Hướng Dẫn Chọn Nệm Cho Người Bị Dị ứng Hiệu Quả - Chăn Ga Gối

Người bị dị ứng nên xem xét tấm nệm không gây dị ứng hoặc kháng chất gây dị ứng để ngủ ngon hơn. Hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn tìm kiếm được tấm nệm cho người bị dị ứng tốt nhất.

Dị ứng có thể chiếm tới 1/3 dân số. Các chất gây dị ứng phổ biến gồm phấn hoa, lông động vật, mạt bụi, một số loại thức ăn và côn trùng đốt. Thật không may, nệm khi nóng lên thường làm tăng hoạt động của chất gây dị ứng. Những người bị dị ứng nên xem xét tấm nệm không gây dị ứng hoặc kháng chất gây dị ứng để giúp họ ngủ ngon mà không gây các triệu chứng khó chịu.

Hướng dẫn nệm cho người bị dị ứng tốt nhất dưới đây sẽ thảo luận về các vấn đề giấc ngủ phổ biến nhất và chiến lược duy trì sản phẩm không chứa chất gây dị ứng.

01.

Dị ứng là gì?

Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của một người phản ứng với chất có thể gây hại được gọi là chất dị ứng. Từ đó, kháng thể được tạo ra được gọi là immunoglobulin E (IgE), gây ra phản ứng mẫn cảm.

Chất gây dị ứng có thể tạo ra nhiều triệu chứng khác nhau. Theo Mayo Clinic, các chất gây dị ứng phổ biến gồm:

  • Lông thú cưng, phấn hoa, mạt bụi, nấm mốc và các chất gây dị ứng khác trong không khí có nguồn gốc sinh học, từ đó truyền qua không khí.
  • Một số loại thực phẩm như các loại hạt, lúa mỳ, đậu nành, cá, trứng và sữa (nhưng không giới hạn).
  • Vết đốt từ ong, ong bắp cày và các loại côn trùng khác.
  • Một số loại thuốc đặc biệt là penicillin và các chất dẫn xuất khác.
  • Các chất có thể gây phản ứng trên da khi chạm vào gồm cả nhựa cây.

Mỗi loại chất gây dị ứng gây ra các triệu chứng khác nhau ở người bị dị ứng. Đó còn được gọi là viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô là phản ứng dị ứng phổ biến nhất với mạt bụi, phấn hoa, lông thú cưng và các chất dị ứng khác trong không khí. Các triệu chứng của bệnh cỏ khô gồm nghẹt mũi, chảy nước mắt, ho nhẹ nhưng tác động này ít khi đủ nghiêm trọng để cần chăm sóc y tế đặc biệt. Các chất gây dị ứng khác như thức ăn và côn trùng đốt có thể gây sốc phản vệ, một tình trạng nguy hiểm đặc trưng bởi trạng thái khó thở, sưng cổ họng.

Người bị dị ứng nên đi khám bác sĩ hoặc gọi cấp cứu nếu các triệu chứng đe dọa tính mạng xảy ra. Nhiều người mang theo bút tiêm epinephrine được kê đơn để tự sử dụng trong các phản ứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, người trang bị bút vẫn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức trong trường hợp các triệu chứng quay lại.

nệm cho người bị dị ứng hiệu quả 

Cảm lạnh thông thường và viêm mũi dị ứng

Theo Mayo Clinic, sốt cỏ khô là tình trạng thường xảy ra do lông vật nuôi, mạt bụi và các chất gây dị ứng khác gây ra quanh năm. Trong khi đó, sốt cỏ khô theo mùa thường xảy ra vào mùa xuân đến đầu mùa thu, thường đến từ các lý do cao hơn như cỏ, phấn, hoa cỏ...

Sốt cỏ khô và cảm lạnh thông thường có nhiều triệu chứng tương tự. Do đó, bạn rất dễ nhầm lẫn 2 căn bệnh này với nhau.

Mayo Clinic lưu ý rằng những điểm khác biệt giúp mọi người phân biệt sốt cỏ khô và cảm lạnh thông thường. Chẳng hạn, bệnh sốt cỏ khô thường làm hắt hơi cũng như chảy nước mũi, trong khi cảm lạnh thông thường khiến nước mũi tiết nhiều hơn. Ngoài ra, hầu hết người bị sốt cỏ khô ngay lập tức cảm nhận được triệu chứng sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Người bị cảm lạnh có thể không cảm thấy các triệu chứng trong tối đa 3 ngày sau khi tiếp xúc với vi rút.

