Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Chọn Vợt Cầu Lông Và Khi Căng ... - ShopVNB
Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 5 shop Premium và 65 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.
Việc sở hữu một cây vợt cầu lông tốt nhất cho riêng mình là điều mơ ước của bất kì một người chơi nào. Điều này góp một phần rất lớn giúp các lông thủ đạt tốc độ nhanh nhất, sức mạnh lớn nhất, phát huy tối đa kỹ thuật của bản thân cùng hạn chế tối đa các pha cầu lỗi. Đặc biệt, đối với một người mới bắt đầu chơi cầu lông hoặc chơi để kiếm mồ hôi, việc chọn được một cây vợt tốt trong số hàng nghìn mẫu vợt trên thị trường hiện nay lại càng khó hơn. Nhưng yên tâm đi vì hôm nay ShopVNB xin chia sẻ đến các bạn bài viết " Hướng dẫn chi tiết cách chọn vợt cầu lông và khi căng vợt cầu lông cần lưu ý những điều gì ? " đảm bảo sẽ cung cấp rất nhiều thông tin cực hay và vô cùng bổ ích, các lông thủ chớ nên bỏ lỡ nhé !
Hướng dẫn chi tiết cách chọn vợt cầu lông phù hợp với bản thân mình nhất
- Một số yếu tố cần thiết của một cây vợt cầu lông sẽ được đề cập trong bài viết này đảm bảo sẽ giúp các lông thủ chọn được một cây vợt cầu lông phù hợp với bản thân mình nhất. Đặc biệt điều quan trọng đầu tiên chính là bạn cần tìm một cây vợt cầm vào thấy vừa tay không nhất thiết là phải có giá cao sẽ đánh ngon đâu nhé !
1. Trọng lượng của vợt cầu lông và trọng lượng khi vung vợt:
- Trọng lượng của một cây vợt cầu lông được đo bằng đơn vị G (gram) và được tính bằng thông số U sẽ được nhà sản xuất ghi trên phần cán vợt và dĩ nhiên là vợt còn chưa bóc cốt, chưa lên lưới đấy nhé !
+ U: 95 - 100g + 2U: 90 - 95g + 3U: 85 - 90g + 4U: 80 - 85g + 5U: 75 - 80g + 6U (F): 70 - 75g + 7U (2F): 65 - 70g + 8U (3F): 60 - 65g
- Thông số trên đây đã bao gồm tất cả các sản phẩm vợt trên toàn Thế Giới từ nặng nhất đến nhẹ nhất, đương nhiên vợt càng nặng sẽ cung cấp cho người sử dụng thêm nhiều sức mạnh và yêu cầu người chơi phải có một lực tay đủ khỏe.
- Ví dụ trên trên hai cây vợt Yonex Astrox 88D PRO phiên bản 3U và 4U cùng lên 1 loại quấn cán và một loại lưới, căng cùng số kg thì chắc chắn khi đánh cầu 88D PRO 3U sẽ phát một lực mạnh hơn và cho quả cầu đi xa hơn so với phiên bản 88D PRO 4U.
- Trọng lượng khi vung vợt chính là cảm giác " nặng hoặc nhẹ " khi người chơi múa vợt sẽ được tính bằng đơn vị kg/cm2, trọng lượng khi vung vợt càng cao sẽ cho người chơi có thêm nhiều sức mạnh trong các pha ra cầu. Hầu hết tất cả các cây vợt cầu lông trên thị trường hiện nay có trọng lượng vung vợt vào khoảng 75 - 100 kg/cm2.
- Ngoài ra, trọng lượng khi vung vợt phụ thuộc vào các yếu tố như khối lượng, độ cân bằng, chiều dài, kích thước đầu vợt cùng thân vợt cứng hay mềm. Và trọng lượng khi vung vợt là một hệ số có thể được đo bằng thiết bị xoay giữ vợt từ đáy và vung vợt đấy nhé !
2. Hướng dẫn chi tiết cách chọn vợt cầu lông - Điểm cân bằng:
- Điểm cân bằng của một cây vợt có thể được đo bằng máy xác định điểm cân bằng được tính bằng đơn vị mm mô tả khoảng cách từ điểm cuối cùng của cán vợt đến điểm giữ cho cây vợt được thăng bằng trải dài từ khoảng 280 - 330mm.
+ Vợt nặng đầu: >= 295mm. + Vợt cân bằng: < 295mm.
