Những Lưu ý Khi Chăm Sóc Người Suy Tim để Phòng Tránh Rủi Ro
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Bệnh suy tim
- Chăm sóc người suy tim
Heart failureSuy tim là một bệnh lý tim mạch phổ biến, có tỉ lệ người mắc bệnh cao. Việc chăm sóc người suy tim đúng cách sẽ giúp người bệnh mau chóng hồi phục. Đồng thời giúp cho người bệnh phòng tránh được các rủi ro, biến chứng của bệnh. Đây là biện pháp điều trị không cần dùng thuốc vô cùng hữu hiệu. Vậy chăm sóc người suy tim như thế nào là đúng cách giúp phòng tránh rủi ro của bệnh? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bệnh suy tim
Suy tim là gì?
Trước khi tìm hiểu cách chăm sóc người suy tim, bạn cần phải hiểu rõ suy tim là gì và những biểu hiện liên quan. Một điều cần hiểu rõ rằng trên thực tế, bệnh suy tim có thể điều trị nhưng không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
Suy tim là một hội chứng lâm sàng, đôi khi được gọi là suy tim sung huyết. Bệnh xảy ra khi cơ tim của bạn không bơm máu tốt như bình thường. Một số tình trạng điển hình như động mạch trong tim (bệnh mạch vành) hoặc huyết áp cao, sẽ khiến cho tim quá yếu hoặc cứng, là giảm hiệu quả làm đầy và bơm máu cho tim.
Các cấp độ suy tim (theo Hội tim mạch Hoa Kỳ)
Theo Hội tim mạch Hoa Kỳ, suy tim được chia thành 4 cấp độ chính:
- Độ I: Không hạn chế. Vận động thể lực thông thường không gây mệt, khó thở hoặc hồi hộp.
- Độ II: Hạn chế nhẹ vận động thể lực. Bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi. Vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt, hồi hộp, khó thở hoặc đau ngực.
- Độ III: Hạn chế nhiều vận động thể lực. Mặc dù bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi, nhưng chỉ vận động nhẹ đã có triệu chứng cơ năng.
- Độ IV: Không vận động thể lực nào mà không khó chịu. Triệu chứng cơ năng của suy tim xảy ra ngay khi nghỉ ngơi. Chỉ một vận động thể lực, triệu chứng cơ năng gia tăng.
Chăm sóc người suy tim
Mặc dù không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn, đưa tim trở về trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, việc chăm sóc người suy tim đúng cách cũng giúp tình hình bệnh mau chóng cải thiện. Đồng thời giúp bệnh nhân tránh được các rủi ro, biến chứng, tăng cấp độ suy tim.
Hiểu rõ các triệu chứng của bệnh
Điều đầu tiên bạn cần quan tâm khi chăm sóc người suy tim chính là phải hiểu rõ các triệu chứng bệnh. Nhất là việc nhận biết các dấu hiệu sớm nhất của bệnh. Khi bệnh được nhận biết từ những giai đoạn đầu thì khả năng chữa khỏi càng cao và ít để lại di chứng.
Tim hoạt động như một máy bơm có tác dụng bơm máu đi khắp cơ thể. Khi tim bị suy yếu, chức năng tim suy giảm. Điều này khiến tim không thể bơm đủ máu đi khắp cơ thể. Vì thế thường gây ra một số các triệu chứng như:
Khó thở
Đây là triệu chứng thường gặp nhất ở người bị bệnh suy tim. Người bệnh có cảm giác khó thở, hụt hơi, thở gấp, khó thở nhất là khi gắng sức. Thậm chí khi bệnh nhân nằm cũng cảm thấy khó thở. Bệnh càng tiến triển nặng thì người bệnh lại càng khó thở hơn. Điều này xảy ra ngay cả lúc nghỉ ngơi.
Đau thắt ngực
Khi mắc suy tim, người bệnh cũng hay bị những cơn đau thắt tại vùng ngực trái trước tim, tức ngực, cảm giác ngực bị chèn ép… Các cơn đau này thường xuất hiện khi người bệnh gắng sức. Vì thế, khi chăm sóc người suy tim cần nhắc nhở họ nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức.
