Hướng Dẫn Cách Phát âm Một Số Phụ âm Giúp Mẹ Sửa Ngọng Cho Con
Có thể bạn quan tâm
VnDoc.com xin giới thiệu tới các bạn hướng dẫn cách phát âm một số phụ âm giúp mẹ sửa ngọng cho con để các bạn có thể tham khảo và giúp các em có thể tự phân biệt quy tắc chính tả, cách phát âm, cách sửa nói ngọng, đọc và viết chuẩn nhất.
Hướng dẫn sửa ngọng
- 1. Các yếu tố ngữ âm trong âm tiết Tiếng Việt
- 2. Một số cách phát âm để sửa ngọng cho trẻ
- 3. 10 cách sửa nói ngọng cho trẻ
- 4. Một số bài tập chữa ngọng cho trẻ
- 5. Giáo án bài giảng cấp tiểu học
- a. Giáo án Stem
- b. Giáo án bài giảng điện tử
1. Các yếu tố ngữ âm trong âm tiết Tiếng Việt
Như đã biết, học thanh nhạc, ngoài việc tập luyện một số kỹ thuật cơ bản, còn phải học cách xử lý ngôn ngữ sao cho âm thanh lời ca phát ra nghe được rõ ràng và bảo toàn tính thẩm mỹ của ngôn ngữ từng dân tộc. Muốn xử lý ngôn ngữ Việt Nam, trước hết chúng ta phải biết sơ lược về các yếu tố ngữ âm cấu tạo nên từng tiếng, từng chữ (từng âm tiết) của ngôn ngữ Việt Nam.
1. Tiếng Việt Nam là một ngôn ngữ đơn vận (đơn âm, đơn lập) nhưng lại đa thanh.
a. Đơn vận:
Là mỗi tiếng, mỗi chữ chỉ gồm có một vần, nên khi nói rời từng tiếng, khi viết rời từng chữ, các vần các chữ không dính kết lại với nhau như một số ngôn ngữ khác. Câu thơ lục bát của Nguyễn Du:
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”
(Truyện Kiều)
Gồm 14 vần, 14 âm tiết, viết và đọc tách bạch nhau, không dính kết lại với nhau.
b. Đa thanh:
Là nhiều thanh điệu, nhiều dấu giọng. Cụ thể là có 6 thanh điệu, được ghi bằng 5 ký hiệu khác nhau: dấu sắc (Á), dầu huyền (À), dầu hỏi (Ả), dầu ngã (Ã), dấu nặng (Ạ). (Gọi tắt là 5 dấu 6 giọng). Không có dấu gọi là thanh-điệu “ngang”.
2. Mỗi tiếng (mỗi âm tiết) có 3 yếu tố là âm đầu, vần và thanh điệu.
Thí dụ trong chữ TOÀN
- T là âm đầu
- OAN là vần
- Ø là thanh huyền
3 yếu tố này được thấy rõ, chẳng hạn trong lối nói lái của Việt Nam:
Thí dụ:
- Bí mật: - Bật mí: đối vần, đổi thanh
- Bị mất: đối thanh
- Mất bị: đối âm đầu + đối vần …).
Trong 3 yếu tố đó, thì VẦN lại gồm 3 yếu tố khác: âm đệm + âm chính + âm cuối. Trong vần OAN, O là âm đệm, A là âm chính, N là âm cuối.
Vậy trong một âm tiết gồm tất cả 5 yếu tố:
- Âm đầu
- Âm đệm
- Âm chính
- Âm cuối
- Thanh điệu (là yếu tố ảnh hưởng lên toàn âm tiết)
Ta có sơ đồ các yếu tố của âm tiết như sau:
Thanh điệu (5) | |||
Âm đầu | Vần | ||
(1) | Âm đệm (2) | Âm chính (3) | Âm cuối (4) |
3. Ví trị âm đầu do các phụ âm đảm nhận, gọi là các phụ âm đầu
a. Đặc tính của các phụ âm là tự nó không phát ra âm thanh lớn được, mà cần kèm theo một nguyên âm, thì nó mới phát thành tiếng rõ ràng được. Khi đọc các phụ âm, làn hơi phải vượt qua một vật cản nào đó do tác động của môi lưỡi phối hợp, rồi mới đi ra ngoài theo đường miệng. Muốn đọc rõ các phụ âm thì phải cấu âm cho đúng cách, bằng cách tạo các điểm cản làn hơi bằng môi hay lưỡi (hình 8, 9, 10).
b. Các phụ âm đầu Việt Nam gồm: B, C, CH, D, Đ, G (GH), GI, H, (K), KH, L, M, N, NH, NG (NGH), PH, Q (U), R, S, T, TH, TR, V, X.