3. Chiều dài của vợt cầu lông:
- Chiều dài của một cây vợt cầu lông là khoảng cách xác định từ đỉnh đầu vợt đến điểm cuối cùng của cán vợt. Chiều dài chuẩn của một cây vợt cầu lông 2021 hiện nay là 675mm. 680mm là chiều dài dài nhất mà BWF quy định cho một cây vợt cầu lông. Có phép đo cho biết rằng thêm 5% chiều dài vợt sẽ tăng thêm 30% diện tích đánh.
- Cùng xem ảnh hưởng của chiều dài đối với vợt như sau:
+ Chiều dài bình thường của một cây vợt được BWF xác định: 664-680mm. + Chiều dài tiêu chuẩn: 675mm + Vợt tấn công: 675mm - 680mm + Vợt phòng thủ: 665mm - 670mm
4. Độ Cứng của Đũa Vợt:
- Độ cứng của đũa vợt cầu lông có thể được đo bằng đồ gá máy giữ khoảng cách 23cm giữa hai điểm cố định của đũa vợt. Vật nặng 20kg được cho từ từ vào giữa phần cố định cho đến khi đứng yên. Biến dạng dọc của đũa được đo để mô tả độ cứng của đũa và đơn vị tính sẽ là mm.
- Độ cứng càng lớn thì trục sẽ càng dẻo. Và đặc biệt mỗi một thương hiệu cầu lông trên Thế Giới chằng hạn như Yonex, Lining, Victor đều có một thông số độ cứng riêng khi làm vợt. Một số hãng cho biết chính xác con số, trong khi một số chỉ cho biết cứng, mềm vừa phải hoặc đánh dấu 1, 2, 3, 4, 5. Chính vì vậy, bạn nên hỏi cửa hàng độ cứng chính xác của đũa vợt trước khi mua để so sánh với các vợt khác nhau giữa các nhãn hiệu khác nhau. Hầu hết các độ cứng phổ biến trên vợt có thể được tìm thấy trên thị trường như sau:
+ 7.5: Siêu cứng + 8.0: Cứng + 8.5: Cứng trung bình + 9.0: Trung bình + 9.5: Dẻo
- Những cây vợt dành riêng cho phong cách chơi tấn công mạnh mẽ có độ cứng dao động từ khoảng 7.5 - 9.0. Cho lối đánh phòng thủ, điều cầu và linh hoạt thì từ 9.0 - 9.5. Đũa vợt càng dẻo sẽ hỗ trợ lực cho người chơi khi mặt lưới tiếp xúc vào quả cầu.
- Ví dụ trên cùng một lực đánh, đũa vợt càng dẻo sẽ cho nhiều khả năng uốn cong, khoảng cách uốn cong nhiều sẽ cho ra lực đánh càng mạnh, ít phản lực trở lại vào bắp tay. Nhưng cũng vì điều này sẽ cho đũa vợt có thời gian phục hồi lại trạng thái ban đầu càng lâu dẫn đến điều khiển góc kém không phù hợp cho những pha đập cầu liên tục và bỏ nhỏ sát lưới.
- Đũa của một cây vợt cầu lông là thành phần thiết yếu tạo nên tốc độ nhanh nhất trên Thế Giới so với các môn thể thao dùng vợt khác. Đặc biệt, nhờ công nghệ hiện đại được áp dụng ngày nay mà rất nhiều ý tưởng sáng tạo có thể được thực hiện trong yếu tố quan trọng này.
- Trong thiết kế truyền thống, cách duy nhất để có nhiều sức mạnh hơn trong tấn công là làm cho đầu nặng. Ngày nay, người ta có thể điều khiển điểm uốn của trục ở vị trí cao, giữa hoặc thấp nhằm nhấn mạnh các đặc điểm của một lông thủ yêu thích lối đánh nào giúp người chơi có được những cú đánh thuận tay nhiều lực hơn và những cú đánh trái tay kiểm soát dễ dàng hơn. Công nghệ tốt không chỉ được thiết kế cho các tay vợt chuyên nghiệp mà còn cho mọi người chơi phong trào có được một trận cầu đẳng cấp và nhiều thú vị hơn.
- Ngoài ra, thời gian một quả cầu lưu lại trên vợt khi đập là 0,004-0,006 giây và theo lối đánh ngày càng Nhanh Hơn trên Thế Giới hiện nay dẫn đến các thiết kế truyền thống sẽ thay đổi, phải tạo ra các đũa vợt thật cứng để cây vợt có thể hồi phục nhanh nhất sau mỗi cú đánh tạo nên các pha cầu tấn công dồn dập và liên tục.
