Hướng Dẫn Cần Thiết Về đo Huyết áp | BvNTP
Có thể bạn quan tâm
Cần nghỉ ngơi ít nhất 15 phút, nên đo vào cùng thời gian trong ngày
Cần kiểm tra các bộ phận của máy đo huyết áp như van, dải băng quấn, bơm cao su, áp lực kế đồng hồ,... trước khi đo. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên dùng một máy đo huyết áp cho các lần đo
Vị trí đo: thường đo ở động mạch cánh tay. Trong trường hợp cần thiết khi có chỉ định của bác sĩ có thể đo ở động mạch khoeo chân và các vị trí khác. Khi ghi kết quả phải ghi cả vị trí đo huyết áp
Khi muốn đo huyết áp ở vị trí nào cần tìm động mạch ở đó
Không dừng lại giữa chừng rồi bơm hơi tiếp vì sẽ cho kết quả sai
Khi xả hơi cần xả liên tục cho tới khi kim hoặc cột thủy ngân hạ xuống vị trí số 0
Khi thấy số đo huyết áp không bình thường như cơn tăng huyết áp kịch phát, huyết áp kẹt, bệnh nhân có sốc, trụy mạch,... cần báo ngay cho bác sĩ điều trị
CHUẨN BỊ DỤNG CỤ TRƯỚC KHI ĐO HUYẾT ÁP
Máy đo huyết áp (huyết áp kế): gồm nhiều loại như máy đo huyết áp thủy ngân, máy đo huyết áp đồng hồ, máy đo huyết áp điện tử
Chọn kích thước túi hơi khi đo huyết áp cho từng bệnh nhân vì dùng sai cỡ túi hơi sẽ làm sai số kết quả lên tới 25mmHg
Ống nghe tim phổi (nếu có)
Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh tối thiểu 5 – 10 phút trước khi đo huyết áp
Trước đó 2 giờ không dùng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia
Tư thế đo chuẩn: người được đo huyết áp ngồi trên ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu tay nằm ngang mức tim. Người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường nên đo huyết áp ở tư thế đứng nhằm xác định có tình trạng hạ huyết áp tư thế không
Sử dụng huyết áp kế và các thiết bị đo đã được kiểm chuẩn định kỳ. Sau đó, người thực hiện đo huyết áp cần quấn băng đủ chặt, bờ dưới bao đo ở trên nếp lằn khuỷu tay 2cm và đặt máy ở vị trí đảm bảo máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang mức với tim
Không nói chuyện khi đang đo huyết áp
Ở lần đo đầu tiên cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay. Đo huyết áp tay nào có trị số cao hơn sẽ được dùng để theo dõi huyết áp về sau
Nên đo huyết áp tối thiểu 2 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 1 – 2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần chênh nhau trên 10mmHg thì cần đo lại một vài lần sau khi đã cho bệnh nhân nghỉ trên 5 phút. Giá trị huyết áp được ghi nhận là phép chia trung bình của 2 lần đo cuối cùng
Trong trường hợp nghi ngờ có thể theo dõi huyết áp bằng máy đo tự động tại nhà hoặc bằng máy đo huyết áp tự động 24 giờ
Ghi lại số đo huyết áp theo đơn vị mmHg dưới dạng huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương (ví dụ 126/82 mmHg). Người ghi lại trị số huyết áp không làm tròn số quá hàng đơn vị và cần thông báo ngay kết quả cho người được đo
Huyết áp tâm thu: 90 mmHg - 130 mmHg (chỉ số huyết áp bình thường)
Huyết áp tâm trương: 60 mmHg - 85 mmHg (chỉ số huyết áp bình thường)
LƯU Ý:
Chỉ số huyết áp tâm thu <85 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương <60 mmHg cảnh báo huyết áp thấp
Chỉ số huyết áp tâm thu >130 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương >85 mmHg cảnh báo tăng huyết áp
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Cách Dùng Huyết áp Kế
-
Những Lưu ý Khi Sử Dụng Huyết áp Kế điện Tử
-
[PDF] HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HUYẾT ÁP KẾ ĐỒNG HỒ
-
Những Lưu ý Khi Sử Dụng Huyết áp Kế điện Tử - Vinacontrol CE
-
Cách đo Huyết áp Theo Hướng Dẫn Của Bộ Y Tế | Vinmec
-
Cách Sử Dụng Máy đo Huyết áp Thủy Ngân Tại Nhà
-
Cách Sử Dụng Máy đo Huyết áp điện Tử
-
6 Bước để đo Huyết áp Chính Xác
-
CÁCH ĐO HUYẾT ÁP ĐÚNG - HCDC
-
Huyết Áp Kế Thủy Ngân Là Gì? - Giải Pháp Đẩy Lùi Tiểu Đường
-
Huyết Áp Kế Đồng Hồ Là Gì? - Giải Pháp Đẩy Lùi Tiểu Đường
-
Hướng Dẫn Cách đo Huyết áp Chuẩn Xác Nhất Tại Nhà
-
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Máy Đo Huyết Áp Cơ
-
️ Cách đo Huyết áp Bằng Máy Cơ
-
Cách Sử Dụng Máy đo Huyết áp điện Tử