Hướng Dẫn Cách Trình Bày Tiểu Luận Mẫu Trong Word Hoàn Chỉnh

3.4/5 - (55 bình chọn)

Một bài tiểu luận hoàn chỉnh không thể được trình bày một cách ngẫu hứng mà phải có cách trình bày tiểu luận theo một quy định chuẩn form nhất định bao gồm các quy chuẩn về cỡ chữ, khoảng cách các dòng, căn lề, kiểu chữ, font chữ,… Cùng Luận Văn Việt tham khảo bài viết dưới đây để hiểu cách trình bày tiểu luận rõ nhất.

Mục lục Ẩn
  • 1. Bố cục và kết cấu của bài tiểu luận
    • Phần 1: Mở đầu
    • Phần 2: Cơ sở lý luận
    • Phần 3: Thực trạng và đánh giá
    • Phần 4: Giải pháp, kiến nghị, bài học kinh nghiệm rút ra
    • Phần 5: Kết luận
  • 2. Các bước viết một bài tiểu luận hoàn chỉnh
    • 2.1. Phân tích câu hỏi
    • 2.2. Nghiên cứu
    • 2.3. Lên kế hoạch
    • 2.4. Bắt tay vào viết tiểu luận
    • 2.5. Biên tập
  • 3. Cách trình bày tiểu luận trên Word chi tiết
  • 4. Quy định viết “Tài liệu tham khảo” trong bài tiểu luận

hinh-anh-cach-trinh-bay-tieu-luan-1

1. Bố cục và kết cấu của bài tiểu luận

Một bài tiểu luận được trình bày đúng Form cần có các mục như:

  • Lời mở đầu
  • Mục lục: Danh mục ký hiệu, danh mục bảng biểu…
  • Phần nội dung bao gồm: Cơ sở lý thuyết, phân tích thực trạng và trình bày quan điểm của tác giả.
  • Kết luận
  • Danh mục tài liệu tham khảo

Phần 1: Mở đầu

  • Lý do chọn đề tài nghiên cứu.
  • Mục tiêu nghiên cứu.
  • Phạm vi nghiên cứu.
  • Phương pháp nghiên cứu.
  • Kết cấu của chuyên đề.

Bài mở đầu tiểu luận là một phần quan trọng. Nó là phần đầu tiên mà người đọc sẽ chú ý đến. Cách trình bày bài tiểu luận phần mở đầu nên:

  • Dẫn dắt người đọc đến chủ đề chung
  • Nhận diện trọng tâm hay mục đích của bài luận.
  • Tóm tắt phạm vi, có nghĩa là, những điểm cần khai thác, lưu ý bắt kỳ sự giới hạn nào.
  • Kết thúc bằng việc nhận diện ý chủ đạo/quan điểm chính (thesis)

Phần 2: Cơ sở lý luận

Nêu lên một số lý luận hoặc giới thiệu tổng quan về vấn đề mình sẽ viết. Nếu có ý định đưa bài học kinh nghiệm cho vấn đề được nêu ở trong đề tài thì vị trí thích hợp nhất là để ở cuối phần này. Sinh viên trình bày cô đọng về cơ sở lý luận liên quan đế đề tài nghiên cứu.

hinh-anh-cach-trinh-bay-tieu-luan-2

Phần 3: Thực trạng và đánh giá

Sinh viên đánh giá tình hình thực tế về chủ đề nghiên cứu tại một doanh nghiệp, cơ quan hoặc một tổ chức cụ thể. Nêu được những mặt mạnh, mặt hạn chế của vấn đề nghiên cứu, lý giải được nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển hay suy thoái về tình hình xây dựng và áp dụng pháp luật cũng như các vấn đề liên quan đến chủ đề nghiên cứu.

Phần 4: Giải pháp, kiến nghị, bài học kinh nghiệm rút ra

Phần này đưa ra trên cơ sở căn cứ vào thực trạng, những khó khăn, vướng mắc còn gặp phải của vấn đề đã nêu trong chương 2. Trong phần này, các bạn có thể đề xuất theo quan điểm cá nhân để hoàn thiện về mặt lý luận liên quan đến đề tài.

Các giải pháp phải dựa trên kết quả phân tích ở phần 2, phần 3. Giải pháp cần cụ thể, tránh các giải pháp chung chung và không rõ ràng hoặc các giải pháp chỉ mang tính lý thuyết.

Phần 5: Kết luận

Có thể viết kết luận đóng lại vấn đề (tóm tắt những gì chuyên đề đã làm được) hoặc mở vấn đề (những hướng nghiên cứu có thể tiếp tục phát triển vấn đề).