5. Hướng dẫn chi tiết cách chọn vợt cầu lông - Hình dạng Khung Vợt:
- Có ba hình dạng Khung Vợt cầu lông trên thị trường nhau sau:
+ Truyền thống: 330 cm2 (51 in2) + ISO: 340 cm2 (53 in2) + Extra-ISO: 370 cm2 (57 in2)
- Ảnh hưởng trực tiếp của khung vợt là đến các điểm ngọt. Điểm ngọt còn được gọi là khu vực hiệu quả khi đánh vào quả cầu giúp quả cầu có đường bay chuẩn nhất theo đúng ý người chơi. Điểm ngọt càng lớn thì công suất càng lớn nhưng cũng cho độ kiểm soát và độ chính xác càng kém.
- Do không mong muốn có bất kì một sai lầm nào trong một trận đấu, hầu hết các tuyển thủ chuyên nghiệp đều sử dụng khung Extra-ISO. Cũng vì lẽ đó, đa số các cây vợt cầu lông trên thị trường hiện nay đều được thay thế từ Các khung truyền thành khung ISO hoặc Extra-ISO đấy nhé !
6. Mặt cắt ngang của khung vợt:
- Một cây vợt lý tưởng phải có độ linh hoạt và tốc độ ra vợt tốt khi các lông thủ phát lực. Nó nghe có vẻ tham lam, tuy nhiên, không khó với sự giúp đỡ của công nghệ hiện đại ngày nay. Nó có thể được nhận ra bởi tiết diện khác nhau áp dụng cho các phần khác nhau của khung. Bên cạnh tốc độ và sức mạnh, nó cũng có thể mang lại độ bền, sự ổn định, v.v. cho cùng một cây vợt. Mặt cắt phổ biến nhất của khung có thể được tìm thấy dưới đây:
+ Box-shape: Hỗ trợ tối đa cho sức mạnh, bền bỉ cao, linh hoạt kém + Wing-shape: Hỗ trợ linh hoạt tốt, khả năng điều khiển hơi kém.
- Ngày nay, đa số các cây vợt thiên về đánh đôi thường được vác mỏng trên khung giúp tốc độ vung vợt được nhanh hơn hoàn hảo trong các pha xử lí cầu tốc độ, liên tục. VD như: Victor BS 12, Lining TurboCharging 75D, Yonex Nanoflare 700,...
- Còn riêng trong đánh đơn thường đòi hỏi sức mạnh bộc phá cao nên các cây vợt chuyên đơn thường sử dụng khung dạng hình hộp. VD như: Yonex Astrox 99, Lining Tectonic 7C, Mizuno Fortius 10 Quick,...
7. Hướng dẫn cách chọn vợt cầu lông - Kích thước cán cầm:
- Nhiều người thường chú ý đến điểm cân bằng, độ cứng, trọng lượng của vợt nhưng rất ít người chú ý đến phần cán cầm vợt. Đây cũng là một yếu tố hết sức quan trọng đấy nhé và trên mỗi một cây vợt đều được kích thước tay cầm lớn nhỏ như thế nào được trải dài từ G1 - G6.
+ G1 = 95mm + G2 = 92mm + G3 = 89mm + G4 = 86mm + G5 = 83mm + G6 = 80mm
- Ở Châu Âu, kích thước tay cầm phổ biến nhất là G4, trong khi ở Châu Á là G5. Luôn luôn cần có một khoảng trống ở giữa ngón giữa và bàn tay sau khi nhẹ nhàng cầm vợt. Tay cầm quá nhỏ có thể khiến vợt văng ra xa trong quá trình chơi và không đủ lực đập, trong khi tay cầm quá lớn có thể gây chấn thương cơ tay và cánh tay. Bóc cốt vợt hoặc sử dụng thêm các sản phẩm như quấn cán và quấn lót cán sẽ tăng kích thước cán cầm vợt. Đặc biệt khi sử dụng theo các cách trên sẽ cho các cạnh gỗ trên cán cầm vợt được rõ ràng hơn giúp các lông thủ khi ra vợt sẽ mượt mà hơn.
- Một điều quan trọng là phải chú ý đến cách quấn cán vợt. Người chơi thuận tay trái nên sử dụng tay trái để nắm chặt vợt và sử dụng tay phải để giữ vợt, như hình bên dưới bên phải. Và ngược lại đối với người chơi thuận tay phải, hãy xem hình bên dưới bên trái.
Khi căng vợt cầu lông cần lưu ý những điều gì ?
- Ngoài việc chọn được một cây vợt cầu lông sao cho phù hợp với bản thân thông qua các tiêu chí trên thì khi căng lưới vợt cầu lông cần lưu ý những điều gì cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng đấy nhé !
