo:

https://suckhoedoisong.vn/cach-phan-biet-benh-soi-va-sot-phat-ban-thong-thuong-n159269.html

http://www.tiemchungmorong.vn/vi/content/huong-dan-du-phong-va-cham-soc-tre-em-mac-benh-soi.html

Từ khóa » Hình ảnh Sởi Và Phát Ban