Người thường xuyên gặp triệu chứng sốt khô có thể cần gặp bác sĩ nếu họ không dùng thuốc dị ứng mà vẫn còn triệu chứng. Điều này đặc biệt đúng với người sốt trên 38.3 độ C hoặc sốt kéo dài trong từ 5 ngày trở lên.

 

02.

Dị ứng ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?

Hầu hết các triệu chứng dị ứng có thể khó chịu và dai dẳng, tuy nhiên người bị dị ứng thường phải đối mặt với các vấn đề giấc ngủ khác nhau. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dị ứng và Miễn dịch học lâm sàng đã ghi nhận một cuộc khảo sát, trong đó 48% người được hỏi bị sốt cỏ khô theo mùa, 68% số người được hỏi bị sốt cỏ khô lâu năm có vấn đề về giấc ngủ. Một cuộc khảo sát cũng cho thấy 88% trẻ em bị sốt cỏ khô lâu năm hoặc theo mùa bị rối loạn giấc ngủ do dị ứng.

Thật không may, người bị dị ứng nặng có nhiều khả năng ngủ kém.

Mất ngủ và dị ứng

Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ đặc trưng bởi tình trạng khó ngủ mãn tính hoặc khó ngủ. Theo Mayo Clinic, chứng mất ngủ là vấn đề ngắn hạn, kéo dài vài ngày, vài tuần, hoặc tình trạng mãn tính với các triệu chứng kéo dài từ 1 tháng trở lên.

Hiện tượng mất ngủ khá phổ biến với người bị dị ứng. Người có xu hướng nghẹt mũi phải thở bằng miệng, từ đó dẫn đến tình trạng khó chịu, thường xuyên gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm.

Một số nghiên cứu đã ghi nhận mối liên hệ giữa dị ứng và chứng mất ngủ. Một cuộc khảo sát được Archive of Internal Medicine công bố cho thấy người bị AR nặng thường khó đi vào giấc ngủ hoặc khó ngủ hơn người bị AR nhẹ. Một nghiên cứu khác cho thấy trẻ em và người lớn bị viêm da dị ứng AD, tình trạng da mãn tính khiến người dễ bị dị ứng da có nguy cơ gián đoạn giấc ngủ cao hơn người bị AD.

Ngưng thở khi ngủ và dị ứng

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn OSA là chứng rối loạn giấc ngủ, trong đó nhịp thở cá nhân bị ngưng trệ trong giây lát lặp đi lặp lại suốt đêm, từ đó làm giảm mức oxy trong máu. OSA thường bị tắc nghẽn đường thở do nghẹt mũi hoặc giãn cơ cổ họng.

Khi bị nghẹt mũi, người bị dị ứng làm tăng nguy cơ mắc OSA. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu các triệu chứng dị ứng và viêm mũi giảm thiểu kèm theo thì các triệu chứng OSA cũng giảm dần. Từ đó, giấc ngủ và cuộc sống cũng thoải mái hơn.

Trong thời thơ ấu, điều trị AR là đặc biệt quan trọng do ngăn không cho khuôn mặt dài ra, làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ. OSA trong thời kỳ còn nhỏ tác động đến chức năng nhận thức, từ đó hạn chế chúng phát huy tiềm năng do tiềm ẩn tổn thương não.

Bất cứ ai lo lắng việc ngáy là dấu hiệu ngưng thở khi ngủ chứ không phải phản ứng của bệnh dị ứng nên nói chuyện với bác sĩ. Họ có thể yêu cầu chụp đa ký (kiểm tra giấc ngủ qua đêm trong phòng thí nghiệm) để theo dõi nhịp thở. Người được chẩn đoán mắc chứng ngưng thở khi ngủ có thể được kê đơn máy thở áp lực dương liên tục (CPAP). Những chiếc máy này được đeo vào ban đêm và ngăn không cho đường thở thu hẹp và đóng lại khi ngủ.

