Hướng Dẫn Chăm Sóc Bệnh Nhân Suy Tim Tại Nhà
Có thể bạn quan tâm
Suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch thường gặp nhất với tỉ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng trong dân số. Ở Việt Nam ước tính đến nay khoảng 1,6 triệu người bị suy tim. Nhờ vào những tiến bộ của y học, nhũng bệnh nhân suy tim ngày càng có tuổi thọ kéo dài và chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Định nghĩa: Là một hội chứng lâm sàng phức tạp, là hậu quả của những tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng của quả tim dẫn đến tâm thất không đủ khả năng tiếp nhận máu hoặc tống máu.
Những dấu hiệu thường thấy trên những bệnh nhân suy tim bao gồm:
- Khó thở, thường khởi phát khi gắng sức, giảm khi nghỉ ngơi. Mức độ khó thở tăng lên ở những giai đoạn sau của suy tim.
- Ho thường xảy ra khi nằm, về đêm, có thể ho kèm theo đờm hồng.
- Phù chân, báng bụng và tăng cân nhanh.
- Nhịp tim thường nhanh.
- Có thể kèm theo đau ngực, tăng lên khi gắng sức.
Mục tiêu điều trị của suy tim bao gồm:
– Phục hồi chức năng tim nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, gia tăng hoạt động thể chất và làm chậm tiến trình của bệnh.
– Phục hồi chức năng tim là một giải pháp toàn diện, cần sự hợp tác tốt của bệnh nhân – nhân viên y tế – gia đình. Bao gồm: chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ luyện tập, giảm căng thẳng và tuân thủ điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân cần được tư vấn kiến thức về bệnh lý tim mạch của mình và có thể tự theo dõi một số triệu chứng bất thường.
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM:
Những bệnh nhân suy tim khi gặp các dấu hiệu sau nên nhập viện điều trị:
– Khó thở kéo dài, ngay cả khi nghỉ ngơi. Khó thở khi nằm.
– Thường vã mồ hôi, da nhợt nhạt.
– Đau ngực kéo dài không giảm khi dùng thuốc.
– Tiểu ít kèm theo ho đàm bọt hồng.
Chế độ ăn:
– Ăn đủ dinh dưỡng và vitamin
– Ngưng thuốc lá và các thực phẩm chứa cồn: rượu, bia.
– Hạn chế muối, nhất là suy tim nặng, thường giới hạn < 3g muối mỗi ngày. Do đó bệnh nhân suy tim cần tránh thực phẩm đã chế biến, thực phẩm đóng hộp hoặc thức ăn nhanh. Tập thói quen đọc hàm lượng Natri (Sodium) ghi trong thành phần thực phẩm đóng sẵn.
– Lượng nước uống tính theo nhu cầu của bệnh nhân và mức độ suy tim. Nếu BN phù nhiều thì cần phải hạn chế lượng nước đưa vào cơ thể và ăn nhạt hoàn toàn.
– Chế biến món ăn dưới dạng mềm, nhừ. Không nên ăn các loại thức ăn lên men như: cải bắp, rau cải, đậu đỗ, dưa muối.
– Bữa ăn phải xa giờ ngủ ban đêm, sau khi ăn cần phải nghỉ ngơi 30-40 phút.
– Đối với BN suy tim có sử dụng thuốc chống đông: Nên hạn chế ăn các loại rau quả có lá màu xanh sậm màu như: cải bó xôi, bông cải xanh, đậu Hà Lan, đậu xanh, củ cải, mùi tây và rau diếp…
Hoạt động thể lực:
– Lợi ích hoạt động thể lực:
+ Kiểm soát cân nặng.
+ Ổn định huyết áp và nhịp tim.
+ Ổn định đường huyết và mỡ máu.
+ Giúp thư giãn và cải thiện sức khỏe.
– Đặt ra mục tiêu tập luyện vừa phải, không quá sức. Khi mới tập cần tập nhẹ, tăng dần cường độ.
– Tránh những hoạt động nặng như chạy bộ, nâng tạ, tránh những bài tập làm căng, duỗi, co cơ liên tục.
– Nếu ngưng tập một vài ngày (do bận công việc, thời tiết xấu…), khi tập lại cần tập nhẹ hơn mức bình thường, tăng dần cường độ về bằng mức trước đó vào những buổi tập sau.
– Tránh tập thể dục ngoài trời khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh làm ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, gây khó thở, đau ngực.
– Nếu có những triệu chứng như đau ngực, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, nôn ói… hoặc bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì cần ngưng tập. Nếu triệu chứng không giảm cần đến bác sĩ kiểm tra.
Tuân thủ điều trị
- Suy tim là bệnh lý mãn tính, do đó điều trị thuốc mỗi ngày là cần thiết, ngay cả khi bệnh nhân cảm thấy khỏe nhiều, không có triệu chứng.
- Không bao giờ được dừng thuốc, tự ý ngưng thuốc hay thay đổi liều hoặc uống bất kỳ loại thuốc nào khác mà không thông qua ý kiến của bác sỹ điều trị.
Vì vậy, suy tim là bệnh lý mạn tính, điều trị suy tim là một quá trình dài hạn. Kết quả điều trị phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác tốt từ phía bệnh nhân và gia đình. Sự hiểu biết về bệnh, tuân thủ điều trị và chế độ tập luyện là một trong những cách đơn giản nhất thể giúp bệnh nhân có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.
BS Đoàn Công Du Khoa Nội Tim mạch-Lão học, BVĐKTT An Giang
Từ khóa » Chăm Sóc Người Bệnh Suy Tim độ 4
-
Suy Tim độ 4: Bạn Có Thể Sống Khỏe được Bao Lâu? - Hello Bacsi
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Bệnh Nhân Suy Tim Giai đoạn Cuối | Vinmec
-
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM - Health Việt Nam
-
Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Suy Tim độ 3, độ 4 Giảm Ho, Khó Thở, Mệt ...
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Suy Tim Tại Nhà
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân Suy Tim Giai đoạn Cuối
-
Những Lưu ý Khi Chăm Sóc Bệnh Nhân Suy Tim
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân Suy Tim Mạch Tốt Hơn Nhờ Hiểu đúng Về Bệnh
-
Hướng Dẫn Chế độ Tự Chăm Sóc Cho Bệnh Nhân Suy Tim
-
Suy Tim: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Phương Pháp điều Trị
-
Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Suy Tim
-
Bí Quyết Vàng Trong Chăm Sóc Bệnh Nhân Suy Tim
-
Những Lưu ý Khi Chăm Sóc Người Suy Tim để Phòng Tránh Rủi Ro
-
[DOC] Bài 2: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM - Sở Y Tế Bình Định