Nếu phận loại dựa theo cách cấu âm, ta sẽ có 5 loại chính:
* Phụ âm môi:
- môi + môi: m – b; (p): bình minh
- môi + răng: v – ph (f): vi phạm
* Phụ âm đầu lưỡi:
- đầu lưỡi + răng trên: t – th: tinh thần
- đầu lưỡi + hàm răng khít: x: xinh xắn
- đầu lưỡi + chân răng-vòm cứng: n – đ – l: nó đẹp lắm
- đầu lưỡi cong + vòm cứng: (l) – r – tr – s: rộn ràng, trong sáng
- đầu lưỡi rung + vòm cứng: r (r rung hơi khác với r mềm ở hàng trên): run rẩy, rung rinh
- đầu lưỡi bẹt + vòm cứng: d – gi: dòng giống
* Phụ âm mặt lưỡi:
- mặt lưỡi + vòm miệng: ch – nh: chi nhánh
* Phụ âm cuống lưỡi:
- cuống lưỡi ngoài + vòm mềm: kh – g (gh): khiêng gánh
- cuống lưỡi trong + vòm mềm: ng (ngh) – c (k,q): ngông cuồng, nguy kịch quá
* Phụ âm thanh hầu: - cuống lưỡi thụt về phía sau để thu hẹp thanh hầu: h : hầu hạ.
Lưu ý:
- Âm l có thể cấu âm ở cả 2 vị trí. Đối với người thường đọc lộn l ra n, và n ra l thì nên dùng l cong lưỡi để tập luyện. Không nên cong lưỡi quá, sẽ không tự nhiên.
- Âm r mềm ở hàng trên đọc gần giống như chữ j trong tiếng Pháp. Còn r rung thường gặp ở miền Trung, chỉ nên dùng để đọc các chữ diễn tả sự rung động như: rung rinh, run rẩy, run run … và để đọc các chữ r của tiếng La-tinh như Ma-ri-a, Ro-sa …
c. Có một số âm tiết không có phụ âm đầu như ăn, uống, an ủi … còn đa số các âm tiết đều có phụ âm đầu. Muốn cho rõ tiếng, cần tập: “bật môi, đánh lưỡi” cho đúng cách. Vai trò của lưỡi quan trọng nên người ta khuyên nên “đánh lưỡi bảy lần trước khi nói” là vậy.
4. Vần lại gồm 3 yếu tố khác : âm đệm + âm chính + âm cuối
a. Âm đệm:
Được ghi bằng bán âm u hoặc o. Đây là âm làm tròn môi trước khi đọc âm chính, làm cho âm tiết có âm sắc trầm tối (gọi là bán âm, vì mặt chữ thì giống như nguyên âm, nhưng công dụng lại không giống như nguyên âm).
- Chính tả ghi bằng u trước các nguyên âm vừa hoặc hẹp (uê, uơ, uya).
- Chính tả ghi bằng o trước các nguyên âm rộng (oa, oe) trừ khi trước nó là phụ âm q thì lại ghi bằng u (qua, que = koa, koe).
- Vì âm đệm là âm tròn môi, nên nó không đi trước các nguyên âm tròn môi o, ô, u nữa.
- Khi phát âm, không được dừng lâu ở âm đệm, mà phải chuyển qua âm chính ngay.
b. Âm chính: Vị trí âm chính do các nguyên âm đảm nhiệm
- Nguyên âm: là những âm tự nó phát ra âm thanh mà không cần nhờ tới một âm nào khác: làn hơi từ phổi ra qua thanh đới mở-đóng tạo cao độ của âm thanh, còn hình thể các khoang họng và khoang miệng khác nhau, do hoạt động của lưỡi và hàm dưới, sẽ tạo ra các nguyên âm khác nhau (hình 11).
- Phân loại: có hai loại nguyên âm chính là nguyên âm đơn (a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, e, ê, i/y) và nguyên âm phức (ia (iê), ưa (ươ), ua (uô)).