Liệu pháp CPAP là phương pháp điều trị OSA cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, người bị dị ứng có thể đeo máy thở toàn phần tốt hơn chỉ đeo dưới mũi hoặc che hết mũi. CPAP bao phủ toàn bộ khuôn mặt, từ đó các cá nhân nhận được không khí dù họ thở bằng miệng hay bằng mũi.

người bị dị ứng

Ban ngày mệt mỏi

Các triệu chứng dị ứng tạo ra tình trạng khó chịu như chảy nước nước, chảy nước mũi, từ đó làm bạn khó ngủ vào ban đêm. Nghẹt mũi thường gây rối loạn nhịp thở khi ngủ như ngáy, chính điều này đã làm gián đoạn giấc ngủ. Do đó, người bị dị ứng khó có được giấc ngủ đầy đủ, chất lượng cao thường xuyên, hiếm khi thức dậy với cảm giác nghỉ ngơi đầy đủ. Điều này làm suy yếu hoạt động ban ngày và khiến tâm trạng xấu đi.

Người bị AR có mức độ căng thẳng cao hơn, dễ bị trầm cảm hơn, đặc biệt khi họ ngủ không đủ giấc. Tình trạng thiếu ngủ mãn tính không chỉ làm suy yếu hệ thống miễn dịch mà còn thay đổi khả năng bảo vệ miễn dịch lâu dài, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và các bệnh tim mạch.

Ngủ ngon là điều cần thiết để duy trì sức khỏe tốt nhất, kiểm soát các triệu chứng dị ứng. Trong khi ngủ sâu, cơ thể sẽ phục hồi và làm mới, phục hồi cơ bắp, tăng cường hệ thống miễn dịch. Nếu ngủ không đủ giấc, quá trình này sẽ bị gián đoạn, khiến mọi người khó chống lại các triệu chứng dị ứng vào ngày hôm sau. 

 

03.

Lời khuyên cho người bị dị ứng

Người bị dị ứng có nguy cơ mắc các vấn đề về giấc ngủ, nhưng họ có thể thực hiện các biện pháp để đảm bảo đủ thời lượng và chất lượng giấc ngủ. Chúng bao gồm những điểm sau:

Duy trì không khí trong lành cho hộ gia đình

Đối với phòng ngủ, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng máy lọc để giữ không khí trong lành và ít bị ô nhiễm. Máy lọc không khí tốt nhất để loại bỏ chất gây dị ứng gồm bộ lọc không khí dạng hạt HEPA hiệu quả, từ đó thu thập chất gây dị ứng trên khay. Máy lọc ion cũng nhắm mục tiêu vào các chất gây dị ứng bằng cách tách và cố định chúng, song quá trình này chỉ đơn thuần là di chuyển các chất dị ứng mà không bẫy chúng. Máy lọc HEPA có thể hiệu quả nhất khi này.

Thêm vào đó, chủ nhà có thể duy trì lượng không khí sạch sẽ trong phòng ngủ và các khu vực khác trong nhà bằng cách thường xuyên vệ sinh các lỗ thông hơi của hệ thống sưởi, điều hòa không khí. Thực tế những bề mặt này thường tích tụ nhiều bụi bẩn nên hãy làm sạch, thay thế các bộ lọc không khí thường xuyên. Việc hút bụi sàn nhà và đồ nội thất cũng cần thiết để ngăn chặn các chất gây dị ứng.

Theo dõi tỷ lệ độ ẩm trong nhà

Việc sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ giúp những người bị dị ứng thở dễ chịu hơn. Tuy nhiên, độ ẩm quá cao sẽ thúc đẩy sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn và các chất gây dị ứng khác. Máy tạo độ ẩm cần được làm sạch thường xuyên cũng như thay nước để giảm thiểu nấm mốc tích tụ. Bạn cũng nên dành thời gian để làm sạch quạt trong phòng tắm, giảm sự phát triển của chất gây dị ứng.

Luôn đóng cửa phòng ngủ

Về bản chất, cửa sổ mở là lời mời gọi chất gây dị ứng vào nhà. Người bị dị ứng nên đóng cửa sổ quanh năm, đặc biệt là vào mùa xuân đến đầu thu khi số lượng phấn hoa ở mức cao nhất. Ngoài ra, hãy chắc chắn các thanh cửa trên cửa sổ, cửa ra vào đều nguyên vẹn.

Đối với lớp phủ cửa sổ, chúng tôi khuyên bạn nên dùng rèm có thể giặt được hoặc rèm cuốn có thể lau được. Những lớp phủ này ít hút bụi hơn so với rèm vải, rèm mini. Người ngủ có thể giảm lây lan các chất gây dị ứng trong đệm bằng cách thay quần áo vào ban ngày, mặc quần áo sạch trước khi ngủ.

nệm cho người bị dị ứng

Không cho phép vật nuôi lên giường

Lông thú cưng có thể gây ra các triệu chứng dị ứng, cũng như nước tiểu, nước bọt và lông động vật. Bạn có thể cảm thấy thoải mái khi ngủ với thú cưng nhưng chính người không bị dị ứng cũng phát triển các triệu chứng khi nằm cạnh chó, mèo.

