Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Trồng & Chăm Sóc Hoa Hồng Tỉ Muội - Sfarm

Hoa hồng tỉ muội hay hoa hồng tiểu muội, là loài hoa mang ý nghĩa sâu sắc về tình bền chặt trong gia đình. Cách trồng cũng như chăm sóc hoa hồng tiểu muội không quá cầu kỳ. Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu chi tiết cách trồng và chăm sóc hoa hồng tỉ muội nhé!

  1. 1/ Đặc điểm của hoa hồng tỉ muội
    1. 1.1 Đặc điểm hình thái
    2. 1.2 Điều kiện sinh trưởng
  2. 2/ Một số loại hoa hồng tỉ muội phổ biến hiện nay
  3. 3/ Ý nghĩa
  4. 4/ Tác dụng
  5. 5/ Chuẩn bị trồng hoa hồng tỉ muội
    1. 5.1 Đất trồng
    2. 5.2 Cây giống
    3. 5.3 Vị trí đặt chậu trồng
  6. 6/ Kỹ thuật trồng hoa hồng tỉ muội
  7. 7/ Cách chăm sóc hoa hồng tỉ muội
    1. 7.1 Tưới nước
    2. 7.2 Bón phân
    3. 7.3 Phòng trừ sâu bệnh hại
  8. 8/ Cách cắt tỉa hoa hồng tỉ muội
  9. 9/ Cách nhân giống hoa hồng tỉ muội

1/ Đặc điểm của hoa hồng tỉ muội

1.1 Đặc điểm hình thái

Hòa hồng tỉ muội thuộc loài cây thân bụi thấp, phân cành và nhánh nhỏ nhiều. Cây có chiều cao khoảng 1 – 2m. Cây có thân và cành mảnh mềm, có gai hơi cong. Lá cây mọc dạng kép hình lông chim, mép lá có răng cưa dày và nhọn, bề mặt lá nhẵn bóng. Lá non có màu tía và dần chuyển màu xanh khi cây trưởng thành. Cây thường cho hoa quanh năm, thường có kích cỡ nhỏ hơn các loại hoa hồng cùng họ, hoa mọc đơn lẻ hoặc mọc thành cụm với rất nhiều màu sắc khác nhau như cam, hồng, đỏ, vàng, trắng… Đồng thời, hoa hồng tỉ muội còn có mùi thơm dịu nhẹ.

1.2 Điều kiện sinh trưởng

Hoa hồng tỉ muội là loài cây ưa nắng và ưa ẩm. Vì thế, khi trồng cây ở nơi nhiều ánh nắng cây sẽ sai hoa và cho hoa to, lâu tàn với màu sắc tươi tắn. Cây sinh trưởng và phát triển tốt với độ ẩm từ 70 – 80%.

2/ Một số loại hoa hồng tỉ muội phổ biến hiện nay

Hoa hồng tỉ muội có rất nhiều loại cây khác nhau, ở nước ta, có khoảng hơn 50 loài phổ biến được phân loại theo màu sắc

  • Nhóm màu đỏ: có màu đỏ thẫm hoặc đỏ nhung hay đỏ hồng ngọc và đỏ cờ
  • Nhóm màu Phấn Hồng: gồm màu hoa đào hay đỏ thẫm và đỏ quỳ
  • Nhóm màu vàng: gồm màu vàng nhạt hoặc vàng đậu, vàng da cam
  • Nhóm màu hồng sen: gồm màu cánh sen và màu hồng nhạt
  • Nhóm giống màu trắng: gồm trắng trong, trắng sữa hay trắng ngà
  • Nhóm hệ có nhiều màu pha trộn: màu sắc của cánh hoa không đều, có nhiều hỗn hợp với rất nhiều màu trung gian.

3/ Ý nghĩa

Như tên gọi, hoa hồng tỉ muội mang ý nghĩa tượng trưng cho mối quan hệ chân thành, khăng khít, bền chặt giữa các thành viên trong gia đình. Do đó, trong dịp Tết, hoa hồng tỉ muội được nhiều người lựa chọn trưng bày để cầu chúc có một năm mới đoàn viên hạnh phúc sum vầy. Bên cạnh đó, hoa hồng tỉ muội còn được xem là biểu tư­ợng của tình yêu, hạnh phúc, lòng chung thuỷ và sự khát khao v­ươn tới cái đẹp.

4/ Tác dụng

Bên cạnh việc được cắm lọ trang trí, hoa tỉ muội còn là một món quà quý ngày Tết. Hoa hồng tỉ muội còn được trồng làm cây cảnh tạo một không gian tiểu cảnh thu hút tại ban công, sân vườn, hàng rào,…cây còn có thể được trồng để tạo dáng bonsai.

Cách trồng hoa hồng tỉ muội

Cách trồng hoa hồng tỉ muội

5/ Chuẩn bị trồng hoa hồng tỉ muội

5.1 Đất trồng

Cây thích hợp trồng ở đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, có độ pH từ 6 – 6,5. Đồng thời, đất có độ thoát nước tốt để tránh trường hợp cây bị ngập úng. Bạn có thể trộn phân trùn quế với đất theo tỉ lệ 1:4 hoặc sử dụng đất sạch đã được trộn sẵn SFARM chuyên dùng cho cây cảnh, đặc biệt là hoa lan và hoa hồng. Một lưu ý nhỏ cho bạn là nên chọn chậu sao cho đất không bị tăng nhiệt độ vào mùa hè, tốt nhất là nên chọn chậu đất nung hoặc đất gốm.