* Dựa trên vị trí của lưỡi, người ta còn phân ra:
- Nguyên âm hàng trước (lưỡi đưa ra trước, âm sắc sáng, bổng, môi bẹt): e, ê, i/y, iê (ia).
- Nguyên âm hàng giữa (lưỡi nằm ở giữa, âm sắc trung hoà, môi không bẹt, không tròn): a (ă), ơ (â), ư, ươ (ua).[1]
- Nguyên âm hàng sau (lưỡi rụt về sau, âm sắc tối, trầm, môi tròn): o, ô, u, uô (ua).
* Dựa trên độ mở của miệng, ta có 4 loại:
- Nguyên âm rộng : e, a, o (âm lượng lớn)
- Nguyên âm vừa : ê, ơ, ô (âm lượng vừa)
- Nguyên âm hẹp : i, ư, u (âm lượng nhỏ)
- Nguyên âm hẹp mở qua vừa : iê, ươ, uô (âm lượng nhỏ và lớn dần đến vừa)
Ghi chú:
- ă là âm ngắn của a
- â là âm ngắn của ơ
- o và ô đôi lúc có dạng âm dài là: oo, ôô (xoong, bôông) ia, ua, ưa là âm phức không có âm cuối (Td: chia, chua, chưa)
Ta có bảng tóm kết các nguyên âm như sau:
- Âm chính cùng với thanh điệu là hai yếu tố tối thiểu phải luôn luôn có mặt trong âm tiết, nếu không sẽ không có âm tiết: ả, ổ, ố …
c. Âm cuối:
Vị trí âm cuối do các bán âm cuối và phụ âm cuối đảm nhận.
* Bán âm cuối có 2 loại:
– Bán âm cuối bẹt miệng (lưỡi đưa ra trước) được ghi bằng i hoặc y:
- Được ghi bằng y sau các nguyên âm ngắn ă, â: ăy, âu (hãy lấy: đáng lẽ ra chính tả phải ghi “hẵy” mới đúng ngữ âm).
- Được ghi bằng i sau tất cả các nguyên âm còn lại mà không bẹt miệng (tức là bán âm i không đi sau các nguyên âm hàng trước, bẹt miệâng): ai ơi, ưi, ươi (ai # ăy) oi, ôi, ui, uôi.
– Bán âm cuối tròn môi (lưỡi rụt vào trong) được ghi bằng u hoặc o:
- Không đi sau các nguyên âm hàng sau (tròn môi)
- Được ghi bằng u sau các âm ngắn: âu, ău (trâu, tàu: đáng lẽ chính tả phải ghi “tằu” mới đúng ngữ âm)
- Được ghi bằng u sau các âm vừa và âm hẹp: du, ưu, ươu, êu, iu, iêu (yêu)
- Được ghi bằng o sau các âm rộng a, e = ao, eo (ao # ău)
Lưu ý: khi gặp ay thì phải phân tích là ăy, khi gặp au thì phải phân tích là ău
* Phụ âm cuối gồm 8 âm chia làm 4 cặp như sau:
– Phụ âm môi: m – p (đóng tiếng bằng 2 môi): làm đẹp, rập rạp …
– Phụ âm đầu lưỡi: n – t (đóng lưỡi lên chân răng): ban hát, sền sệt …
– Phụ âm mặt lưỡi: nh – ch (đóng mặt lưỡi lên vòm miệng): chênh chếch, rách, rình
Lưu ý: nh – ch chỉ đi sau các nguyên âm hàng trước e – ê – i: enh ech, ênh êch, inh ich. Do đó, khi chính tả ghi anh, ach, ta phải phân tích là enh ech mới đúng.
– Phụ âm cuống lưỡi: ng – c (đóng cuống lưỡi lên vòm mềm): vang, dốc, vằng vặc …
Lưu ý: khi ng – c đi sau các nguyên âm hàng sau o – ô – u, thì không phải chỉ đóng cuống lưỡi, mà còn phải đóng ngay cả 2 môi nữa (ta phải ộc tiếng làm cho 2 má hơi phồng lên để tạo khoảng vang trong miệng).