Mặt khác, vật nuôi cũng thường mang theo các chất gây dị ứng vào nhà. Vì vậy, hãy dành chút thời gian để lau chân cho chúng khi được đi dạo hoặc chơi ở sân sau.

Làm sạch chăn ga gối đệm thường xuyên

Cách tốt nhất để ngăn ngừa chất gây dị ứng tích tụ trong nệm, ga giường và gối là làm sạch chúng thường xuyên. Việc vệ sinh nệm hơi phức tạp, đặc biệt nếu lớp vỏ bọc không thể tháo rời. Chủ sở hữu nên hút bụi nệm và khu vực bên dưới vài tháng 1 lần, tiếp đó rắc baking soda lên giường trước khi hút bụi làm sạch bề mặt.

Đối với gối và bộ đồ giường, bạn nên giặt bằng nước nóng. Một nghiên cứu được bố bố bởi American Thoracic Society cho thấy nước trên 60 độ C sẽ giết chết tất cả các loài mạt bụi. Để so sánh, nước 40 độ C chỉ giết 6.5% mạt bụi.

Ngoài ra, nghiên cứu còn lưu ý rằng việc giặt ga giường và gối ở nhiệt độ 30-40 độ C, sau đó xả nước lạnh 2 chu kỳ 3 phút cũng loại bỏ các chất gây dị ứng khỏi bộ đồ giường.

Chọn các món đồ giường không gây dị ứng

Nệm, ga giường và gối phù hợp giúp giảm đau đáng kể cho người bị dị ứng. Đồng thời, nệm thúc đẩy sự tích tụ của mạt bụi, nấm mốc và các chất gây dị ứng khác, từ đó làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận chất liệu nệm chống dị ứng tốt nhất.

 

03.

Nệm và chăn ga gối cho người bị dị ứng

Dưới đây, bạn sẽ tìm thấy các đề xuất của chúng tôi về sản phẩm dành cho giấc ngủ có khả năng chống lại mạt bụi, nấm mốc và các chất gây dị ứng tốt nhất.

Nệm tốt nhất cho người bị dị ứng

Mặc dù hầu hết các loại nệm ngày nay đều làm từ vật liệu và vải chống dị ứng, một số loại nệm ngăn tích tụ mạt bụi, nấm mốc, vi khuẩn tốt hơn.

Nệm memory foam là sản phẩm làm hoàn toàn từ foam. Các lớp thoải mái, đôi khi là lớp chuyển tiếp làm bằng foam polyurethane đàn hồi hoặc memory foam. Các chất liệu mềm ra khi tiếp xúc với thân nhiệt, cho phép ôm sát cơ thể, sau đó trở lại hình dạng ban đầu khi loại bỏ thân nhiệt. Điều này tạo ra đặc điểm “ôm sát cơ thể” mà nhiều người liên tưởng đến memory foam. Các lớp hỗ trợ làm từ foam mật độ cao, mang lại sự ổn định cho toàn bộ tấm nệm.

Nệm cao su toàn phần có độ thoải mái cao, đồng thời các lớp hỗ trợ làm từ cao su, một chất liệu chiết xuất từ nhựa cây cùng tên. Cao su nhẹ nhàng ôm sát vào cơ thể, không bị lún quá nhiều cũng là lựa chọn thay thế memory foam cho người không thích cảm giác ôm sát cơ thể. Cao su cũng giữ nhiệt ít hơn, thường nằm mát hơn memory foam.

Cả memory foam và cao su đều có khả năng chống mạt bụi, nấm mốc, vi khuẩn. Chúng chứa các lớp vật liệu rắn, nơi chất dị ứng khó tích tụ. Người tận hưởng cảm giác gần gũi, được nâng niu cơ thể nên chọn nệm memory foam. Điều tương tự cũng xảy ra với người bị dị ứng cao su. Người dễ bị nóng bức hoặc chỉ muốn ôm sát vừa phải có thể muốn xem xét tấm nệm hoàn toàn bằng cao su.