5.2 Cây giống

Bạn có thể mua cây giống tại các trang thương mại điện tử, cửa hiệu cây kiểng và vườn ươm uy tín.

5.3 Vị trí đặt chậu trồng

Cây hoa hồng tỉ muội là loài cây ưa ánh sáng, bạn cần chọn vị trí đặt chậu cây sao cho cây hướng ánh sáng vào sáng sớm hoặc chiều mát như ban công, sân thượng, cửa sổ,… Nếu cây không nhận đủ ánh sáng cây sẽ không thể ra hoa.

6/ Kỹ thuật trồng hoa hồng tỉ muội

Bạn cần tưới một ít nước để tạo độ ẩm cho đất đã chuẩn bị, sau đó tạo lỗ vừa phải cho cây hoa xuống. Khi trồng cây, để tránh làm đứt rễ cây bạn nên dùng 1 tay giữ cho cây thẳng và 1 tay còn lại lấp đất vào gốc. Sau cùng dùng 2 tay ấn nhẹ đất để cây đứng vững là được. Cuối cùng, bạn tưới nước cho cây. Một lưu ý cho bạn là nếu trồng nhiều bạn nên giữ khoảng cách giữa các cây với nhau, phải đảm bảo tất cả các cây đều nhận đủ ánh sáng.

7/ Cách chăm sóc hoa hồng tỉ muội

7.1 Tưới nước

Bạn cần tưới phun sương cho cây 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Vào các ngày nắng gắt bạn nên tăng lượng nước tưới lên. Tránh tưới cây vào chiều tối để tránh sâu bệnh gây hại.

7.2 Bón phân

Sau khi bạn trồng cây từ khoảng 3 – 5 ngày, bạn nên phun phân bón lá để giúp rễ cây phát triển tốt hơn và cho hoa rực rỡ hơn. Bạn có thể dùng những loại như Atonik, B1 hay ba lá xanh 16.16.8 hoặc HPV 30.10.10, rong biển… Đồng thời bạn cần bón phân định kỳ vào mùa thu hay mùa xuân. Bên cạnh đó, phân trùn quế cũng là lựa chọn lý tưởng cho hoa hồng.

7.3 Phòng trừ sâu bệnh hại

Nếu tình trạng thiếu nước diễn ra trong thời gian dài cây sẽ bị nhện đỏ hút chích cành và lá non làm giảm sức sống của cây. Khi phát hiện lá bị nhợt vàng, nhăn nheo bạn cần bổ sung nước và phân bón dành cho hoa hồng để cây phục hồi. Còn nếu lá xuất hiện các chấm trắng nhỏ thì đó là bệnh rệp sáp, bạn phải loại bỏ ngay những cành lá bị bệnh, nếu tình hình trở nặng bạn cần tiến hành phun thuốc. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế tưới nước vào chiều tối và thường xuyên dọn vệ sinh chậu, cũng như khu vực để chậu.

8/ Cách cắt tỉa hoa hồng tỉ muội

Bạn nên tiến hành cắt tỉa khi cây còn nhiều nhựa, tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều mát. Trước khi cắt tỉa bạn cần cung cấp đủ nước cho cây. Khi cắt bạn dùng dao hoặc kìm bén để cắt xéo. Khi tỉa lá bạn đừng quên chừa ít nhất 3 lá từ cánh bánh tẻ lên đầu cành nhé!

9/ Cách nhân giống hoa hồng tỉ muội

Bạn có thể nhân giống hoa hồng tỉ muội bằng cách giâm cành. Bạn dùng dao cắt thành những đoạn có độ dài khoảng từ 8-10cm và ngâm trong chậu nước sạch. Sau đó, bạn dùng dao sắc cắt đoạn gốc thêm một lần nữa nhưng lần đoạn cắt bỏ đi ngắn hơn. Tiếp đến bạn hãy cắm cành đã cắt vào đất nền giâm, thường là cát sạch, và tưới phun sương 1 lần sau mỗi 4 tiếng. Sau khoảng 10 ngày thì cây sẽ bắt đầu ra rễ, vào lúc này, bạn tiến hành trồng cành đã giâm như trồng cây giống là được.

Như vậy, Đặng Gia Trang đã cùng bạn tìm hiểu chi tiết về cách trồng và chăm sóc hoa hồng tỉ muội. Không gian nhà bạn sẽ thu hút và trong lành hơn khi có chậu hoa hồng tỉ muội. Vì vậy, nếu có những thắc mắc, đừng ngại liên hệ Hotline 0902.652.099 nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm

  • Cách trồng và chăm sóc lan nhất điểm hoàng đầy đủ nhất
  • Nguyên nhân gây bệnh thối nhũn trên phong lan và cách phòng trị hiệu quả
  • Cách trồng lan hoàng thảo lụa vàng ( Dendrobium heterocarpum)
  • Bí quyết trồng và chăm sóc lan hoàng dương đầy đủ nhất
=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé! 5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Chăm Sóc Hồng Tỉ Muội