Phân Biệt Sốt Phát Ban Và Sởi ở Trẻ Nhỏ CHÍNH XÁC NHẤT - DR.PAPIE
Có thể bạn quan tâm
Sốt phát ban và sởi ở trẻ em là hai bệnh có triệu chứng khá giống nhau, mẹ khó phân biệt. Bài viết dưới đây giúp mẹ phân biệt được hai bệnh và có cách điều trị, chăm sóc hiệu quả.
Nội dung bài viết
- 1. Phân biệt sốt phát ban và sởi ở trẻ nhỏ theo nguyên nhân
- 2. Phân biệt sốt phát ban và sởi ở trẻ nhỏ theo triệu chứng
- 3. Hình ảnh phân biệt sốt phát ban và sởi ở trẻ nhỏ
- 4. Các biến chứng của sốt phát ban và lên sởi ở trẻ em
- 5. Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị sốt phát ban và sởi
1. Phân biệt sốt phát ban và sởi ở trẻ nhỏ theo nguyên nhân
Bảng phân biệt sốt phát ban và sởi ở trẻ nhỏ theo tác nhân gây bệnh và đường lây nhiễm:
Sốt phát ban | Sởi | |
Tác nhân gây bệnh | Chủ yếu do virus Herpes 6 gây ra, không nguy hiểm như virus sởi. Ngoài ra còn do một số loại virus khác như: Herpes 7, rubella.. | Chủ yếu do giống virus Morbillivirus của họ Paramyxoviridae gây ra. Có phần nguy hiểm và tính lây lan cao hơn. |
Đường lây nhiễm | Có nhiều con đường lây nhiễm hơn sởi: Tiếp xúc với dịch hô hấp, nước bọt của người mắc bệnh, do trung gian truyền bệnh (muỗi, côn trùng…) Ít lây lan thành dịch. | Lây nhiễm qua đường hô hấp trực tiếp: ho, hắt hơi… Tính lây lan cao |
2. Phân biệt sốt phát ban và sởi ở trẻ nhỏ theo triệu chứng
Quan sát các triệu chứng của con, mẹ có thể phân biệt được sự giống và khác nhau của sốt phát ban và bệnh sởi.
Sốt phát ban | Sởi | |
Giống nhau | Thời gian ủ bệnh:
| |
Khác nhau |
|
|
Bạn có thể xem chi tiết bài viết sốt phát ban dạng sởi ở trẻ em của chúng tôi để phân biệt rõ ràng hơn về 2 bệnh này.
3. Hình ảnh phân biệt sốt phát ban và sởi ở trẻ nhỏ
3.1. Hình ảnh phát ban
Hình 1: Trẻ bị sốt phát ban
Hình 2: Ban nổi toàn thân
Hình 3: Ban lặn không để lại thâm sẹo
3.2. Hình ảnh sởi
Hình 1: Sởi ở mặt
Hình 2: Sởi ở ngực
Hình 3: Thâm do sởi
4. Các biến chứng của sốt phát ban và lên sởi ở trẻ em
Sốt phát ban lành tính, ít gặp phải các biến chứng hơn sởi. Mẹ có thể tham khảo bảng so sánh các biến chứng của sốt phát ban và biến chứng của sởi:
Biến chứng sốt phát ban | Biến chứng sởi |
Sốt phát ban chủ yếu do virus thông thường gây ra nên hầu như không gây ra biến chứng nguy hiểm nào nếu được chăm sóc, điều trị đúng cách.
| Trẻ em mắc sởi nguy hiểm hơn vì dễ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm do bội nhiễm hơn sốt phát ban.
|
Trên là chuỗi hình ảnh về sốt phát ban dạng sởi. Vậy hình ảnh sốt phát ban thông thường ra sao. Mẹ tìm hiểu chuỗi hình ảnh sốt phát ban qua bài viết: Chuỗi 17+ hình ảnh sốt phát ban ở trẻ
5. Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị sốt phát ban và sởi
Sốt phát ban và sởi là hai bệnh gây ra bởi virus, triệu chứng và cách điều trị là như nhau.
5.1. Cách điều trị
Hiện nay chưa có cách điều trị đặc hiệu đối với sốt phát ban và sởi. Phương pháp điều trị tập trung vào điều trị triệu chứng kết hợp tăng cường thể trạng của cơ thể.
5.1.1. Hạ sốt đúng cách cho trẻ bị sốt phát ban và sởi
Mỗi nhiệt độ sốt sẽ có cách hạ sốt khác nhau:
- Với trẻ sốt dưới 38.5 độ C – sốt nhẹ: Nhiệt độ này không gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Mẹ không nên lạm dụng thuốc vì có thể gây ra tác dụng phụ lên gan, thận. Thay vào đó, mẹ nên chườm ấm, chườm mát để hạ sốt an toàn cho bé,
- Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C: Mẹ cho bé sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của dược sĩ, bác sĩ. Một số loại thuốc hạ sốt như: paracetamol, ibuprofen… nên được dự trữ trong nhà để dùng cho các trường hợp sốt đột ngột.
Cách chườm ấm, chườm mát cho bé:
- Dùng khăn mềm, sạch nhúng vào nước ấm (38 độ C) hay nước mát (32 độ C) rồi vắt qua cho ráo nước.