1. Gen vợt và mô hình phân bố số lỗ gen trên một cây vợt cầu lông:
- Mỗi thương hiệu cầu lông đều có những thiết kế riêng biệt khác nhau cả trên phần gen vợt và mô hình phân bố số lỗ gen.
+ Có khoảng 55 loại gen vợt khác nhau trên thị trường cầu lông Quốc Tế ngày nay với độ dài, hình dạng, chất liệu, màu sắc khác nhau,... Gen vợt tốt bảo vệ khung không bị tổn thương bởi dây và không bị cắt bởi cạnh sắc của nó. Một số gen vợt tốt cũng cho khả năng ngăn chặn dây chéo từ bên ngoài khung. Nếu các gen vợt không thể thực hiện một trong các chức năng đã đề cập ở trên, bạn cần phải ra tiệm thay vào các loại gen tốt để đảm bảo cho cây vợt được an toàn nhất . Không nhất thiết phải sử dụng cùng một loại Gen trong quá trình thay đổi, chỉ cần thay đổi vào những điểm chịu lực nhiều để tránh tình trạng bị lún vì nguyên tắc là phải giữ nguyên ý tưởng thiết kế của vợt càng nhiều càng tốt.
+ Mô hình phân bố số lỗ gen trên một cây vợt cầu lông ngày nay thường phân bố từ 72 - 96 lỗ. Mật độ cao hơn, lực căng nhỏ hơn là cần thiết để tạo ra cùng một công suất. VD như một cây vợt có 96 lỗ có thể giảm lực căng dây xuống 30% để có được độ cứng của dây giống như vợt có 72 lỗ khi đan xong và dĩ nhiên là phải trên cùng một loại dây. Lưu ý, càng ít các lỗ gen trên một cây vợt dẫn đến các đường chéo khi đan xong ít đi và to hơn dẫn đến tình trạng khi quả cầu tiếp xúc vào mặt vợt sẽ xoay nhiều hơn làm cho khả năng kiếm soát cầu kém ổn đinh. Mật độ số lỗ gen nhiều hơn sẽ cho khả năng xử lí cầu ổn định hơn tuy nhiên vợt sẽ cực kì dễ gãy vì độ bền của khung thấp hơn khi có nhiều lỗ gen hơn.
2. Khi căng vợt cầu lông cần lưu ý những điều gì ? - Vật liệu cấu tạo của vợt:
- Vật liệu cấu tạo của một cây vợt cầu lông trên thị trường 2021 hiện nay có rất nhiều loại, đa số trên các cây vợt cao cấp sẽ được sử dụng High Modulus Graphite, các dòng vợt giá thành thấp hơn sẽ đại đa số sử dụng 100% Carbon hoặc Hợp kim Nhôm.
* Bảng so sánh độ cứng, sức mạnh và khả năng hấp thụ sốc của High Modulus Graphite so với các loại vật liệu truyền thống:
3. Duy trì hình dạng ban đầu của vợt:
- Đây là một nguyên tắc khá dễ hiểu là giữ nguyên hình dạng của khung trước và sau khi căng vợt. Máy căng vợt cầu lông hiện đại có sáu hoặc nhiều đồ gá cố định, được coi là đủ để giữ cho hình dạng của vợt không bị biến dạng. Trên thực tế, nó không hoàn toàn đúng. Mặc dù có sau hoặc thậm chí tám điểm kẹp cố định khi đặt vợt vào khung sự biến dạng vẫn xảy ra.
- Để đạt được nguyên tắc trên, người đan vợt phải xỏ lưới và đan xong cây vợt trong cùng một thời điểm, không được ngắt quãng. Ví dụ, một người thợ đan vợt đi uống cà phê hoặc ăn trưa bỏ lại cây vợt vẫn còn đang trong tình trạng căng dan dở, thậm chí chỉ vừa căng được một nửa đảm bảo khi trở lại sẽ thấy cây vợt bị biến dạng rõ ràng.
4. Giảm thiểu tối đa tình trạng xô xát dây khi căng:
- Do ma sát giữa dây dọc và dây chéo trong quá trình kéo dây, lực kéo mạnh có thể làm cháy bề mặt của dây, khiến dây dễ bị đứt hơn nhiều. Chính vì vậy khi chúng ta căng xong hết các dây dọc và bắt đầu căng các dây ngang cần chú ý thao tác luồn dây và kéo dây phải chuẩn.
