Hướng Dẫn Cách Tính Chỉ Số Giá Xây Dựng Chi Tiết Và đầy đủ Nhất

Chỉ số giá xây dựng là số liệu quan trọng đối với nền kinh tế thị trường nước ta và là thước đo để quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Hãy cùng bất động sản ODT tìm hiểu về cách tính chỉ số giá xây dựng qua bài viết dưới đây.

1. Chỉ số giá xây dựng là gì?

Hướng dẫn cách tính chỉ số giá xây dựng chi tiết và đầy đủ nhất

Chỉ số giá xây dựng là chỉ tiêu phản ánh những biến động của chi phí xây dựng theo thời gian, và được làm cơ sở để xác định hay điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng, giá gói thầu xây dựng, dự toán xây dựng công trình, quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình, giá hợp đồng xây dựng và chi phí đầu tư xây dựng. 

Theo Điều 2 Thông tư số 14/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chỉ số giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng gồm:

  • Chỉ số giá xây dựng theo loại công trình là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động giá xây dựng của loại công trình theo thời gian.
  • Chỉ số giá phần xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của phần chi phí xây dựng của công trình theo thời gian.
  • Chỉ số giá phần thiết bị là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của phần chi phí thiết bị của công trình theo thời gian.
  • Chỉ số giá phần chi phí khác là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của một số loại chi phí như phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình, phí quản lý dự án và các chi phí khác của công trình theo thời gian.
  • Chỉ số giá nhân công xây dựng của công trình là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động chi phí nhân công xây dựng của công trình theo thời gian 
  • Chỉ số giá vật liêu xây dựng công trình là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động chi phí phần vật liệu xây dựng của công trình theo thời gian. 
  • Chỉ số giá máy và thiết bị thi công xây dựng công trình là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động chi phí máy và thiết bị thi công xây dựng của công trình theo thời gian.
  • Chỉ số giá xây dựng theo loại vật liệu là chỉ tiêu phản ánh biến động giá của loại vật liệu xây dựng theo thời giangian

Đối với các loại công trình xây dựng khác nhau, việc cần phải xác định chỉ số giá nào hay toàn bộ các chỉ số cũng khác nhau, tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu của công tác quản lý và chi phí đầu tư xây dựng công trình.

2. Cách tính chỉ số giá xây dựng 

2.1. Phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng 

Đơn vị hướng dẫn phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng và công bố chỉ số xây dựng quốc gia là Bộ Xây dựng, theo Điều 8 Thông tư số 14/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019. 

Theo đó, chỉ số của giá xây dựng sẽ được xác định bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền trong mức độ biến động giá của các yếu tố đầu vào đại diện được chọn với quyền số tương ứng. 

Căn cứ vào đặc điểm của từng địa phương, UBND cấp tỉnh sẽ tính toán chỉ số giá xây dựng chung toàn tỉnh, từng thành phố và từng khu vực trên địa bàn tỉnh, thành phố trước khi tổng hợp lại để cho ra chỉ số giá xây dựng chung. 

Đối với chỉ số giá xây dựng toàn quốc, công thức tính là bình quân nhân gia quyền giữa chỉ số từng đơn vị hành chính và quyền số tương ứng. 

Chỉ số giá xây dựng vùng được tính bằng công thức bình quân nhân gia quyền của chỉ số giá xây dựng từng tỉnh, thành phố trong vùng với quyền số tương ứng. 

Chi số giá xây dựng đối với từng công trình cụ thể được tính dựa vào các yếu tố như cơ sở cơ cấu chi phía của công trình đó, yếu tố đầu vào phù hợp, điều kiện xây dựng công trình và đặc điểm của từng khu vực cụ thể. 

2.2. Nguyên tắc xác định và quản lý chỉ số giá xây dựng 

Việc xác định và quản lý chỉ số giá xây dựng cần được tiến hành một cách khách quan, chính xác và kịp thời những biến động về chỉ số giá trên thị trường của các địa phương. Sau đó, cần được công bố kịp thời.

Để xác định chỉ số giá xây dựng, cần lấy danh mục cùng các công trình mang tính đại diện và được tính trong khoảng thời gian được lựa chọn, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, lãi vay trong thời gian xây dựng, vốn lưu động ban đầu cho sản xuất kinh doanh. 

Chỉ số giá xây dựng được tính theo đơn vị phần trăm. Cơ cấu chi phí xây dựng để tính toán chỉ số giá xây dựng phải phù hợp với cơ cấu chi phí theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, căn cứ vào các số liệu thống kê đã được sử dụng cố định đến thời điểm có sự thay đổi. 

Việc quản lý chỉ số giá xây dựng cần tuân thủ các quy định, điều kiện của pháp luật, phù hợp với xu hướng biến động của thị trường tại khu vực và không có sự khác biệt lớn giữa các địa phương. 

3. Trình tự và thời điểm xác định chỉ số giá xây dựng 

Trình tự xác định chỉ số giá xây dựng gồm các bước sau:

  • Xác định thời điểm tính toán gồm thời điểm gốc và thời điểm so sánh 
  • Lập danh mục chỉ số giá xây dựng và lựa chọn các yếu tố đầu vào 
  • Thu thập và xử lý số liệu 
  • Tổng hợp và xác định chỉ số giá xây dựng 

Theo Điều 5 Thông tư số 14/2019/TT-BXD, thời điểm xác định chỉ số giá xây dựng như sau:

  • Thời điểm gốc là năm 2020. Căn cứ vào thời điểm khi thay đổi thời điểm gốc mà Bộ Xây dựng quy định, các địa phương sẽ có sự điều chỉnh phù hợp. 
  • Thời điểm so sánh là các tháng, quý và năm công bố chỉ số giá xây dựng so với thời điểm gốc.

Riêng đối với công trình cụ thể, chủ đầu tư sẽ căn cứ vào tiến độ và điều kiện thực hiện để xác định thời điểm gốc, thời điểm so sánh phù hợp. Việc xác định chỉ số giá xây dựng chính xác sẽ giúp chủ đầu tư có sự chuẩn bị kỹ càng về chi phí cần thiết, tránh trường hợp xảy ra thiếu sót về chi phí nguyên liêu, nhân công. 

Ngoài ra, nó còn giúp giảm bớt những khoản chi phí phát sinh cần bổ sinh trong quá trình xây dựng công trình, đồng thời đáp ứng yêu cầu thực tế trong lĩnh vực xây dựng tại thời điểm nhất định. 

Từ khóa » Chỉ Số Giá Xây Dựng Công Trình Là Gì