Hướng Dẫn Cách Tự Chế Tạo Máy Dò Vàng, Dò Kim Loại đơn Giản
Có thể bạn quan tâm
Để tiết kiệm chi phí có nhiều người dùng đã quyết định chọn mua máy dò tìm kim loại tự chế để sử dụng. Tuy nhiên ít ai biết rằng, thiết bị dò tìm này cũng có thể tự chế tại nhà. Vậy nên trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cách chế máy dò kim loại đúng chuẩn tại nhà dưới đây là thông tin chi tiết.
Ưu- nhược điểm của máy dò kim loại tự chế
Máy dò kim loại tự chế là thiết bị dò tìm kim loại được mọi người tự chế tạo để đáp ứng nhu cầu sử dụng tại nhà hay các công việc dò tìm khác. Thiết bị tự chế này có những ưu- nhược điểm sau:
Về ưu điểm
Giá thành rẻ là một trong những ưu điểm khiến người dùng quyết định chọn mua hoặc tự chế tạo cho mình máy dò kim loại. So với các sản phẩm mới, chi phí để đầu tư chế tạo máy dò kim loại chỉ bằng 30-50%, giúp người dùng tiết kiệm chi phí đáng kể.
Các linh kiện hỏng hóc dễ dàng tìm kiếm trên thị trường. Hơn nữa, bạn cũng sẽ không tốn quá nhiều thời gian để học hỏi cách thức sử dụng, vệ sinh và hoàn toàn có thể tự mình sửa chữa tại nhà.
Máy rà kim loại tự chế - giải pháp tiết kiệm chi phí
Về nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, máy dò kim loại tự chế còn bộc lộ rất nhiều nhược điểm phải kể đến như:
- Độ nhạy không cao, chỉ tìm được các vật phẩm kim loại có kích thước lớn ở vị trí lộ thiên. Còn với các vật ở sâu lòng đất thì khó phát hiện, thậm chí còn cho thông tin sai, khiến người dùng gặp phải các rắc rối không đáng có.
- Mức độ an toàn, độ bền không cao vì đây là thiết bị được chế từ các linh kiện riêng lẻ, không được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt. Không những thế, đa số các linh kiện này thường là hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
- Người dùng phải vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên.
Từ những phân tích trên đây, chắc chắn phần nào giúp bạn đưa ra quyết định có nên tự chế máy dò kim loại hay không. Trong trường hợp bạn chỉ sử dụng để dò tìm các vật phẩm lớn, không bị ẩn sâu dưới lòng đất, nhu cầu sử dụng ít thì hoàn toàn có thể sử dụng cách này để giảm thiểu chi phí.
Theo ý kiến của chuyên gia, thay vì tự chế hoặc đầu tư máy dò kim loại tự chế thì bạn nên mua mới. Dù mức chi phí đầu tư ban đầu lớn hơn nhiều so với máy tự chế nhưng hiệu quả đem lại cao hơn rất nhiều lần. Nếu tính riêng chi phí mua máy tự chế cộng với chi phí thay thế, bảo dưỡng cũng cao hơn nhiều với việc bạn mua thiết bị mới. Người dùng nên chọn mua các sản phẩm đến từ thương hiệu như Super Scanner, Garrett...
Hướng dẫn cách tự chế máy dò kim loại đơn giản
Nhu cầu dò tìm kim loại đang tăng nhanh trong thời gian gần đây, chính vì thế có rất nhiều cá nhân đã tự nghiên cứu và chế tạo máy dò vàng, kim loại tại nhà. Để tự chế máy dò kim loại đúng cách, đơn giản bạn hãy thực hiện theo trình tự dưới đây.
Chuẩn bị các vật dụng cần thiết
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng sau đây:
- Bảng mạch Breadboard PCB.
- Công tắc mini 3-Pin, SPDT, 5A.
- Dây điện từ 30 AWG.
- Một cái loa nhỏ 8 ohm.
- Dãy đèn LED và một đèn LED màu xanh với thông số là 5mm
- Mạch chuyển đổi logic 8 kênh thông tin
- Transistor: 3 con 2N3904 (NPN) và một con 2N3906 (PNP).
- Chiết áp potentiometer 1k.
- Khay đựng pin 6AA (9V) và 6 viên pin AA.
- Điện trở: 3 con 1K, 2 con 10K và mỗi loại một con (220K, 1K8, 330 ohm, 270K, 380 ohm).
- 5V 3A UBEC bộ chuyển đổi DC/DC có thể xuất ra 3A-5V mà không cần bộ phận tản nhiệt hay làm mát.
- Một số linh kiện khác như diode 1N4148, tụ điện (100uF, 2x 0.1uF, 0.01uf, 0.047uF), zener diode 5V6.
- Mạch máy tính nhỏ Intel Edison, đây là chiếc máy tính siêu nhỏ có đủ CPU, RAM, bộ nhớ flash.
Chuẩn bị đầy đủ các phụ kiện trước khi lắp đặt
Quy trình lắp đặt
- Bước 1: Hoạch định sơ đồ mạch điện cho máy dò tìm kim loại tự chế
Nguồn điện của toàn hệ thống sẽ được cung cấp bởi nguồn điện 9V nhờ sử dụng 6 pin AA. Sử dụng công tắc nguồn qua đèn LED màu xanh lá cây bị giới hạn bởi điện trở 1K.
Sơ đồ lắp đặt mạch điện của máy dò kim loại tự chế
Mạch chính (màu xanh) là một mạch phát hiện kim loại, có thể thay đổi bằng transistor, thay đổi giá trị một số con điện trở trên sơ đồ mạch. Nếu bạn chỉ chế một máy rà kim loại tự chế không cần đèn bạn có thể bỏ qua mạch màu vàng trên sơ đồ, nhưng chắc chắn phải có loa và điện trở ( phần mạch màu đỏ).
