Hướng Dẫn Chăm Sóc Trẻ Sau Khi Tiêm Phòng

MEDINET
  • TT Y TẾ QUẬN TÂN BÌNH
  • TRẠM Y TẾ
    Trạm Y tế Phường 1Trạm Y tế Phường 2
    Trạm Y tế Phường 3Trạm Y tế Phường 4
    Trạm Y tế Phường 5Trạm Y tế Phường 6
    Trạm Y tế Phường 7Trạm Y tế Phường 8
    Trạm Y tế Phường 9Trạm Y tế Phường 10
    Trạm Y tế Phường 11Trạm Y tế Phường 12
    Trạm Y tế Phường 13Trạm Y tế Phường 14
    Trạm Y tế Phường 15
Trang thông tin điện tử TRẠM Y TẾ PHƯỜNG 3 Toggle navigation Thứ năm, ngày 2/1/2025 | DIỆT LĂNG QUĂNG LÀ BIỆN PHÁP HIỆU QUẢ NHẤT ĐỂ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT. HÃY DÀNH ÍT NHẤT 15 PHÚT MỖI TUẦN ĐỂ DIỆT LĂNG QUẢNG TẠI NƠI Ở, SINH HOẠT , LÀM VIỆC...

Chăm sóc bà mẹ trẻ emChăm sóc sức khỏe trẻ em

Cập nhật: 12:13, 15/4/2021 Lượt đọc: 14481

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng

Sau khi tiêm chủng, trẻ có thể gặp phải một số vấn đề như sốt, sưng đỏ vị trí tiêm, quấy khóc,... Cha mẹ cần biết cách theo dõi, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và cách chăm sóc trẻ sau khi trẻ được tiêm chủng để trẻ luôn luôn khỏe mạnh và được kịp thời can thiệp nếu có dấu hiệu bất thường.

1. Các phản ứng của trẻ sau tiêm chủng

  • Sốt

Sốt là phản ứng thường gặp ở trẻ sau khi tiêm chủng. Đa số trẻ sốt thường nhẹ, có thể tự khỏi và thường ít khi kéo dài quá 2 ngày. Tuy nhiên, khi trẻ bị sốt, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ của trẻ 2 - 3 giờ/lần hoặc 15-30 phút/lần nếu trẻ bắt đầu sốt trên 380C. Nếu trẻ sốt trên 38,50C cần cho bé dùng thuốc hạ sốt (đường uống hoặc đặt hậu môn); còn nhiệt độ ở dưới 380C, mẹ chỉ cần theo dõi và chườm ấm cho trẻ (có thể chườm bằng nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1-20C) hoặc dán trán bằng miếng dán hạ sốt.

  • Phản ứng tại vị trí tiêm

Một số trường hợp sau khi tiêm chủng, tại vị trí tiêm có thể bị sưng, đỏ, đau hoặc cứng vị trí tiêm. Hiện tượng này cũng thường tự khỏi sau vài ngày, không cần điều trị gì. Tuyệt đối không được đắp bất cứ gì vào vị trí tiêm ví dụ như chanh, khoai tây...hoặc chườm bằng đá, chườm nước nóng. Nếu trẻ sưng đau vị trí tiêm, quấy khóc nhiều, có thể sử dụng paracetamol với liều hạ sốt cũng có thể giảm đau cho trẻ.

Trong số ít trường hợp có thể xuất hiện bầm tím tại vị trí tiêm, đặc biệt khi trẻ có bệnh lí về máu hoặc giảm tiểu cầu. Với trẻ bị thiếu yếu tố đông máu hoặc giảm tiểu cầu quá mức có thể truyền các yếu tố đông máu hoặc truyền tiểu cầu trước khi tiêm chủng.

Với mũi tiêm vắc-xin BCG phòng lao sau 2 tuần đến 2 tháng hoặc lâu hơn, vị trí tiêm xuất hiện đỏ da và hình thành mụn mủ, mụn mủ vỡ ra tạo thành sẹo lao cũng là hiện tượng bình thường. Chúng ta cũng không cần phải điều trị gì.

  • Phát ban đỏ hoặc ban mụn nước trên da

Sau khi tiêm vắc-xin phòng sởi, sởi –quai bị- rubella có thể phát ban giả sởi trên da sau tiêm 5-12 ngày. Tiêm vắc-xin phòng thủy đậu sau 3-4 tuần cũng có một số ít trường hợp nổi vài mụn nước trên da như ban mụn nước của thủy đậu. Tuy nhiên, các ban này số lượng rất ít (không nhiều như bị nhiễm bệnh thực sự) và thường biến mất sau 1 - 2 ngày.