Ho khan
Ho khan, ho dai dẳng lâu ngày cũng có thể là những triệu chứng của suy tim. Khi bệnh trở nặng người bệnh ho nhiều hơn, ngay cả khi nằm, nghỉ ngơi. Chỉ khi ngồi dậy mới cảm thấy dễ chịu hơn.
Tình trạng này thường xảy ra về đêm, khi nằm khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, khản tiếng… Bạn cần nhận ra triệu chứng này để chăm sóc người suy tim tốt hơn.
Sưng, phù nề, báng bụng, tăng cân nhanh
Khi chức năng tim suy giảm, máu không được tim bơm đi như bình thường. Điều này dẫn đến tình trạng khí huyết ứ đọng làm cho các mao mạch bị căng lên. Dịch thoát ra qua các thành mao mạch ra các bộ phận xung quanh dẫn đến sưng, phù nề. Tình trạng này dẫn đến bụng bệnh như to lên, cân nặng tăng nhanh chóng.
Cơ thể mệt mỏi
Những người mắc suy tim cơ thể rất nhanh mệt mỏi kể cả khi làm những việc thông thường như: Đi bộ, leo cầu thang,… Tình trạng này là do tim suy yếu không bơm đủ máu đến các cơ quan trong cơ thể. Lượng máu không đủ, bị ứ đọng dẫn đến cơ thể mệt mỏi, thiếu máu, suy nhược cơ thể, suy giảm trí nhớ, chóng mặt, đau đầu…
Đến gặp bác sĩ ngay khi bệnh không thuyên giảm
Nếu sau khi sử dụng thuốc và nghỉ ngơi mà tình trạng bệnh không hề thuyên giảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay. Đặc biệt là khi cơ thể có các dấu hiệu bệnh nặng lên như:
- Cảm giác ho, khó thở ngày càng nhiều ngay cả khi nghỉ ngơi, khi nằm. Ho có đờm bọt hồng.
- Nhịp tim giảm nhanh, đau tức ngực kéo dài ngay cả khi dùng thuốc.
- Cơ thể phù nề nhiều hơn, thường vã mồ hôi, da nhợt nhạt.
- Chức năng thận suy giảm, tiểu ít (< 500ml/ 24 giờ).
Chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng
Khi chăm sóc bệnh nhân suy tim, cần chú ý đến chế độ dinh dường. Theo đó, nên bổ sung nhiều thực phẩm có lợi cho tim mạch như:
- Các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, các vitamin, chất chống oxy hóa tốt cho tim mạch như: Rau xanh, hoa quả tươi…
- Các thực phẩm giàu kali: Bông cải xanh, cần tây, chuối, cam, dưa hấu, cá hồi…
- Sữa giàu vitamin D, magie, canxi như: Sữa đậu nành, sữa chua, sữa gạo…
- Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều muối, nhiều Natri, đạm, chất béo; thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, lên men…
Lượng nước nạp vào cơ thể cũng cần phải được cân đo theo chỉ định của bác sĩ. Và đặc biệt không được truyền dịch nếu không được bác sĩ chỉ định. Bởi một số bệnh nhân suy tim bị phù nề nên phải hạn chế bổ sung nước. Đồng thời ăn nhạt để tránh cơ thể bị tích nước.
Riêng đối với những bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông, không nên sử dụng rau màu xanh đậm như: Mùi tây, rau diếp, cải bó xôi, đậu xanh… để tránh thuốc bị mất tác dụng.
Không dùng thuốc lào, thuốc lá, rượu bia, chất kích thích
Thuốc lá, thuốc lào, rượu bia và các chất kích thích có thể khiến bệnh suy tim ngày càng trầm trọng hơn. Do đó, bạn nên từ bỏ những thực phẩm này. Nhờ đó sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Luyện tập thể dục thường xuyên là một cách chăm sóc người suy tim
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim không thể thiếu việc tập luyện. Việc tập luyện thể dục không chỉ giúp người bệnh nâng cao sức khỏe mà còn mang lại các lợi ích như:
- Kiểm soát cân nặng hiệu quả.