- Bước 2: Lắp ráp linh kiện lên mạch bo
Bạn sử dụng máy hàn để cố định các linh kiện máy vào mạch bo, riêng bộ UBEC bạn nên hàn vào sau cùng vì kích thước lớn.
- Bước 3: Cuộn và tạo các cuộn dây phục vụ quá trình vận hành
Thực hiện cuốn các cuộn dây đồng
Người dùng cần cuốn hai cuộn dây đồng, cuộn thứ nhất 30 vòng có đường kính khoảng 70mm; cuộn thứ 2 có 50 vòng, đường kính 70mm. Hai cuộn dây bạn nên để chừa ra hai đầu dây khoảng 10cm ở mỗi cuộn. Khi đã cuộn xong bạn hàn vào dây header cái.
- Bước 4: Thiết kế khung máy dò
Khung máy là bộ phận không thể thiếu, giúp bảo vệ máy dò trước các ngoại lực từ môi trường. Bạn hoàn toàn có thể tạo khung từ gỗ hoặc nhựa. Trong quá trình thiết kế khung, bạn cần phải xác định kích thước, hộp đựng để chứa hết được các phụ kiện máy.
- Bước 5: Thiết lập chương trình điều khiển
Chương trình là một dạng Arduino sketch chạy trên nền tảng Edison. Nó có chương trình làm việc khá đơn giản, được sử dụng với mục đích biến đếm thay đổi trạng thái kỹ thuật số được kết nối với mặt. Chỉ số này sẽ được so sánh với chiều dài mỗi 3 mili giây và có đèn LED thông báo cho người dùng.
- Bước 6: Vận hành thử máy.
Vận hành thử thiết bị sau khi lắp đặt
Sau khi hoàn thành công tác lắp đặt ở trên, bạn cần kiểm tra khả năng vận hành bằng cách kích hoạt máy hoạt động thông qua hệ điều khiển trên thân máy. Khi phát hiện thấy kim loại, máy sẽ phát âm thanh đồng thời kích hoạt đèn LED.
Lưu ý cần thiết khi lắp đặt và vận hành máy dò kim loại tự chế
Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng máy chế dò tìm kim loại người dùng cần lưu ý một số yếu tố sau:
- Lắp đặt theo đúng vị trí theo sơ đồ mạch điện
- Vận hành theo đúng trình tự được đưa ra.
- Khi thực hiện thao tác dò tìm kim loại bạn cần chú ý tập trung quan sát, cầm chắc tay dò để không bị tiếng kêu báo hiệu kim loại làm ảnh hưởng.
- Chỉ nên sử dụng thiết bị nếu như bạn nắm chắc quy trình vận hành cũng như hiểu về vị trí nút điều khiển chức năng.
- Không vận hành thiết bị liên tục trong thời gian dài, nên để máy nghỉ ngơi sau 30-60 phút làm việc.
- Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh bảo dưỡng sau khi vận hành để hạn chế sự cố hỏng hóc cho lần sử dụng tiếp theo.
- Khi phát hiện sự cố hỏng hóc, bạn nên ngừng vận hành kiểm tra các linh kiện, thay mới để không làm ảnh hưởng tới công việc.
- Bảo quản thiết bị ở nơi khô ráo, thoáng mát khi không sử dụng.
- Tuyệt đối không nên lắp đặt thêm các phụ kiện hỗ trợ nếu không có sự cho phép của kỹ thuật viên sẽ gây nguy hiểm cho bạn và mọi người xung quanh.
- Nếu bạn không khắc phục được sự cố hỏng hóc thì nên liên hệ tới các đơn vị phân phối máy dò kim loại tự chế để được hỗ trợ.
Với các chia sẻ trên đây về cách làm máy dò kim loại tự chế, hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Nếu quý khách hàng có nhu cầu đặt mua máy dò kim loại chất lượng đến từ các thương hiệu Super Scanner, Garrett...thì hãy liên hệ tới hotline 0977.658.099 để được tư vấn.
Từ khóa » Sơ đồ Mạch điện Máy Dò Kim Loại
-
Hướng Dẫn Cách Tự Làm Máy Dò Kim Loại Tại Nhà Cực đơn Giản
-
[Mách Bạn] Cách Làm Máy Dò Vàng Chuẩn Xác Nhất
-
Hướng Dẫn Cách Làm Máy Dò Kim Loại Tự Chế đơn Giản Tại Nhà
-
Phân Tích Sơ đồ Mạch Của Máy Dò Kim Loại Với Bộ định Thời 555 Làm ...
-
#1 Hướng Dẫn Cách Làm Máy Dò Kim Loại Tự Chế đơn Giản
-
Cách Tạo Máy Dò Kim Loại Tự Chế Có Và Không Có Arduino
-
Cách Làm Máy Dò Vàng, Máy Dò Kim Loại Tự Chế Siêu đơn Giản
-
Mạch Dò Tìm Kim Loại - ĐIỆN TỬ TƯƠNG LAI
-
Máy Dò Kim Loại【TỰ CHẾ】HIỆU QUẢ - CHÍNH XÁC - Hoàng Liên
-
Chế Máy Dò Kim Loại Bỏ Túi Không Thua đồ Xịn - YouTube
-
Chế Máy Dò Tìm Kim Loại Đơn Giản - YouTube
-
Máy Dò Kim Loại Tự Chế
-
Máy Dò Kim Loại Là Gì? Cách Làm Máy Dò Kim Loại đơn Giản?