Ghi chú:
- Các phụ âm cuối p, t, ch, c chỉ đi với thanh điệu sắc hoặc nặng, làm cho vần phải đọc dứt sớm hơn các vần đóng cùng loại, cổ thi gọi các vần đó là vần chết (tử vận).
- Khi vần có các âm cuối, thì âm chính ít nhiều bị ảnh hưởng – nó làm cho độ mở của miệng giảm bớt, ngắn lại.
- Các vần có âm cuối gọi là VẦN ĐÓNG, các vần không có âm cuối gọi là VẦN MỞ.
5. Thanh điệu:
Gồm có sáu thanh: (1) ngang, (2) huyền, (3) ngã, (4) hỏi, (5) sắc, (6) nặng; được ký hiệu phiên âm bằng số 1 – 6 theo thứ tự trên.
a. Thanh điệu là yếu tố thay đổi cao độ của âm tiết. Nó ảnh hưởng lên toàn bộ âm tiết, nhưng khi viết nó được ghi trên hoặc dưới âm chính là nguyên âm đơn. Gặp nguyên âm phức không kèm theo âm cuối thì nó được ghi trên yếu tố đầu của âm phức (thí dụ: Chúa, chìa, chừa). Nếu nguyên âm phức có kèm theo phụ âm cuối thì thường ghi thanh điệu trên yếu tố thứ 2 của âm phức đó.
Thí dụ: vướng, tiếng, chuồng.
b. Phân loại dựa tên âm vực: có 2 loại cao và thấp
- Âm vực cao: thanh ngang, thanh ngã, thanh sắc
- Âm vực thấp: thanh huyền, thanh hỏi, thanh nặng
c. Phân loại dựa trên âm điệu: có 2 loại bằng và trắc
- Âm điệu bằng: thang ngang, thanh huyền
- Âm điệu trắc: (không bằng phẳng)
- Có đối hướng (gãy): thanh ngã, thanh hỏi
- Không đối hướng: thanh sắc, thanh nặng
Có thể tóm kết trong bảng sau đây:
Ghi chú: Các chữ để trong ngoặc đơn là tiếng Hán mà cha ông ta đã dùng trong thi văn cổ. Riêng “khứ” khắc với “nhập” ở chỗ thanh nhập âm điệu bị rút ngắn hơn thanh khứ.
Thí dụ: “má, “hán” (khứ) đọc dài hơn là “mát” (nhập) (thanh nhập đi với các âm cuối p, t, ch, c).
PHẦN THỰC TẬP
1. Tập đọc các nguyên âm đơn hàng trước, hàng giữa, hàng sau
- Phối hợp các phụ âm với các nguyên âm trên.
2. Tập đọc các âm cuối:
- Mai, măy, mao, mău, mam, máp, man, mát, mang mác …
- Tai, tăy, tao, tam, tan, tang …
- Mái, mắy, máo, mắu, mám, máp, mán, máng, mác. (Thay bằng các phụ âm đầu khác).
3. Tập phân biệt phụ âm đầu: xa # sa, la # na, tra # cha (thay các nguyên âm khác).
4. Ôn lại các mẫu luyện thanh đã học.
2. Một số cách phát âm để sửa ngọng cho trẻ
1. Âm tiết mở đầu bằng nguyên âm đơn:
– Cách nói: Âm tiết đầu là tất cả các âm vị của âm tiết chuẩn nhưng mang thanh nặng. Âm tiết thứ 2 là nguyên âm của âm tiết nhưng mang thanh sắc. Bạn cứ đọc theo đúng ví dụ bên dưới, chẳng hạn. ĐỖ thì đọc ĐỘ trước sau đọc thêm Ố vào sẽ ra chữ ĐỖ đúng nhé.
Giờ thực hành luôn với vài ví dụ sau nào:
– Ví dụ: ĐỖ = ĐỘ + Ố => Quả đỗ, Cỗ = cộ + ố =>ăn cỗ, Mõ = Mọ + ó => cái mõ, chõ = chọ + ó => cái chõ, Gỗ = gộ + ố => khúc gỗ, Dễ = dệ + ế => dễ 2. Âm tiết mở bằng nguyên âm đôi:
– Cách nói: Âm tiết đầu là tất cả các âm vị của âm tiết chuẩn nhưng mang thanh nặng. Âm tiết thứ hai là nguyên âm /Ơ/ mang thanh sắc /Ớ/
Tương tự áp dụng như cách 1 nhé các bạn. Đơn giản phải không nào. Mà quan trọng là cách chữa nói ngọng dấu ngã này là chuẩn nhé. Đọc đâu trúng đó. Thế là ok rồi.