2. Các bước viết một bài tiểu luận hoàn chỉnh

2.1. Phân tích câu hỏi

Tin vui là có một số câu hỏi mà tự bản thân nó đã chỉ ra cấu trúc bài tiểu luận và nội dung của một bài tiểu luận. Nó thường là một câu hỏi khá dài, vì vậy đừng nản nếu “chẳng may” bạn gặp phải một câu hỏi dài.

Ngược lại, một số câu hỏi khác lại yêu cầu bạn cần phải phân tích câu hỏi trước để xác định mức độ phân tích cần thiết và hướng yêu cầu. Khi gặp dạng câu hỏi này tìm ra những từ khóa trong câu hỏi sẽ giúp bạn trả lời tốt.

Tìm những từ có tính nội dung (content words) giúp chỉ ra bạn cần phải nghiên cứu cái gì; có nghĩa là bạn sẽ được kỳ vọng viết về cái gì. Chú ý đến những từ chỉ ra:

  • Chủ đề chung – General topic (thường chỉ ra cho bạn một câu mở đầu thặt đắc cho phần giới thiệu)
  • Trọng tâm của câu hỏi – focus of the question (là điều mà giảng viên muốn bạn trả lời cụ thể)

Lưu ý đến những từ chỉ có tính hướng dẫn hay chỉ ra công việc phải làm. Từ đó, bạn sẽ biết mình phải xử lý câu hỏi như thế nào.

hinh-anh-cach-trinh-bay-tieu-luan-3

2.2. Nghiên cứu

Sau khi bạn đã hiểu được câu hỏi cũng như phân tích chi tiết, bạn hãy bắt đầu lên kế hoạch bằng cách ghi lại những ý tưởng mà bạn có. Việc phân tích khái niệm sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn động não. Một bản phác thảo kế hoạch sẽ trợ giúp bạn trong việc đọc và ghi lại những điểm quan trọng. Lưu ý, bạn vẫn cần phải nghiên cứu câu hỏi cụ thể hơn trước khi bạn có thể đi vào phân tích sâu hơn.

Bạn nên đọc thật nhiều tài liệu liên quan đến câu hỏi của minh. Một số tóm tắt của môn học sẽ cho bạn biết bạn phải đọc cái gì và đọc bao nhiêu. Yêu cầu về việc đọc cũng khác nhau đối với các môn học và các chủ đề khác nhau.

2.3. Lên kế hoạch

Bây giờ bạn đã sẵn sàng với việc lên kế hoạch cho tiểu luận của mình. Nếu bạn đã có bản kế hoạch phác thảo, hãy xem lại và thêm những điểm mới hoặc bỏ bớt đi những gì mà bạn đã tìm thấy hoặc nghĩa là không phù hợp.

Tuy nhiên lên kế hoạch không có nghĩa là thu thập thông tin một cách ngẫu nhiên để hỗ trợ cho những lý lẽ của bạn. Lên kế hoạch liên quan đến việc nhóm hoặc phân loại thông tin thành một loạt các quan điểm và xác định một trình tự thật khoa học để trình bày những quan điểm của bạn. Bạn hãy hướng vào việc xây dựng một cấu trúc bài luận khoa học, có tính liền mạch và rõ ràng. Những bước sau sẽ giúp bạn làm điều đó:

  • Xác định ý chính: Cái gì là luận điểm hay quan điểm chủ đạo của bạn? Nếu bạn không có quan điểm trước khi bắt đầu nghiên cứu tài liệu thì hãy bạn hãy cố gắng có nó để giúp cho bạn trả lời câu hỏi. Hãy nhớ rằng, ý chính sẽ giúp bạn cấu trúc bài viết của mình.
  • Quyết định những điểm nào mà bạn cần để hỗ trợ cho quan điểm hay ý chính của bạn.
  • Kiểm tra để chắc rằng đây là một nhóm những ý tưởng hoặc các luận điểm khoa học.
  • Xác định trình tự trình bày. Trình tự trình bày có thể được xác định bởi mức độ quan trọng, thời gian, câu hỏi, mức độ ưu tiên về địa lý hay cá nhân, nhưng bạn nên tuân theo trình tự mà bạn đã chỉ ra trong phần giới thiệu của mình.
  • Ghi lại những điểm trái ngược với quan điểm của bạn.
  • Hãy bỏ đi những điểm nào mà bạn nghĩ là không phù hợp.

hinh-anh-cach-trinh-bay-tieu-luan-5.