  • Rối loạn tiêu hóa nhẹ:

Một số rất ít trẻ sau khi sử dụng vắc-xin phòng tiêu chảy do rotavirus cũng có thể có triệu chứng rối loan tiêu hóa như đi ngoài nhiều lần hơn, có thể 5-6 lần/ ngày và phân cũng loãng nước hơn. Tuy nhiên, phản ứng này thường tự hết sau 1-2 ngày, không cần phải sử dụng thuốc hay men tiêu hóa.

  • Triệu chứng giả cúm:

Một số trường hợp sau khi tiêm vắc-xin phòng cúm xuất hiện hắt hơi, chảy nước mũi trong, đau đầu, đau cơ nhẹ...Đây là triệu chứng gải cúm sau khi tiêm vắc-xin. Triệu chứng này cũng tự khỏi sau 1-2 ngày sau tiêm. Gia đình có thể sử dụng nước muối sinh lí để xịt hút mũi cho trẻ nếu trẻ xuất tiết dịch mũi nhiều.

Khi trẻ sốt, sưng đau ở vị trí tiêm hoặc có một vài phản ứng phụ thông thường sau tiêm vắc-xin, cơ thể trẻ cũng có thể khó chịu hơn nên trẻ có thể quấy khóc nhiều hơn, ăn uống kém hơn ngày thường. Do đó, bố mẹ không phải lo lắng quá mức. Tuy nhiên, vẫn có những phản ứng vượt quá mức thông thường hoặc là dấu hiệu sớm của phản ứng phản vệ. Chính vì vậy, sau khi tiêm xong, trẻ phải được theo dõi sát sao tại cơ sở tiêm chủng 30 phút, sau đó gia đình cần tiếp tục theo dõi bé tối thiểu 24 – 48 giờ sau tiêm để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường này.

2. Các phản ứng nặng sau tiêm chủng

Các phản ứng này thường rất hiếm khi xảy ra, nếu có phải điều trị tại các cơ sở y tế để đảm bảo an toàn cho trẻ. Một số phản ứng nặng sau tiêm chủng bao gồm:

  • Phản vệ
  • Phản ứng quá mẫn cấp tính: Thường xảy ra trong vòng 2 giờ sau khi tiêm chủng với 1 hay kết hợp nhiều triệu chứng như thở khò khè, ngắt quãng do co thắt khí phế quản và thanh quản, phù nề thanh quản; phát ban, phù nề ở mặt, hoặc phù nề toàn thân, cần dùng các thuốc kháng histamin, phòng ngừa bội nhiễm, đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưỡng. Trường hợp phản ứng nặng cần cho thở ô xy và xử trí như phản vệ.
  • Sốt cao liên tục (>38,50C) cần uống nhiều nước hoặc đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưỡng. Dùng thuốc hạ sốt như Paracetamol, Ibuprofen.
  • Khóc thét không nguôi, dai dẳng trên 3 giờ kèm theo la hét. Thường dịu đi sau 1 ngày hoặc thời điểm đó có thể dùng thuốc giảm đau.
  • Co giật: Thường là những cơn co giật toàn thân không kèm theo dấu hiệu và triệu chứng tại chỗ, có thể có sốt hoặc không. Cần được điều trị hỗ trợ hô hấp như thông thoáng đường thở, hút đờm rãi, thở ô xy. Dùng thuốc chống co giật như Diazepam và/hoặc thuốc chống co giật khác theo đúng phác đồ xử trí co giật.
  • Áp xe: Tại chỗ tiêm sờ thấy mềm hoặc có dò dịch, có thể là áp xe vô khuẩn hoặc nhiễm khuẩn. Điều trị bằng chích rạch và dẫn lưu, dùng kháng sinh nếu nguyên nhân do nhiễm khuẩn.
  • Nhiễm khuẩn huyết: Bệnh thường khởi phát cấp tính, có tính chất toàn thân, trầm trọng. Biến chứng thường gặp và nguy hiểm là sốc nhiễm trùng. Cần điều trị sốc nếu có theo phác đồ điều trị sốc, kháng sinh và điều trị các biến chứng.

3. Cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng

Theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng sau khi tiêm vắc-xin:

Mọi trường hợp tiêm chủng cần được theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường như tinh thần không tỉnh táo, quấy khóc liên tục, li bì, thở nhanh hay ngắt quãng, thở khò khè, nôn trớ, da mẩn đỏ,... cần báo ngay cho nhân viên y tế để kịp thời xử lí tránh trường hợp trẻ có phản ứng phản vệ sau tiêm.

Theo dõi tại nhà: Trẻ em cần tiếp tục được theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng ít nhất trong 24 - 48 giờ sau khi tiêm, các dấu hiệu cần quan sát bao gồm:

  • Toàn trạng, nhiệt độ, tinh thần
  • Tình trạng ăn, ngủ
  • Dấu hiệu về nhịp thở
  • Có phát ban hay không ?
  • Các biểu hiện tại chỗ tiêm (sưng, đỏ...)

Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng

  • Cho trẻ ăn/bú đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế; hạn chế cho ăn nằm, cho trẻ bú mẹ hoặc uống nước nhiều hơn (nếu trẻ lớn), có thể cho thức ăn lỏng dễ tiêu hóa ở trẻ đã ăn dặm...
  • Mặc quần áo cho trẻ đủ ấm vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè.
  • Kiểm tra thường xuyên trẻ, đặc biệt là ban đêm.
  • Dùng thuốc cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ (nếu có)
  • Nếu trẻ sốt: Cặp nhiệt độ, nới lỏng quần áo, chườm ấm (chườm bằng nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1-20C), dùng hạ sốt theo đơn (có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol, ibuprofen với liều theo cân nặng khi trẻ sốt trên 38,50C hoặc trẻ đau, quấy khóc nhiều.
  • Không đắp bất kỳ chất gì vào vị trí tiêm (lá cây, chanh, khoai tây...) vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.
  • Khi bế trẻ, tránh tì đè vào vết tiêm

Dấu hiệu cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất:

  • Sốt trên 39°C, dùng thuốc hạ sốt không đỡ
  • Co giật hay mệt lả, lừ đừ, gọi hỏi không đáp ứng.
  • Tím tái, khó thở (thở nhanh, thở ngắt quãng, thở khò khè, ậm ạch, có rút lõm lồng ngực...)
  • Trẻ quấy khóc, khóc thét kéo dài trên 3 giờ.
  • Trẻ nổi mày đay, chân tay lạnh, nổi vân tím
  • Trẻ bú kém, bỏ bú hoặc có các phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày.
  • Vị trí tiêm sưng, cứng, đau và hạn chế vận động, có quầng đỏ kích thước lớn lan rộng
Trạm Y tế Phường 3

TIN KHÁC

  • 1DỰ PHÒNG VÀ CHĂM SÓC TRẺ SINH NON 5/11/2024
  • 2Hưởng ứng tuần lễ dinh dưỡng và phát triển năm 2024 4/11/2024
  • 3Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho con đừng chỉ nghĩ thiếu thì tự cho uống 25/9/2024
  • 4Vì sao người thừa cân béo phì nhưng lại suy dinh dưỡng? 24/7/2024
  • 5Bổ sung Vitamin A để trẻ cao lớn, khoẻ mạnh 31/5/2024
  • 6HCDC | Trẻ ở độ tuổi nào thì cần bổ sung Vitamin A liều cao? 28/5/2024
  • 7Trẻ ho lâu ngày có ảnh hưởng gì không? 2/1/2024
  • 8Triển khai Chiến dịch bổ sung Vitamin A liều cao đợt 2 năm 2023 30/11/2023
  • 9TP.HCM: Triển khai Chiến dịch bổ sung Vitamin A liều cao đợt 1 năm 2023 2/6/2023
  • 10Chương trình phòng chống thiếu Vitamin A 27/5/2022
  • 11Ngày vệ sinh tay thế giới năm 2022: Đoàn kết vì sự an toàn: Rửa sạch đôi bàn tay của bạn 5/5/2022
  • 12Viêm gan lạ ở trẻ em trên thế giới có thể do vi-rút Adeno 4/5/2022
  • 13Tất cả thông tin về 2 loại vaccine phòng COVID-19 sẽ tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, phụ huynh cần biết 6/4/2022
  • 14Trẻ khò khè và ho nhiều đờm do COVID-19: Cách xử trí đúng mà cha mẹ cần biết 18/3/2022
  • 15PHƯỜNG 3 TỔ CHỨC UỐNG BỔ SUNG VITAMIN A CHO TRẺ TỪ 6-36 THÁNG TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN 16/12/2021
Văn bản
  • Về tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19 tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh 9/5/2021
  • Công văn số 128/YT về việc triển khai các hoạt động truyền thông hưởng ứng ngày Thalassemia Thế giới 5/5/2020
  • Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về cách ly xã hội 3/4/2020
  • BẢNG GIÁ DỊCH VỤ KHÁM BỆNH , CHỮA BỆNH TẠI TRẠM Y TẾ từ ngày 03/01/2020 6/1/2020
  • CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH MỚI NHẤT 13/11/2019
  • NGHỊ ĐỊNH 146/2018/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN BIỆN PHÁP THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ 11/11/2019
  • Thông tư 43 của Bộ Y tế về Hưỡng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cở sở khám bệnh, chữa bệnh 26/9/2019
  • Công văn số 5009-STY- NVY về việc hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới 17/09/2019 26/9/2019

Từ khóa » Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Bị Sốt Sau Tiêm Phòng