Hướng Dẫn Cách Viết Bài Tiểu Luận Hay Và Phổ Biến Hiện Nay

Hướng dẫn cách viết bài tiểu luận hay và phổ biến hiện nay

Bài tiểu luận là gì?

Bài tiểu luận là gì

  • Bài tiểu luận là một bài tập nghiên cứu khoa học dùng để trình bày quan điểm, ý kiến, một nghiên cứu, phát hiện mới của người viết về chủ đề nào đó ngắn gọn.
  • Tiểu luận môn học thường có độ dài khoảng 5-25 trang
  • Tiểu luận tốt nghiệp thì thường sẽ dài hơn, khoảng 30 - 50 trang tùy theo yêu cầu.
  • Tiểu luận khoa học không thể trình bày một cách ngẫu hứng theo sở thích của người viết mà phải theo những tiêu chuẩn quy định chung.

Cấu trúc chung của bài tiểu luận

Cấu trúc chung của bài tiểu luận

Cấu trúc chung của bài tiểu luận gồm 3 phần:

- Phần mở bài: Bạn cần nêu rõ

  • Nội dung đề tài nghiên cứu
  • Lý do
  • Mục đích nghiên cứu.

- Phần thân bài: Bao gồm nhiều phần nhỏ, chương I, II, III… đây là nội dung chủ yếu của tiểu luận, thuộc chuyên môn ngành học.

  • Mỗi phần nhỏ có thể gồm nhiều mục, thể hiện quá trình giải quyết vấn đề nêu trong đề tài.
  • Phần này có thể được viết nhiều lần, sửa chữa, bổ sung trong suốt quá trình nghiên cứu.

- Phần kết luận: Ở phần này, bạn cần tóm tắt quá trình giải quyết vấn đề các kết quả nghiên cứu.

  • Nêu lên được ý nghĩa khoa học và thực tiễn của kết quả nghiên cứu.
  • Cuối cùng bạn trình bày những vấn đề chưa được giải quyết và hướng phát triển của đề tài.

Để làm được một bài tiểu luận hay và đạt điểm cao. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ làm tiểu luận nhanh chóng và hiệu quả.

5 Bước viết bài tiểu luận

5 Bước viết bài tiểu luận

Sau khi xác định được cấu trúc của bài tiểu luận, bạn cần phải xác định được 5 bước viết bài tiểu luận sau đây:

- Bước 1: Xác định đề tài

  • Trước tiên cần tìm kiếm và lựa chọn đề tài nghiên cứu. Đề tài có thể do người hướng dẫn nêu ra hay sinh viên phải tự tìm kiếm.
  • Bạn cần phải nói rõ mục đích nghiên cứu, nội dung đề tài, lý do chọn đề tài, phương pháp nghiên cứu đề tài, giới hạn phạm vi nghiên cứu và cuối cùng là tên đề tài.

- Bước 2: Tập hợp thông tin

Sau khi đã xác định được đề tài nghiên cứu của bài tiểu luận, bạn cần phải tập hợp các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu như:

  • Các nguồn tài liệu như sách, báo, tạp chí, kỷ yếu khoa học…
  • Các kết quả có được từ các thí nghiệm, thực nghiệm, thực địa, thực tập, điều tra…
  • Kết quả của việc tập hợp thông tin là một bản danh mục các tài liệu tham khảo, trong đó các tài liệu được sắp thứ tự theo tên tác giả hoặc tên tài liệu…

- Bước 3: Lập dàn ý bài tiểu luận

Bước này rất quan trọng vì nó quyết định đến bố cục cũng như hướng đi của cả bài tiểu luận. Dàn ý của một bài tiểu luận gồm 3 phần:

+ Phần mở bài: Thường gọi là phần giới thiệu chung, giới thiệu tổng quan về vấn đề mình sẽ viết.

+ Phần thân bài: Là phần thực trạng và đánh giá, trình bày thực trạng của vấn đề nêu lên trong đề tài cùng những đánh giá về vấn đề đó.

+ Phần kết luận: Viết về các giải pháp, bài học kinh nghiệm rút ra hay phương hướng cho thời gian tới.

  • Phần này đưa ra trên cơ sở căn cứ vào thực trạng, những khó khăn, vướng mắc còn gặp phải của vấn đề đã nêu trong phần thân bài.
  • Các bạn có thể đề xuất theo quan điểm cá nhân để hoàn thiện về mặt lý luận liên quan đến đề tài.

- Bước 4: Giải quyết nội dung nghiên cứu

Đây là bước chiếm nhiều công sức trong quá trình viết tiểu luận. Người thực hiện tiểu luận cần phải tiến hành:

  • Nghiên cứu
  • Làm thí nghiệm
  • Thực nghiệm
  • Điều tra
  • Phỏng vấn, tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích dữ liệu, suy nghĩ và đưa ra những nhận xét, đánh giá, … cho từng mục trong tiểu luận. Sau đó viết những kết quả nghiên cứu của mình vào tiểu luận.

Trước hết nên viết dưới dạng bản thảo tất cả những thông tin. Trong bước tiếp theo sẽ sửa chữa, sàng lọc, sắp xếp, hoàn chỉnh lại.

- Bước 5: Hoàn thiện cấu trúc bài tiểu luận

Sau khi đã viết được hầu hết nội dung tiểu luận, cần phải đọc lại và hoàn thiện tiểu luận. Trong bước này, bạn cần phải:

  • Điều chỉnh nội dung và bố cục tiểu luận cho phù hợp với quá trình và kết quả nghiên cứu.
  • Sửa chữa lỗi chính tả, điều chỉnh câu văn sao cho dễ hiểu
  • Chỉnh sửa nội dung và hình thức các bảng, biểu, hình ảnh…. Nhập Danh mục tài liệu tham khảo.
  • Điều chỉnh định dạng các phần của văn bản tiểu luận như các tiêu đề, chú thích, tham chiếu, …. Tạo Trang bìa, Mục lục, Header/Footer,…

Liên hệ Luận Văn 1080 để biết thêm chi tiết cách làm bài tiểu luận.

Như vậy, bài viết trên đã trình bày cho chúng ta hiểu khái niệm bài tiểu luận, cấu trúc và 5 bước viết tiểu luận hay và phổ biến hiện nay. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc viết tiểu luận sau này.

Từ khóa » Bài Tiểu Luận Hoàn Chỉnh