Hướng Dẫn Chăm Sóc Người Cao Tuổi Bị Loãng Xương - Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Nội dung:
- 1. Giúp đỡ người cao tuổi bị loãng xương điều trị bệnh
- 2. Khuyến khích người già bị loãng xương tập thể dục
- 3. Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của người cao tuổi bị loãng xương
- 4. Phòng tránh té ngã cho người già bị loãng xương
1. Giúp đỡ người cao tuổi bị loãng xương điều trị bệnh
Người cao tuổi thường rất hiếm khi tuân thủ đầy đủ khuyến nghị điều trị loãng xương. Lý do bởi trí nhớ kém, sức khỏe yếu, tâm lý phó mặc bệnh tật vì tuổi đã cao. Mặt khác, điều trị loãng xương là một quá trình dài và nhiều phiền phức, do vậy nhiều bệnh nhân không đủ kiên trì để điều trị đến cùng. Người nhà hãy đồng hành cùng họ để việc chữa trị được hiệu quả hơn:
- Thảo luận với bác sĩ để lựa chọn được phương pháp điều trị loãng xương thích hợp nhất cho bệnh nhân. Việc nói chuyện với bác sĩ cũng giúp bạn hiểu hơn về phương pháp điều trị, bạn có thể hỗ trợ bệnh nhân tốt hơn.
- Nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng.
- Cùng bệnh nhân chuẩn bị và lên kế hoạch cho những thay đổi trong thói quen khi bước vào điều trị loãng xương.
- Trò chuyện với bệnh nhân hàng ngày để hỗ trợ về mặt tâm lý, cảm xúc, cũng như biết được những thay đổi sức khỏe của bệnh nhân trong quá trình điều trị.
- Theo dõi sát sao để nắm bắt được hiệu quả chữa trị, nhằm có những can thiệp kịp thời.
- Tham khảo thêm
5 quan niệm sai lầm trong điều trị bệnh loãng xương
2. Khuyến khích người già bị loãng xương tập thể dục
Việc vận động và tập thể dục ở người già bị loãng xương không đơn giản và an toàn như các đối tượng các. Do vậy, gia đình và người thân cần hỗ trợ họ, giúp cho việc tập thể dục đạt lợi ích cao nhất và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra.
- Trình tự tập thể dục cho những người cao tuổi bị loãng xương thường là khởi động, tập luyện và thư giãn. Khởi động từ 10 đến 15 phút bằng các bài tập chuyển động nhẹ nhàng cho các khớp chính, được thực hiện khi ngồi hoặc đứng. Việc khởi động có thể kết thúc bằng các bước nhảy và bước nhảy đơn giản để đạt được nhịp tim từ 110 đến 125 nhịp mỗi phút.
Việc tập luyện có thể bao gồm các bài tập tăng cường sức mạnh và kéo giãn để cải thiện tư thế như xoay vai, duỗi lưng và cơ vai, ngồi trên quả bóng,.... Các bài tập để cải thiện sự cân bằng cơ thể điển hình là kéo ngón chân, đứng thăng bằng trên một chân,.... Cuối các bài tập nên thư giãn 5 đến 10 phút bằng cách hít thở sâu, thả lỏng cơ.
10 bài tập tốt cho xương khớp nên áp dụng hàng ngày, giúp phòng tránh thoát vị đĩa đệm, đau lưng
10 tư thế yoga thường bị tập sai và cách thực hiện đúng
- Ưu tiên các bài tập nhắm mục tiêu tư thế, thăng bằng, dáng đi, phối hợp, và ổn định hông và thân.
- Người cao tuổi bị loãng xương không nên tập các bài tập tác động lực mạnh lên xương, các bài tập thay đổi tư thế đột ngột như đánh golf.
- Người nhà nên tập thể dục cùng bệnh nhân để duy trì thói quen tập đều đặn, tăng hứng thú tập luyện, và có thể hỗ trợ bệnh nhân khi cần thiết.
3. Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của người cao tuổi bị loãng xương
Dinh dưỡng và sức khỏe xương, cơ và khớp có liên quan chặt chẽ với nhau. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn ngăn ngừa và kiểm soát và hỗ trợ điều trị loãng xương.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, giàu canxi, vitamin D và các khoáng chất thiết yếu cho bệnh nhân.
- Tham khảo thêm
Các loại thực phẩm giàu vitamin D nhất
- Người già thường ăn với lượng ít và kém ngon miệng, nên người nhà bệnh nhân có thể chia nhỏ bữa ăn, ăn thành nhiều lần trong ngày. Chú ý thay đổi món liên tục để kích thích vị giác và đảm bảo dinh dưỡng đa dạng cho bệnh nhân.
- Ưu tiên các thực phẩm tươi và sạch.
- Hệ tiêu hóa lão hóa khiến cho cơ thể của người cao tuổi khó hấp thu các chất dinh dưỡng. Nếu nhận thấy bệnh nhân không thể nạp đủ dinh dưỡng qua chế độ ăn uống, người nhà bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc bổ và thực phẩm chức năng.
4. Phòng tránh té ngã cho người già bị loãng xương
Người già bị loãng xương có nguy cơ gãy xương rất cao dù chỉ qua một cú ngã nhẹ. Gãy xương hông là một biến chứng nghiêm trọng khi một người bị loãng xương bị ngã. Tỷ lệ tử vong tăng từ 12% đến 20% khi so sánh với những người cùng tuổi và giới tính không bị gãy xương tương tự.
Những người cao tuổi cũng có nhiều nguy cơ ngã hơn do mắt kém, nhận thức kém, sự thăng bằng của cơ thể giảm sút, yếu cơ,... Do vậy, phòng tránh té ngã cho người già bị loãng xương là vô cùng quan trọng:
- Giữ cho ngôi nhà đủ ánh sáng, bổ sung bóng đèn và công tác đèn nếu cần thiết.
- Giữ sàn nhà sạch sẽ, tránh các vật lộn xộn có thể vấp phải. Có thể sử dụng thảm để dễ di chuyển hơn. Khi lau nhà cần thấm nước và làm khô ngay, tránh trơn trượt.
- Thiết kế thêm tay vịn ở nhà tắm, cầu thang. Hoặc hỗ trợ bệnh nhân di chuyển nếu họ cần đi lên cầu thang hoặc đi vào nhà vệ sinh.
- Chuẩn bị giày thoải mái, đế chống trượt cho bệnh nhân.
- Đặc biệt lưu ý nếu người già bị loãng xương phải sử dụng những thuốc có tác dụng phụ gây hoa mắt, chóng mặt.
Xét nghiệm mật độ xương: mục đích và đối tượng thực hiện
Bài dịch: https://www.iofbonehealth.org/living-osteoporosis
Từ khóa » Chăm Sóc Người Bệnh Loãng Xương Tuổi Già
-
Loãng Xương ở Người Cao Tuổi: Nguyên Nhân, Cách điều Trị, Chăm Sóc
-
Loãng Xương ở Người Cao Tuổi – Chăm Sóc Và Dự Phòng ... - Vinmec
-
Loãng Xương ở Người Cao Tuổi: Chăm Sóc, Dự Phòng Và điều Trị
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Bệnh Nhân Loãng Xương Theo Chỉ định Của ...
-
Các Cách Chữa Loãng Xương Hiệu Quả ở Người Cao Tuổi | TCI Hospital
-
Loãng Xương ở Người Cao Tuổi: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và ...
-
Tại Sao Người Già Hay Bị Loãng Xương? - Phòng Khám ACC
-
Loãng Xương - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Loãng Xương ở Người Cao Tuổi: Bệnh âm Thầm Nhưng Nguy Hiểm!
-
Bệnh Loãng Xương ở Người Cao Tuổi Và Người Trẻ Tuổi - Omi Pharma
-
Điều Trị Và Phòng Tránh Bệnh Loãng Xương ở Người Cao Tuổi
-
Bệnh Loãng Xương ở Người Cao Tuổi - BookingCare
-
Bệnh Loãng Xương (osteoporosis): Một Số điều Cần Biết
-
Loãng Xương - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Ngăn Ngừa