Hướng Dẫn Chi Tiết Học Bảng Chữ Cái Hiragana Cho Người Mới Học

Học bảng chữ cái Hiragana chính là bước đầu giúp bạn tiếp cận với tiếng Nhật. Vì vậy, Edura sẽ hướng dẫn bạn cách học tiếng Nhật bảng chữ cái Hiragana vừa nhanh vừa nhớ lâu trong bài viết này. Khám phá ngay thôi! 

1. Hệ thống chữ viết của tiếng Nhật 

Hệ thống chữ viết của tiếng Nhật
Hệ thống chữ viết của tiếng Nhật

Có ba loại chữ viết trong tiếng Nhật gồm: Hiragana, Katakana và Kanji (chữ Hán tự).

Loại chữ viết tiếng Nhật Mục đích sử dụng
Hiragana Diễn đạt trong câu tiếng Nhật thông thường, biểu thị trợ từ hoặc các phần biến đổi của tính từ và động từ.
Katakana Diễn đạt trong câu tiếng Nhật thông thường, thể hiện tên người, địa danh nước ngoài hoặc các từ ngoại lai.
Kanji Diễn đạt trong câu tiếng Nhật thông thường.

Ngoài ra, chữ Latinh (Romaji) cũng được sử dụng trong một số trường hợp đề cập đến đối tượng là người nước ngoài. Loại chữ viết này thường xuất hiện ở các bảng hay biển viết tên nhà ga.

2. Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana

Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana có tổng cộng 71 chữ và 5 nguyên âm là あ(a) – い(i) – う(u) – え(e) – お(o). Vị trí các nguyên âm này ở sau phụ âm và bán nguyên âm để tạo thành đơn vị âm.

あ a い i う u え e お o
か ka き ki く ku け ke こ ko
が ga ぎ gi ぐ gu げ ge ご go
さ sa し shi す su せ se そ so
ざ za じ ji ず zu ぜ ze ぞ zo
た ta ち chi つ tsu て te と to
だ da ぢ ji づ zu で de ど do
な na に ni ぬ nu ね ne の no
は ha ひ hi ふ fu へ he ほ ho
ば ba び bi ぶ bu べ be ぼ bo
ぱ pa ぴ pi ぷ pu ぺ pe ぽ po
ま ma み mi む mu め me も mo
や ya ゆ yu よ yo
ら ra り ri る ru れ re ろ ro
わ wa を wo ん n/m

3. Tập viết – học các âm bán đục, âm đục và âm ghép

3.1. Âm đục và âm bán đục

  • Âm đục: Thêm dấu tenten [“] vào phía trên bên phải các chữ cái thuộc hàng HA, KA, SA và TA.
  • Âm bán đục: Thêm dấu maru [о] vào phía trên bên phải các chữ cái thuộc hàng HA.
Hàng Âm đục và âm bán đục
か、き、く、け、こ が、(ga), ぎ、(gi), ぐ、(gu), げ、(ge), ご (go).
さ、し、す、せ、そ ざ、(za), じ、(ji), ず、(zu), ぜ、(ze), ぞ (zo).
た、ち、つ、て、と だ、(da), ぢ、(dzi), づ、(dzu), で、(de), ど (do).
は、ひ、ふ、へ、ほ ば、(ba), び、(bi), ぶ、(bu), べ、(be), ぼ (bo), ぱ、(pa), ぴ、(pi), ぷ、(pu), ぺ、(pe), ぽ (po).

3.2. Trường âm

Trường âm là âm đọc kéo dài gấp đôi âm bình thường được tạo bởi 5 nguyên âm tiếng Nhật gồm: あ、い、う、え、お (a, i, ư, ê, ô). Ví dụ, A đọc khoảng ½ giây còn AA sẽ đọc kéo dài gấp đôi thành 1 giây. 

  • /aa/: trường âm của hàng あ,  cột a + あ.