2.4. Bắt tay vào viết tiểu luận

  • Tham khảo phần cấu trúc bài tiểu luận  
  • Tuân theo kế hoạch của bạn  
  • Nhớ để ý những câu chủ đề. Hãy làm cho người đọc nắm rõ quan điểm mà bạn đưa ra trong từng đoạn và lý do tại sao. Bạn biết điều mà bạn viết, nhưng bạn có nói điều ấy cho người đọc biết không?  
  • Làm rõ mối liên hệ của những quan điểm mà bạn đang trình bày đối với câu hỏi/luận văn của bạn.  
  • Đừng sử dụng cách xưng hô ở ngôi thứ nhất, ví dụ “tôi nghĩ rằng”, “tôi tin rằng”, “theo ý kiến của tôi” trừ phi bạn được phép hoặc được yêu cầu phải làm điều đó.  

2.5. Biên tập

Đây là bước cuối cùng trong quá trình viết một bài luận và là bước quan trọng. Nếu không biên tập kỹ thì điểm số của bạn có thể bị ảnh hưởng dù bạn đã làm việc rất tích cực. Hãy nhớ rằng, trình bày một cách chuyên nghiệp, rõ ràng và dễ hiểu trong việc viết luận là chìa khóa đưa đến thành công. Hãy dành cho bạn thời gian để hoàn chỉnh bước này. Nó có nghĩa là một sự khác biệt giữa điểm số đậu và rớt và điểm số đậu và đậu cao.

Luận Văn Việt tự hào về dịch vụ viết tiểu luận thuê chất lượng cao, trọn gói và với mức giá hợp lý. Chúng tôi sẵn lòng hỗ trợ bạn hoàn thành tiểu luận của mình, cam kết đảm bảo chất lượng và tuân thủ thời hạn giao bài.

3. Cách trình bày tiểu luận trên Word chi tiết

Khổ giấy : A4, in một mặt

Kiểu chữ (font) : Times New Roman, đánh Unicode

Bảng form trình bày luận văn chuẩn

hinh-anh-cach-trinh-bay-tieu-luan-6 Cách dòng (line spacing): 1,5 lines

Cách đoạn (spacing)

  • Before: 6 pt
  • After: 6 pt

Định lề (margin)

hinh-anh-cach-trinh-bay-tieu-luan-7

Đánh số trang:

  • Các mục trước phần “nội dung chính”: đánh số thứ tự trang theo kiểu i, ii,…
  • Từ phần “nội dung chính”: đánh số thứ tự trang theo kiểu 1, 2, 3…

Đánh số các chương mục: nên đánh theo số ả rập (1, 2, 3,…), không đánh theo số La Mã (I, II, III,…) và chỉ đánh số tối đa 3 cấp theo qui định.

Ngoài ra còn có phần bìa tiểu luận các bạn cũng cần phải lưu ý trình bày chuẩn để bài tiểu luận được đánh giá tốt hơn.

4. Quy định viết “Tài liệu tham khảo” trong bài tiểu luận

Thông thường danh mục tài liệu tham khảo sẽ được ghi theo thứ tự sau: tiếng việt trước, tiếng nước ngoài sau. Mỗi tài liệu phải bao gồm thông tin: tên tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu(sách báo,…), nhà xuất bản, nơi xuất bản, tên tạp chí, số tạp chí, trang…

  • Tài liệu là sách:

Tên, Họ. Đệm. (năm xuất bản). Tên Sách. Nơi xuất bản: Nhà xuất bản. Việt Anh, B. P. (2010).M&L Administration. Hà Nội: NXB ĐHQG.

  • Tài liệu là báo:

Tên, Họ. Đệm. (năm phát hành). Tên bài báo. Loại Tạp Chí,số phát hành (phiên bản):Trang. Dụng, V. Q. (2002). Phương Pháp Giảng Dạy. Tạp Chí Sư Phạm, 10 (2): 134-136

  • Tài liệu là website:

Tên (năm phát hành). Chuyên ngành của website. Tên website. Được đăng tải ngày tháng năm từ + tên đường link Cục Công Nghệ (2002). Tạp Chí Công Nghệ, Bộ KHCN. Được đăng tải ngày 12 tháng 10 năm 2014

Xem ngay: Mẫu lời mở đầu tiểu luận các ngành hay và hấp dẫn nhất

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết về cách trình bày tiểu luận. Hi vọng rằng bạn đọc đã có được cái nhìn tổng quan về bố cục và các trình bày bài tiểu luận. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0915 686 999 hoặc email qua địa chỉ: luanvanviet.group@gmail.com để được tư vấn và giải đáp.

Nguồn: Luanvanviet.com

5/5 (3 Reviews) Lưu Hà Chi( Content Leader )

CEO Helen Lưu Hà Chi – Nhà sáng lập website luanvanviet.com , nơi cung cấp các dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, tốt nghiệp, tiểu luận, essay, Assignment, cùng với các giải pháp chuyên sâu về xử lý số liệu bao gồm SPSS, STATA, EVIEWS, và SmartPLS.

Post Views: 31.514

Từ khóa » Bài Tiểu Luận Hoàn Chỉnh