– Ví dụ: Đũa = Đụa + ớ => đôi đũa, Chữa = chựa + ớ => thuốc chữa, Đĩa = Địa + ớ => cái đĩa, Bữa = bựa + ớ => cơm bữa… 3. Âm tiết khép bằng nguyên âm ngắn /i/ hoặc /u/:
– Khái niệm: Âm tiết khép là những âm tiết được kết thúc bằng một phụ âm không vang. Một số âm như là (/p, t, k/).
– Ví dụ: theo dõi, gần gũi, cơn bão, bạc bẽo… (những chữ O ở cuối câu trong các trường hợp trên là biểu thị âm /U/)
– Cách nói: Âm tiết đầu là toàn bộ âm tiết đó nhưng mang thanh nặng. Âm tiết thứ hai là nguyên âm ngăn nhưng mang thanh sắc:
– Ví dụ: MUỖI = MUỘI + Í => con muỗi, TRỖI = TRỘI + Í => trỗi dậy, BÃO = BẠO + Ú => cơn bão, NÃO = NẠO + Ú => trí não
2. Âm tiết khép bằng phụ âm mũi:
Trong tiếng Việt, chỉ những âm tiết khép bằng các phụ âm mũi sau đây mới mang thanh NGÃ. Các âm đó là âm /m/ , /n/ , /nh/ , /ng/
– Ví dụ: lẫm chẫm, mùi mẫn, yên tĩnh, đĩnh đạc, mềm nhũn…
– Cách nói: Âm tiết đàu là toàn bộ âm tiết đó nhưng mang thanh nặng. Âm tiết thứ hai là nguyên âm /Ư/ ( nhưng phát âm giọng mũi và mang thanh nặng /Ứ/ )
– Ví dụ: LẪN = LẬN + Ứ => lầm lẫn, LÃM = LẠM + Ứ => ngự lãm, RÃNH = RẠNH + Ứ => cống rãnh, DŨNG = DỤNG + Ứ => trung dũng, NGỖNG = NGỖNG + Ứ => con ngỗng…
>>> Xem thêm: Tổng hợp các cách sửa nói ngọng cho trẻ
Mời các thầy cô xem chi tiết các phần trong sách để giúp các em phát âm đúng như sau:
3. 10 cách sửa nói ngọng cho trẻ
Bạn có thể thử áp dụng 10 cách dưới đây.
“Sàng lọc” những người tiếp xúc với trẻ
Một trong những lý do thường gặp nhất dẫn tới tật nói ngọng của trẻ là do trẻ bắt chước những người xung quanh như bố mẹ, bạn bè, giáo viên,... Vì thế bạn nên sàng lọc đối tượng tiếp xúc với con bạn, bạn nên hạn chế, thậm chí có thể là không cho trẻ tiếp xúc với những người có phát âm không chuẩn. Nếu là trẻ học nói ngọng từ cô giáo ở lớp thì bạn nên cho con chuyển lớp, hay trẻ nói ngọng do chơi với bạn bè hàng xóm thì bạn nên hạn chế cho con chơi cùng các bạn đó.
Luyện tập thời gian ngắn nhưng thường xuyên
Bố mẹ nên dành thời gian luyện tập sửa ngọng cùng trẻ, bạn nên sửa ngọng cho bé bằng những bài tập ngắn vì nếu bài tập dài trẻ sẽ nhanh chán và mất tập trung, chỉ nên cho trẻ luyện tập 2 - 3 phút nhưng tập nhiều lần trong ngày sẽ đem lại hiệu quả cao, khi luyện tập cho trẻ thì không nên nổi nóng và nản chí vì nếu như vậy bạn sẽ thất bại.
Cho con luyện cơ miệng thường xuyên
Bố mẹ nên tập hợp và phân loại lại những chữ cái, từ mà con đang phát âm sai để có phương hướng hướng dẫn con nói chuẩn hơn. Có thể cho con tập bài tập luyện cơ miệng vào buổi sáng như: Há miệng to và nói “A, O, TR,…” làm khoảng 5 - 7 lần.