Ví dụ: おかあさん (okaasan):  mẹ (người khác).             

  • /ii/: trường âm hàng い , cột i + い.

Ví dụ: おにいさん (oniisan): anh trai (người khác).      

  • /uu/: trường âm hàng う, cột u + う.

Ví dụ: くうき (kuuko): không khí.                                                

  • /ee/: trường âm hàng え, cột e + え hoặc /ei/: trường âm hàng え, cột e + い.

Ví dụ: 

  • おねえさん (oneesan): chị gái (người khác).        
  • せんせい (sensei): thầy, cô giáo.                                      
  • /oo/: trường âm hàng お, cột o + お  hoặc /ou/: trường âm hàng お, cột o +う.

Ví dụ:

  • とおか (tooka): ngày mùng 10; 10 ngày.                       
  • おとうさん (otousan): bố (người khác).

3.3. Âm ghép

Âm ghép là những âm được tạo bởi một trong ba chữ cái ya(や)、, yu(ゆ)、, yo(よ) ghép với các chữ cái thuộc cột i (trừ chữ い). 

  • Cách viết: Chữ ya, yu và yo cần phải viết nhỏ hơn hoặc bằng nửa chữ cái thuộc cột i đứng trước nó.
  • Cách đọc: Đọc liền hai chữ cái thành một âm chứ không đọc hai chữ cái một cách tách biệt.
  • Ví dụ: 
    • きゃ đọc là kya chứ không đọc là ki ya.
    • ひょ đọc là hyo chứ không đọc là hi yo.
きゃ kya   きゅ kyu   きょ kyo りゃ rya   りゅ ryu   りょ ryo
しゃ sha  しゅ shu  しょ sho ぎゃ gya   ぎゅ gyu  ぎょ gyo
ちゃ chya   ちゅ chyu  ちょ chyo じゃ jya   じゅ jyu  じょ jyo
にゃ nya   にゅ nyu   にょ nyo びゃ bya   びゅ byu  びょ byo
ひゃ hya   ひゅ hyu  ひょ hyo ぴゃ pya   ぴゅ pyu  ぴょ pyo
みゃ mya   みゅ myu  みょ myo

Bảng về cách đọc bảng chữ cái tiếng Nhật đầy đủ

  • Lưu ý: Các chữ cái しゃ (sha)、しゅ (shu)、しょ (sho)、ちゃ (cha)、ちゅ (chu)、ちょ (cho)、じゃ (ja)、じゅ (ju)、じょ (jo) sẽ không bật hơi khi phát âm.

3.4. Âm ngắt

Âm ngắt là những âm chứa âm っ- tsu nhỏ nối 2 phụ âm với nhau tạo nên một từ có nghĩa.

Cách đọc phiên âm khi gặp các chữ có âm ngắt: đọc kéo dài phụ âm ngay đằng sau âm ngắt (không phiên âmっ- tsu).

Ví dụ: 

  • ざっし đọc là zasshi (tạp chí).
  • にっぽん đọc là nippon (Nhật Bản).

4. Bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji

Kanji hay còn có tên gọi khác là từ Hán tự là bảng chữ cái tiếng Nhật có nguồn gốc từ chữ Hán và người Nhật sáng tạo ra một phần. Vì vậy, những ai đã từng học tiếng Trung sẽ cảm thấy rất thuận lợi khi học tiếng Nhật bảng chữ cái này.

Cấu tạo của chữ Kanji gồm 2 phần: bộ thủ (chỉ ý nghĩa của chữ đó) và phần âm (diễn đạt âm đọc gần đúng với chữ).

Bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji
cach-hoc-hiragana-de-thuoc

5. Các phương pháp học bảng chữ cái tiếng Nhật vừa nhanh vừa nhớ lâu

5.1. Học tiếng Nhật bảng chữ cái theo phương pháp “cơ bắp”

Học tiếng Nhật bảng chữ cái theo phương pháp “cơ bắp”
Học tiếng Nhật bảng chữ cái theo phương pháp “cơ bắp”

Đây là phương pháp học bảng chữ cái Nhật cơ bản và thông dụng nhất đối với những người mới bắt đầu học ngôn ngữ Nhật. Với phương pháp “cơ bắp”, người học cần viết càng nhiều càng tốt để biến từ trí nhớ ngắn hạn thành dài hạn giúp bạn không quên kiến thức đã học khi ôn tập lại.

Bạn nên dành 25 đến 30 phút mỗi ngày cho việc tập viết, viết chữ vào đúng các ô vuông đồng thời đọc nhẩm khi viết để tăng mức độ ghi nhớ mặt chữ, thứ tự viết các nét cũng như cách phát âm. 

5.2. Học các bảng chữ cái tiếng Nhật thông qua hình ảnh minh họa

Học tiếng Nhật bảng chữ cái bằng hình ảnh là cách học hiragana dễ thuộc và kích thích trí tưởng tượng của người học một cách hiệu quả.

Mỗi chữ cái trong bảng Hiragana đều có thể liên tưởng đến một hình ảnh cụ thể. Cách học Hiragana bằng hình ảnh minh họa sẽ giúp bạn nghĩ ngay đến chữ cái liên quan mỗi khi lướt qua hình ảnh quen thuộc. 

Cùng Edura tham khảo những chữ cái tiếng Nhật khi thể hiện qua hình ảnh sinh động như thế nào nhé.

5.3. Học bảng chữ cái hiragana thông qua flashcard

Học bảng chữ cái tiếng nhật hiragana thông qua flashcard giúp người học tiết kiệm thời gian, thay vì học dàn trải thì dành thời gian tập trung ôn tập các từ khó. Việc mở flashcard ra và xem lại từ nhiều lần vô hình tạo cho bạn phản xạ nhớ mặt chữ rất tốt. 

Khi bạn cảm thấy mình nắm chắc các từ đã học thì hãy chia flashcard thành hai phần gồm một phần về các từ bạn chắc chắn nhớ và một phần về các từ bạn hay quên. Việc hệ thống này sẽ giúp bạn xác định nhóm từ nào cần phải ôn lại nhiều lần.

5.4. Học tiếng Nhật Hiragana qua bài hát

Đây là phương pháp học bảng chữ Hiragana thú vị mang lại cho bạn cơ hội luyện phát âm và nâng cao khả năng ghi nhớ chữ cái của mình thông qua những bài hát vui nhộn. 

Không những thế, cách học này còn giúp bạn gia tăng lượng từ vựng đáng kể cho bản thân đó.

6. Những đặc điểm chung của tiếng Nhật

  1. Từ loại: danh từ, động từ, tính từ, phó từ, liên từ, trợ từ…
  2. Trật tự từ trong câu: Vị trí cuối câu là vị ngữ. Đằng trước từ được bổ nghĩa là từ bổ nghĩa.
  3. Vị ngữ: 
  • Có thể là danh từ, động từ, tính từ và biến đổi hình thức dựa trên biểu hiện phủ định, khẳng định, quá khứ hay phi quá khứ… 
  • Không thay đổi ngôi, giống (cái, đực) và số ít hoặc nhiều.
  1. Trợ từ: 
  • Vị trí: sau từ hoặc cuối câu.
  • Chức năng: thể hiện thêm nhiều nét nghĩa cho câu hoặc mối quan hệ giữa các từ.
  1. Giản lược: Chủ tân ngữ được lược bỏ trong trường hợp nghĩa của câu rõ ràng theo văn cảnh.

Hy vọng học tiếng Nhật bảng chữ cái mà Edura chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn chinh phục thành công ngôn ngữ Nhật. Truy cập website edura.edu.vn để test trình độ tiếng Nhật FREE cùng với nhiều thông tin mới nhất về chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho học viên trong tháng này nhé! 

Từ khóa » Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Hiragana