Sửa Giọng địa Phương, Sửa Ngọng, để Có Một Một Giọng Nói Chuẩn ...

Ở phần Cách sửa lỗi phát âm để có một một giọng nói chuẩn (phần 1) chúng ta đã làm quen với ngọng dấu hỏi. Hôm nay người viết sẽ tiếp tục Cách sửa lỗi phát âm để có một một giọng nói chuẩn (phần 2) cho những bạn bị ngọng dấu ngã. Bạn có thể xem phần 3 Cách sửa lỗi phát âm để có một một giọng nói chuẩn (phần 3) CÁCH SỬA lỖI PHÁT ÂM E – O

CÁCH SỬA LỖI DẤU NGÃ

1. Âm tiết mở đầu bằng nguyên âm đơn:

– Cách nói: Âm tiết đầu là tất cả các âm vị của âm tiết chuẩn nhưng mang thanh nặng, âm tiết thứ 2 là nguyên âm của âm tiết nhưng mang thanh sắc. – Ví dụ: ĐỖ = ĐỘ + Ố => Quả đỗ, Cỗ = cộ + ố =>ăn cỗ, Mõ = Mọ + ó => cái mõ, chõ = chọ + ó => cái chõ, Gỗ = gộ + ố => khúc gỗ, Dễ = dệ + ế => bài dễ…

2. Âm tiết mở bằng nguyên âm đôi:

– Cách nói: Âm tiết đầu là tất cả các âm vị của âm tiết chuẩn nhưng mang thanh nặng, âm tiết thứ hai là nguyên âm /Ơ/ mang thanh sắc /Ớ/ – Ví dụ: Đũa = Đụa + ớ => đôi đũa, Chữa = chựa + ớ => thuốc chữa, Đĩa = Địa + ớ => cái đĩa, Bữa = bựa + ớ => cơm bữa…

3. Âm tiết khép bằng nguyên âm ngắn: /i/ hoặc /u/

– Khái niệm: Âm tiết khép là những âm tiết được kết thúc bằng một phụ âm không vang (/p, t, k/). – Ví dụ: theo dõi, gần gũi, cơn bão, bạc bẽo… (những chữ O ở cuối câu trong các trường hợp trên là biểu thị âm /U/) – Cách nói: Âm tiết đầu là toàn bộ âm tiết đó nhưng mang thanh nặng, âm tiết thứ hai là nguyên âm ngăn nhưng mang thanh sắc: – Ví dụ: MUỖI = MUỘI + Í => con muỗi, TRỖI = TRỘI + Í => trỗi dậy, BÃO = BẠO + Ú => cơn bão, NÃO = NẠO + Ú => trí não

4. Âm tiết khép bằng phụ âm mũi:

Trong tiếng Việt, chỉ những âm tiết khép bằng các phụ âm mũi sau đây mới mang thanh NGÃ: /m/ , /n/ , /nh/ , /ng/ – Ví dụ: lẫm chẫm, mùi mẫn, yên tĩnh, đĩnh đạc, mềm nhũn… – Cách nói: Âm tiết đàu là toàn bộ âm tiết đó nhưng mang thanh nặng, âm tiết thứ hai là nguyên âm /Ư/ ( nhưng phát âm giọng mũi và mang thanh nặng /Ứ/ ) – Ví dụ: LẪN = LẬN + Ứ => lầm lẫn, LÃM = LẠM + Ứ => ngự lãm, RÃNH = RẠNH + Ứ => cống rãnh, DŨNG = DỤNG + Ứ => trung dũng, NGỖNG = NGỖNG + Ứ => con ngỗng…

Nhiều người quan tâm:

>> Kỹ năng làm MC dẫn chương trình – Tự tin thuyết trình>> Bí quyết học kỹ năng thuyết trình nhanh nhất

BÀI LUYỆN TẬP PHÁT ÂM DẤU NGÃ (~)

Bài tập 1: Luyện phát âm trong các từ 1. Lã chã, lề mề, cũ kĩ, lỗ mỗ, lỡ cỡ, lõ mõ, lỗ chỗ, bỗ bã, võ vẽ, bỡ ngỡ, hũ mỡ, gõ mõ, gỗ mỡ, ngõ rẽ. 2. Muỗi, mẫu mã, chuỗi, vĩnh viễn, dễ dãi, rỗi rãi, chữ nghĩa, lững thững, lõm bõm, lỗ lãi, vãi vã, giữ mãi, đỗ đãi, nghĩ mãi. 3. Lỗ mãng, dũng mãnh, mũm mĩm, cũn cỡn, ngẫm nghĩ, nhẫn, nhũn, nhuyễn. 4. Mũ mãng, nghễnh ngãng, lẫm chẫm, nhõng nhẽo, nhũng nhiễu, bẽn lẽn, vũ nữ, kỹ lưỡng, vững chãi, dĩ vãng, võng vãnh, nhũn nhão, lẵng nhẵng…Bài tập 2: Bài đọc hỗn hợp: Bé Dũng đi xem triển lãm Bé Dũng ngoan ngoãn nên những ngày lễ hoặc rỗi rãi mẹ Dũng thường dẫn Dũng đi chơi hoặc xem triển lãm. Dũng nhớ vào một ngày lễ, mẹ Dũng dẫn Dũng đi xem triển lãm Giảng Võ. Khu triển lãm Giảng Võ nằm giữa nhưng dãy nhà cao lừng lững. Dũng lững thững theo mẹ dẫn, quay những dãy nhà triển lãm sạch sẽ, xem nhưng gian hàng mẫu đẹp đẽ. Có những em bé mới lẫm chẫm biết đi cũng được mẹ ẵm vào xem triển lãm. Hàng mẫu trong triễn lãm thứ gì cũng đẹp mĩ mãn: đồ gỗ nhẵn bóng, nhiều thứ làm từ gỗ lũa, gỗ mỡ. Hàng may sẵn có nhiều mẫu mã, kích cỡ, cho nam và nữ, mang nhãn của nhiều hãng; có thứ màu sẫm, thứ màu sặc sỡ khiến gian hàng mẫu may sẵn trở nên đẹp đẽ và rực rỡ. Mẹ Dũng cho Dũng thử chiếc áo màu sữa, nhưng lấy lẫn cỡ nên Dũng mặc ngắn cũn cỡn. Dũng dừng mãi ở gian hàng mẫu đồ chơi dành cho những bé mẫu giáo, với những thứ rất hấp dẫn: chú Tễu ngộ nghĩnh, búp bê bụ bẫm, con lợn nhựa béo mũm mĩm, con ngỗng trắng nõn, chàng kị sĩ đội mũ phớt kiểu Nam Mỹ trông rất dũng mãnh, có em bé lễ mễ ôm con gấu to hết cỡ. Dũng còn muốn xem mãi nhưng thời gian đã trễ. Mẹ Dũng bảo Dũng nếu Dũng ngoan ngoãn sẽ cho Dũng đi xem nữa. Dũng hứa sẽ ngoan ngoãn. Buổi đi xem triển lãm đã đi vào dĩ vãng nhưng Dũng vẫn nhớ mãi!

Từ khóa » Cách Dạy Trẻ Nói Ngọng Dấu Ngã