Ngoài ra, bạn nên kết hợp giữa bài tập với các trò chơi để trẻ hứng thú hơn và không bị chán, bạn có thể cho con bạn chơi đố vui hay tìm đồ vật rồi gọi tên đồ vật,... khi rèn nói ngọng cho con thì bạn nên nói chậm lại, không cáu gắt, không tức giận, nên tạo cho trẻ một môi trường thoải mái để trẻ tiếp thu thứ bạn muốn truyền đạt tới con, sửa lỗi nói ngọng nên vừa sửa và chơi sẽ hiệu quả cao hơn.
Giúp trẻ bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng tới phát âm
Những thói quen xấu cũng là nguyên nhân dẫn đến nói ngọng như mút tay, ngoái mũi, cho tay vào miệng,… Vì thế, ba mẹ nên luôn chú ý nhắc nhở để trẻ có thể dần dần bỏ những thói quen này. Ví dụ nếu trẻ mút tay khi đang cùng cả nhà xem tivi thì bạn có thể cho trẻ chơi một trò chơi nào đó khiến trẻ quên đi việc mút tay hoặc bạn cũng có thể trực tiếp nhắc nhở trẻ để trẻ biết những hành động đó là không nên làm.
Để trẻ biết mình phát âm sai
Khi trẻ lớn một chút hay khi bạn không có đủ thời gian hay sự kiên trì để sửa lỗi ngọng cho trẻ thì bạn có thể trực tiếp cho trẻ biết trẻ đang phát âm sai để trẻ tự ý thức về việc mình đang nói ngọng và sẽ tự chú ý sửa sai cho mình. Trẻ nói ngọng sẽ không biết mình đang bị ngọng và ngọng như thế nào nên cách nhanh nhất là bạn cho con bạn biết bé đang nói ngọng, bạn có thể chọn cách ghi âm lại một đoạn trẻ nói ngọng để cho trẻ nghe, khi đó trẻ sẽ có được hình dung tốt nhất về tình trạng ngọng của mình.
Cho trẻ tập nói trước gương
Việc nói trước gương sẽ tạo cho trẻ sự mới lạ và thích thú, cả nhà cùng nhau đúng trước gương, tất cả cùng nhau nói, cùng nhau phát âm. Cả ba mẹ và con đều nói trước gương. Ba mẹ phát âm mẫu cho trẻ những từ và cụm từ mà trẻ thường nói sai để trẻ quan sát, khi phát âm mẫu bố mẹ nên chú ý phát âm chậm và rõ ràng nhất có thể để trẻ có thể dễ dàng quan sát và bắt trước theo. Khi trẻ bắt trước theo thì bố mẹ nên quan sát và sửa sai kịp thời thì trẻ sẽ nhớ hơn, nên động viên trẻ khi luyện tập.
Kể chuyện, đọc thơ cùng con
Thực tế nhiều người khi nói sẽ phát âm sai khi giao tiếp thường ngày nhưng khi hát, đọc truyện lại nói chuẩn, đúng. Trẻ em cũng giống như vậy. Do đó, ba mẹ có thể sửa ngọng cho trẻ bằng việc thường xuyên đọc truyện cho trẻ nghe, cũng có thể cho con đọc truyện hay cùng con hát những bài hát thiếu nhi mà trẻ yêu thích. Quá trình mà trẻ bắt chước kể theo những câu chuyện, hát theo những bài hát mà ba mẹ đã kể hay hát sẽ giúp trẻ dần dần phát âm chuẩn hơn.
Các bé thường rất thích nghe kể chuyện, hát tuy nhiên việc đó không đồng nghĩa với việc bé không chán, chính vì thế bạn nên chọn những câu chuyện ngắn gọn, vui vẻ để tạo hứng thú cho trẻ.
Khuyến khích bé giao tiếp
Giao tiếp là nguyên nhân dẫn đến nói ngọng nhưng đồng thời cũng là cách để sửa nói ngọng tốt nhất. Bé sẽ phát âm tốt hơn khi thường xuyên được giao tiếp với mọi người xung quanh. Cha mẹ cần tạo thêm không gian giao tiếp cho bé như bạn có thể cho bé ra ngoài công viên chơi hoặc đến nơi có nhiều trẻ nhỏ để vui chơi. Tuy nhiên, cho tiếp xúc nhiều không phải là ai cũng tiếp xúc, mà nên tránh những trường hợp nói ngọng, nói giọng địa phương.