- Người ta cũng thường thấy bề mặt của dây bị đứt hoặc bị xước bởi các dụng cụ buộc dây sắc nhọn hoặc kẹp. Kẹp quá chặt cũng có thể gây ra biến dạng dây chẳng hạn như dập dây đấy nhé !
5. Kết quả nhất quán về độ cứng của dây khi căng vợt xong
- Hầu hết người chơi đi đan cây vợt cầu lông của mình thường nói ra số Kg yêu cầu. Nó không sai, tuy nhiên, cần biết nhiều điều trước khi nó đúng. Số kg được thiết lập trong máy căng vợt cầu lông nhưng trên thị trường ngày nay có rất nhiều mẫu máy căng vợt khác nhau dẫn đến độ chính xác hoàn toàn khác nhau.
- Chính vì vậy, khi muốn đan vợt theo số Kg mà bàn thân mong muốn yêu cầu đầu tiên là bạn phải căng trên cùng một máy đan vợt cầu lông, yếu tố thứ hai là phải cùng một người căng, yếu tố thứ ba là phải đan trên cùng một loại dây vì mỗi loại dây đều cho cảm giác đánh rất khác nhau.
6. Căng vợt hằng ngày khác gì so với căng vợt thi đấu ?
- Bạn có thể thấy các vận động viên tham gia các giải đấu Lớn thường bị đứt lưới vợt rất nhiều, chính vì vậy " tốc độ " khi đan là một yếu tố vô cùng quan trọng khi căng vợt thi đấu. Nó yêu cầu trung bình các thợ căng vợt phải đan từ 25 - 30 cây vợt liên tục trong một ngày. Vì lẽ đó, trình tự khi căng vợt cầu lông trong thi đấu cần tuân theo như sau: 1. Chất lượng 2. Tốc độ 3. Không gây hại cho vợt. Và trình tự khi căng vợt cầu lông hằng ngày, các thợ căng cần lưu ý: 1. Không gây hại cho vợt 2. Chất lượng 3. Tốc độ.
- Các 'giải đấu' được đề cập ở trên là dành cho những giải đấu Quốc Tế, tất cả các vận động đều được tài trợ tất cả bộ dụng cụ cầu lông của mình bao gồm cả vợt. Do đó, họ quan tâm đến chất lượng của bề mặt lưới nhiều hơn và việc họ có thể chuẩn bị vợt sớm bao lâu. Chính vì vậy, các thợ căng vợt sẽ xử lý khác một chút khi cắt các dây cũ và căng dây mới. Tuy nhiên, một khách hàng bình thường phải bỏ ra nhiều tiền để mua một cây vợt và một người căng lưới vợt cầu lông tốt nên đặt vấn đề 'không gây hại cho vợt' lên ưu tiên hàng đầu đấy nhé !
Cùng tham khảo thêm các bài viết:
- Hot ! Thương hiệu Yonex đã thâu tóm thêm Đội tuyển cầu lông Malaysia và công bố quan hệ đối tác 5 năm.
- Nên mua Vợt cầu lông nào dưới 1 triệu 4U Chuyên Công ngon nhất trong năm 2021 ???
- Lee Zii Jia dùng vợt cầu lông gì đăng quang ngôi vô địch Yonex All England 2021 ???
Trên đây là bài viết chia sẻ của ShopVNB về " Hướng dẫn chi tiết cách chọn vợt cầu lông và khi căng vợt cầu lông cần lưu ý những điều gì ? " mong rằng sẽ cung cấp thêm cho các lông thủ những thông tin, kiến thúc thật hay và bổ ích nhé !
Từ khóa » Cần Vọt Là Gì
-
Lắt Léo Chữ Nghĩa: Cần Vọt Là Cái Gì? - Báo Thanh Niên
-
Từ điển Tiếng Việt "cần Vọt" - Là Gì?
-
Cần Vọt
-
Từ điển Tiếng Việt - Từ Cần Vọt Là Gì
-
Cần Vọt Nghĩa Là Gì?
-
Lắt Léo Chữ Nghĩa: Cần Vọt Là Cái Gì?
-
Cây “cần Vọt” Của Làng Quê Xưa - Dân Việt
-
Cần Vợt Là Gì, Cần Vợt Viết Tắt, định Nghĩa, ý Nghĩa
-
Cần Vọt Là Gì Vật Gì Vậy Mọi Người? - Hoc24
-
Lifestyle VN - - Lắt Léo Chữ Nghĩa: Cần Vọt Là Cái Gì? -... | Facebook
-
Hà Tiên (tỉnh) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vợt (thiết Bị Thể Thao) – Wikipedia Tiếng Việt