- Giúp ổn định huyết áp, nhịp tim, đường huyết, mỡ máu…
- Giúp tinh thần được thư giãn, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Để việc tập luyện thể dục mang lại hiệu quả đối với người bệnh suy tim, bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Khi mới tập, bạn nên lựa chọn các bài tập, động tác nhẹ nhàng, vừa phải, không quá sức. Sau khi đã tập quen và có thể chịu đựng được thì bạn có thể tăng dần cường độ tập.
- Tuyệt đối tránh các bài tập, hoạt động nặng như: Nâng tạ, chạy bộ, các bài tập đòi hỏi làm cơ căng, co, duỗi liên tục.
- Nếu bạn đã ngừng tập một vài ngày thì sau khi tập lại, bạn nên tập nhẹ hơn so với bình thường. Những buổi tập sau đó bạn có thể tăng cường độ bài tập lên dần dần.
- Nếu thời tiết quá nóng, quá lạnh hoặc trời ẩm ướt thì bạn cũng không nên tập luyện. Vì độ ẩm không khí cao sẽ khiến cơ thể nhanh mệt. Trong khi nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, gây đau tức ngực, khó thở…
- Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, khó thở,… thì nên dừng tập ngay. Nếu các triệu chứng trên không giảm sau khi bạn nghỉ ngơi, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Tuân thủ chỉ định của bác sĩ là quan trọng nhất trong chăm sóc người suy tim
Việc tuân thủ các chỉ định, phác đồ điều trị của bác sĩ cũng là điều vô cùng quan trọng. Dù bạn cảm thấy trong người khỏe hay không khỏe thì cũng không được tự ý ngưng dùng thuốc hay thay đổi loại thuốc, liều lượng thuốc.
Các nghiên cứu trong nhiều thập kỷ nay đã chỉ ra rằng: Một số loại thuốc điều trị suy tim không chỉ nhằm cải thiện triệu chứng bệnh, mà còn giúp kéo dài sự sống và làm giảm tỷ lệ biến chứng, tử vong. Do đó, bạn cần phải tuân thủ theo các chỉ định, phác đồ của bác sĩ.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Bên cạnh việc chăm sóc người suy tim, bạn cũng đừng quên nhắc nhở họ khám sức khoẻ định kỳ. Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần sẽ giúp bạn có thể phát hiện sớm nhất các bệnh lý nguy hiểm. Từ đó, có những can thiệp kịp thời để điều trị bệnh.
Đặc biệt, đối với những bệnh nhân suy tim giai đoạn đầu, việc phát hiện sớm bệnh sẽ giúp bạn tăng khả năng chữa khỏi bệnh và ít để lại di chứng.
Suy tim là một căn bệnh mãn tính phổ biến hiện nay. Việc điều trị suy tim là cả một quá trình lâu dài và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Hy vọng những lưu ý về chăm sóc người suy tim trên đây đã giúp bạn hiểu biết thêm về bệnh lý tim mạch này, để bảo vệ cho bạn và gia đình bạn.
Từ khóa » Chăm Sóc Người Bệnh Suy Tim độ 4
-
Suy Tim độ 4: Bạn Có Thể Sống Khỏe được Bao Lâu? - Hello Bacsi
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Bệnh Nhân Suy Tim Giai đoạn Cuối | Vinmec
-
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM - Health Việt Nam
-
Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Suy Tim độ 3, độ 4 Giảm Ho, Khó Thở, Mệt ...
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Bệnh Nhân Suy Tim Tại Nhà
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Suy Tim Tại Nhà
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân Suy Tim Giai đoạn Cuối
-
Những Lưu ý Khi Chăm Sóc Bệnh Nhân Suy Tim
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân Suy Tim Mạch Tốt Hơn Nhờ Hiểu đúng Về Bệnh
-
Hướng Dẫn Chế độ Tự Chăm Sóc Cho Bệnh Nhân Suy Tim
-
Suy Tim: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Phương Pháp điều Trị
-
Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Suy Tim
-
Bí Quyết Vàng Trong Chăm Sóc Bệnh Nhân Suy Tim
-
[DOC] Bài 2: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM - Sở Y Tế Bình Định