Không nhại, chê con khi con nói ngọng
Một sai lầm rất thường gặp ở người lớn là khi trẻ nói ngọng thì thường hay đùa với con bằng cách nhại lời con, chọc quê con thậm chí còn có người lớn chê con nói ngọng khiến trẻ cảm thấy xấu hổ. Điều này chỉ khiến trẻ khó chữa được tật nói ngọng hơn mà thôi vì trẻ sẽ lầm tưởng điều đó khiến cho bố mẹ vui nên sẽ cố nói ngọng nhiều hơn. Còn đối với trường hợp trẻ bị chê nhiều sẽ khiến trẻ dễ bị tổn thương và trở nên sống khép kín, mất tự tin.
Cho trẻ gặp chuyên gia để tư vấn
Nếu bạn không có thời gian, không có sự kiên nhẫn, không tự tin vào khả năng của mình thì bạn có thể cho trẻ gặp các chuyên gia là các giáo viên chuyên dạy ngôn ngữ hay bác sĩ, bạn cũng có thể cho con của bạn tham gia vào một lớp học phát âm để trẻ của bạn có thể có một một trường luyện tập chuyên nghiệp nhất. Cách này cũng sẽ mang lại một hiệu quả rất tích cực.
Lưu ý với các bậc cha mẹ:
- Cha mẹ nên kiên trì trong việc dạy bé nói, không nôn nóng.
4. Một số bài tập chữa ngọng cho trẻ
Bài tập vận động miệng tổng quát
Vận động khớp hàm miệng: Hướng dẫn trẻ há miệng, ngậm miệng theo khẩu lệnh à - ập: ngón cái của cô đặt vào giữa cằm, kéo xuống cho khớp hàm mở ra. Sau đó vẫn dùng ngón cái giữ điểm giữa cằm kết hợp ngón tay trỏ đẩy hàm lên thực hiện liên tục 3-5 lần sau đó giảm dần sự trợ giúp để trẻ tự thực hiện. Việc vận động này giúp cơ hàm của trẻ linh hoạt, dễ phát âm.
Vận động môi: Mím môi, răng hàm trên cắm vào môi dưới. Có thể hỗ trợ trẻ bằng cách dùng ngón tay cái của cô đặt dưới điểm dưới môi, đẩy môi vào trong và hướng dẫn học sinh cắn răng vào môi 4-5 lần.
Vận động lưỡi: Đưa lưỡi sang hai bên mép bằng cách cho trẻ liếm mật ong 2 bên mép trái, phải liếm mật ong tròn viền môi (trò chơi mứt ngon), có thể thay mật ong bằng kẹo mút.
Vận động răng: Hướng dẫn học sinh cắn hai hàm răng vào nhau (trò chơi đánh răng, cười hì...).
Hóp má: Hướng dẫn trẻ giả làm máy bay ù ù, vù vù hay làm động tác thổi nến.
Một số bài tập chữa ngọng thanh ngã bằng âm tiết:
Giáo viên, phụ huynh có thể sửa ngọng cho trẻ bằng cách hướng dẫn trẻ nói phần vần chưa nguyên âm đơn như o, ô, ơ, i, u, ư, a, e, ê:
lã = lạ + á => lã (nước lã)
bã = bạ + á => bã (bã chè)
tã = tạ + á => tã (tã lót)
mã = mạ + á => mã (mật mã)
đỗ = độ + ố => đỗ (giá đỗ)
Luyện đọc câu: Bé Nghĩa đi đến chỗ có ghế gỗ rất dễ dạng mà không bị ngã/ Nhà ông Lãm có cỗ giỗ, ông mua mỡ cỡ một cân.
Âm tiết có chứa nguyên âm đôi, không chứa câu cuối như:
đĩa = địa + ớ => đĩa (cái đĩa)
đũa = đụa + ớ => đũa (đôi đũa)
Luyện đọc câu: Mẹ em bày đĩa cá kho mà em không dám đụng đũa nào vì em sợ hóc xương khó chữa.