- Chườm ở những vị trí có mạch máu lớn đi qua như: trán, nách, bẹn, lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Lưu ý: Nhiệt độ chườm ấm nên thấp hơn nhiệt độ cơ thể bé 0.5 độ C. Không chườm quá lạnh đột ngột, gây nguy hiểm cho bé. Hoặc mẹ có thể dùng khăn hạ sốt Dr.Papie chườm lạnh cho bé với nhiệt độ phù hợp từ các dịch chiết dược liệu (bạc hà, tía tô…). Vừa hạ sốt an toàn lại hiệu quả
5.1.2. Bổ sung vitamin A cho trẻ
Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ tế bào biểu mô và tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ. Đối với trẻ bị sốt phát ban hay sởi, có hệ miễn dịch tốt giúp bé nhanh khỏi bệnh. Hơn nữa, bé bị sốt phát ban, sởi thường kèm theo triệu chứng tiêu chảy. Vitamin A bị thoát ra ngoài do bị tiêu chảy gây thiếu hụt vitamin A. Vì vậy, cần bổ sung vitamin A cho trẻ.
Cách bổ sung vitamin A cho trẻ:
- Cung cấp vitamin A cho trẻ qua các loại thực phẩm như: Đu đủ, cà rốt, xoài, rau xanh…
- Viên uống bổ sung vitamin A cho trẻ mắc sởi được bổ sung với liều lượng:
-
- Trẻ dưới 6 tháng: Uống 50.000 đơn vị/ ngày x 2 ngày liên tiếp
- Trẻ 6 -12 tháng: Uống 100.000 đơn vị/ ngày x 2 ngày liên tiếp
- Trẻ trên 12 tháng và người lớn: uống 200.000 đơn vị/ ngày x 2 ngày liên tiếp
Lưu ý: Nếu tình trạng thiếu vitamin A ở trẻ trầm trọng hơn, có thể tăng số lần uống theo chỉ định của bác sĩ.
5.1.3. Điều trị triệu chứng mà trẻ gặp phải
Nếu trẻ bị viêm đường hô hấp trên
- Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày: Bù lượng nước đã mất do sốt, chảy nước mũi…
- Một số loại thuốc giảm ho: Dextromethorphan…
- Một số loại thuốc giảm viêm, chống phù nề: Dexamethasone, Prednisolone…
- Thuốc kháng histamin để giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi cũng được sử dụng.
Lưu ý: Dùng thuốc cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc.
Nếu trẻ bị tiêu chảy:
- Bù nước, điện giải cho trẻ tránh tình trạng sốc do mất nước. Có thể uống nước trực tiếp, uống oresol hoặc bổ sung qua đường truyền tĩnh mạch tại các cơ sở y tế.
- Hoặc bác sĩ có thể kê một vài loại thuốc uống cho trẻ: Men vi sinh, Loperamid…
Nếu trẻ bị nhiễm trùng ngoài da:
- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, các nốt nhiễm trùng cho bé.
- Bổ sung nhiều vitamin C qua thực phẩm như nước cam, bưởi…
- Dùng một số loại thuốc bôi, gel bôi có tính sát khuẩn, chống viêm theo chỉ định của bác sĩ.
5.2. Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban và sởi
5 cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban và sởi mà mẹ nên biết:
- Cách ly trẻ bị bệnh với những trẻ lành, người thân để hạn chế tiếp xúc, tránh lây lan cho những người chưa nhiễm bệnh.
- Hạn chế cho trẻ ra ngoài để tránh gió lạnh gây nhiễm lạnh.
- Vệ sinh cho trẻ hàng ngày và loại bỏ quan niệm kiêng nước. Không vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội phát triển.
- Cắt móng tay hoặc đeo găng tay cho trẻ để tránh tình trạng gãi ngứa gây lở loét, bội nhiễm.
- Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đặc biệt là vitamin A qua các loại thực phẩm: Đu đủ, cà rốt, rau xanh…
Sốt phát ban và sởi ở trẻ em tuy có nhiều triệu chứng khác nhau nhưng không khó để phân biệt nếu mẹ chú ý quan sát. Nếu còn băn khoăn về tình trạng bệnh của con, mẹ hãy liên hệ qua hotline 0911225336 hoặc để lại câu hỏi ở phần comment bên dưới để được Chuyên gia của Dr.Papie giải đáp chính xác, nhanh chóng nhất.
Từ khóa » Hình ảnh Sởi Và Phát Ban
-
Sốt Phát Ban Và Sởi Khác Nhau Như Thế Nào? | Vinmec
-
Chuyên Gia Chia Sẻ Cách Phân Biệt Sốt Phát Ban Và Sởi ở Trẻ | Medlatec
-
Hướng Dẫn Mẹ Cách Phân Biệt Sốt Phát Ban Và Sởi
-
Những Dấu Hiệu Phân Biệt Sởi Và Phát Ban ở Trẻ Nhỏ Mà Cha Mẹ Nên ...
-
Mách Mẹ Cách Phân Biệt Sốt Phát Ban Và Sởi | TCI Hospital
-
Cách Phân Biệt Bệnh Sởi Và Sốt Phát Ban Thông Thường
-
Hướng Dẫn Cách Phân Biệt Sốt Phát Ban Và Sởi ở Trẻ | Hapacol
-
Hình ảnh Sốt Phát Ban ở Trẻ Em Giúp Cha Mẹ Nhận Biết - Fitobimbi
-
Hình ảnh Sốt Phát Ban ở Trẻ Em Giúp Cha Mẹ Nhận Biết
-
3 Triệu Chứng Giúp Phát Hiện Bệnh Sởi Sớm, Phân Biệt Sởi Với Sốt Phát
-
Các Dạng Hình ảnh Phát Ban Trên Da Do Các Bệnh Lý Có Gì Khác Nhau
-
Bệnh Sốt Phát Ban Dạng Sởi Và Những điều Cần Biết
-
Cách Phân Biệt Sởi Và Sốt Phát Ban: Nhanh, Chính Xác, Tránh Biến ...
-
Giúp Mẹ Phân Biệt Bệnh Sởi Và Sốt Phát Ban - Bio-acimin