Mặt khác, nệm lò xo có xu hướng thu hút nhiều chất gây dị ứng hơn. Điều này có thể do hệ thống lò xo có các ngóc ngách bám mạt bụi, nấm mốc phát triển mạnh. Các đệm đa tầng cũng có lò xo nhưng memory foam, cao su cung cấp khả năng chống lại chất gây dị ứng nhiều hơn foam mỏng trong mẫu nệm lò xo truyền thống.

Với các loại nệm lò xo và nệm đa tầng, việc hút bụi thường xuyên là quan trọng hơn cả. Điều này đảm bảo chất gây dị ứng không tích tụ quá nhiều trong đồ dùng. Chủ sở hữu cũng nên mua ga chống thấm để chống mạt bụi. Đối với người sử dụng divan lò xo với bất kỳ loại nệm nào, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng vỏ bọc có thể giặt được.

Đệm lò xo Hanvico Egan cao cấp

Gối tốt nhất cho người bị dị ứng

Cũng như nệm, gối tốt nhất cho người bị dị ứng gồm memory foam và cao su do vật liệu này chống lại các chất gây dị ứng thông thường. Một lựa chọn khác cho người bị dị ứng là gối kiều mạch chứa đầy vỏ cứng bao bọc hạt. Một số người bị dị ứng kiều mạch nhưng không quá phổ biến.

Người bị dị ứng có thể muốn tránh gối có lông tơ của vịt ngỗng trừ khi đang điều trị kháng sinh. Lông tơ và lông vũ có thể chứa các chất gây dị ứng, chúng rất dễ tích tụ mạt bụi.

Gối có thể giặt được là cách đơn giản nhất để làm sạch, đặc biệt nếu các bộ phận bên trong cũng giặt máy được. Chủ sở hữu sẽ muốn đầu tư thêm áo bọc ngoài lớp vỏ bọc để chống lại các chất gây dị ứng.

Chăn ga gối tốt nhất cho bệnh dị ứng

Hầu hết các loại vải được dùng để chế tạo ga giường ít gây ra nguy cơ dị ứng. Tuy nhiên một số nhà sản xuất xử lý ga giường bằng hóa chất và thuốc nhuộm có thể gây ra dị ứng. Hãy hỏi xem các bộ đồ giường có ít gây dị ứng hay không trước khi mua sắm do chúng ta không thể bọc nó như đệm hoặc gối.

Một số chất liệu không gây dị ứng gồm:

  • Sợi rayon: Chất liệu đặc biệt thoáng khí, mềm mượt, chống lại nấm mốc, vi khuẩn và mạt bụi.
  • Lụa tơ tằm: Chất liệu vừa mềm mại, sang trọng, vừa tự nhiên không gây dị ứng.
  • Bông tinh khiết: Chất liệu tự nhiên, thoáng khí, chống lại các chất gây dị ứng hiệu quả.
  • Len: Chất liệu thoáng khí, hút ẩm tốt, giúp bảo vệ mạt bụi tuyệt vời.

 

04.

Một số vấn đề về dị ứng cao su

Nệm và gối cao su có thể gây dị ứng với người bị dị ứng với cao su nhưng trường hợp này khác hiếm. AAFA ước tính ít hơn 1% người lớn ở Mỹ dị ứng với cao su. Thêm vào đó, dị ứng phổ biến ở các nhóm dân cư như trẻ nhỏ bị nứt đốt sống, thanh niên đang phải điều trị hoặc thủ thuật và nhân viên thường xuyên sử dụng găng tay cao su.

Nếu gặp trường hợp này, bạn nên cân nhắc việc sử các sản phẩm giấc ngủ cao su nói chung. Người bị dị ứng với cao su có thể gặp các triệu chứng từ trung bình đến nặng khi tiếp xúc vật liệu. Chúng có thể bao gồm ngứa, sưng da, sưng môi, phát ban, viêm mắt và vấn đề nghiêm trọng như sốc phản vệ. Người bị dị ứng hoặc nghi ngờ dị ứng cao su nên tránh dùng đồ giường làm từ cao su trừ khi được chuyên gia uy tín chỉ dẫn.

Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có tấm nệm phù hợp nhất với thể trạng và nhu cầu bản thân. Để được tư vấn và đặt mua chăn ga gối đệm, quý khách vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ showroom gần nhất thuộc Changagoidemdep.vn.

By Ngọc Nguyễn

Từ khóa » Dị ứng Ga Giường