Âm tiết kết thúc bằng bán nguyên âm ví dụ như:
nẫu = nậu + ú => nẫu (nẫu ruột)
mẫu = mậu + ú => mẫu (mẫu đơn)
muỗi = muội + í => muỗi (con muỗi)
Luyện đọc câu: Sau cơn bão, bà con nhớ vệ sinh chỗ ở để diệt muỗi.
Âm tiết kết thúc bằng phù âm mũi như:
Mẫn = mận + ứ => mẫn (cần mẫn)
lãm = lạm + ứ => lãm (triển lãm)
dũng = dụng + ứ => dũng (dũng cảm).
Luyện đọc câu: Khi mọi việc còn chưa ngã ngũ, mọi người cần bình tĩnh và kiên nhẫn chờ đợi.
Tách âm tiết thành 2 âm tiết: âm tiết thứ nhất giữ nguyên âm đầu và nguyên âm + dấu nặng, âm tiết thứ 2 chưa vần của âm tiết nhưng thêm dấu sắc.
lão = lạ + áo
sẫm = sạ + ấm
dũng = dụ + úng
chẵn = chạ + ắn
mãnh = mạ + ánh
chĩnh = chị + ính
Luyện đọc câu: "Bà lão cầm cái chĩnh màu nâu sẫm đưa cho chàng dũng sĩ".
5. Giáo án bài giảng cấp tiểu học
a. Giáo án Stem
- Giáo án STEM lớp 1
- Giáo án STEM lớp 2
- Giáo án STEM lớp 3
- Giáo án STEM lớp 4
- Giáo án STEM lớp 5
b. Giáo án bài giảng điện tử
- Giáo án điện tử lớp 1
- Giáo án điện tử lớp 2
- Giáo án điện tử lớp 3
- Giáo án điện tử lớp 4
- Giáo án điện tử lớp 5
Chúc các bạn áp dụng thành công nhé!
------------------------------
Xem thêm:
- Quy tắc chính tả phân biệt l/n, ch/tr, x/s, gi/d/, c/q/k, i/y
- Viết đúng dấu "Hỏi-Ngã" trong chính tả Tiếng Việt
- Phân biệt "nên" và "lên" khi viết chính tả
- Dãn hay Giãn, Co dãn hay Co giãn, Thư dãn hay Thư giãn đúng chính tả?
- Chần chừ hay Trần trừ mới là đúng chính tả?
Trên đây là Hướng dẫn cách phát âm một số phụ âm giúp mẹ sửa ngọng cho con. Ngoài ra, các em học sinh còn có thể tham khảo toàn bộ biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo hay các tài liệu liên quan một số cách phát âm để sửa ngọng cho trẻ mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc tại chuyên mục: Dành cho giáo viên
Từ khóa » Cách Dạy Trẻ Nói Ngọng Dấu Ngã
-
Cách Sửa Nói Ngọng Khi Phát âm Từ Có Dấu Ngã - YouTube
-
Sửa Ngọng Dấu Ngã | Cách Luyện Giọng Nói Hay | Cô Trang Mon
-
Cách Chữa Nói Ngọng Dấu Ngã Hiệu Quả (Bài Tập đi Kèm)
-
Cách Sửa Ngọng Dấu Ngã Thành Dấu Sắc Ai Cũng Nên Biết.
-
Cách đọc Dấu Hỏi Và Dấu Ngã: Chữa Ngọng Phát âm Cho Trẻ Hiệu Quả
-
Sửa Giọng địa Phương, Sửa Ngọng, để Có Một Một Giọng Nói Chuẩn ...
-
Trị Tận Gốc Tật Nói Ngọng Của Bé - AFamily
-
Chữa Nói Ngọng - SƯẢ NGỌNG DẤU NGÃ | Facebook
-
Cách Chữa Ngọng Dấu Hỏi - Hỏi Đáp
-
Con Của Mẹ • Xem Chủ đề - Nói Ngọng Dấu Ngã Thành Dấu Sắc, Dấu ...
-
Cách Sửa Nói Ngọng Khi Phát âm Từ Có Dấu Ngã
-
( Nguyên Nhân ) Vì Sao Trẻ NÓI NGỌNG - Tại Sao Trẻ 4 Tuổi Nói Chứ Rõ
-
Trẻ Nói Ngọng: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả | Vinmec
-
Bé Bị Nói Ngọng – Kinh Nghiệm Sửa Nói Ngọng Cho Con