Hướng Dẫn điều Trị Bí Tiểu Sau Sinh Và Một Số Hướng Dẫn Chăm Sóc ...

1. Vì sao sản phụ bị bí tiểu sau sinh?

Sau khi sinh từ 2 đến 8 tiếng, sản phụ thường phải đi tiểu ít nhất một lần. Những trường hợp không đi tiểu trong khoảng thời gian này thì rất có thể đã bị bí tiểu. Để chắc chắn hơn về tình trạng của sản phụ, các bác sĩ có thể tiến hành siêu âm ổ bụng để kiểm tra lượng nước tiểu trong bàng quang của người bệnh.

Bí tiểu sau sinh gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe

Bí tiểu sau sinh gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe

Bí tiểu sau sinh có thể gặp ở mọi đối tượng phụ nữ, khiến chị em cảm thấy vô cùng khó chịu và đau, nhất là khi ấn vào vùng bụng dưới.

- Với những sản phụ sinh thường: Trong quá trình sinh con, đầu của thai nhi có thể đè lên một số bộ phận như bàng quang, niệu đạo. Do đó, bàng quang dễ bị phù thũng và gây ứ đọng nước tiểu.

Phần lớn sản phụ sinh con qua đường âm đạo thường bị rạch tầng sinh môn để quá trình sinh con trở nên dễ dàng hơn. Sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại tầng sinh môn. Điều này khiến cho sản phụ bị đau và rất ngại rặn tiểu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bí tiểu, khó tiểu.

Nhiều sản phụ ngại tiểu vì đau ở vết rạch, khâu tầng sinh môn

Nhiều sản phụ ngại tiểu vì đau ở vết rạch, khâu tầng sinh môn

Hơn nữa, trong thai kỳ, một số mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiểu khiến ống dẫn tiểu bị sưng phù nề sau sinh và dẫn đến khó tiểu.

- Với những trường hợp sinh mổ:

Trong quá trình sinh mổ, bàng quang của người bệnh có thể bị tổn thương và dẫn tới bị tiểu. Hơn nữa, khi sinh mổ, sản phụ sẽ cần phải sử dụng thuốc gây mê hoặc gây tê. Khoảng 8 tiếng sau sinh, sản phụ vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi thuốc tê và ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan vùng bụng dưới. Cụ thể là những cơ quan vùng bụng dưới có nguy cơ bị mất cảm giác và cuối cùng dẫn đến nguy cơ bí tiểu.

2. Một số phương pháp điều trị bí tiểu sau sinh

Dù không phải là tình trạng quá nguy hiểm nhưng bí tiểu sau sinh có thể dẫn tới một số biến chứng nếu bệnh nhân không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Một số biến chứng thường gặp là:

  • Tổn thương, thậm chí liệt dây thần kinh bàng quang.

  • Suy giảm hoặc mất khả năng trương lực bàng quang.

  • Viêm nhiễm bàng quang.

  • Viêm nhiễm, suy giảm chức năng thận. Một số trường hợp có thể dẫn đến thận ứ nước, gây tổn thương thận nghiêm trọng.

Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để điều trị bí tiểu sau sinh

Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để điều trị bí tiểu sau sinh

Tùy vào từng trường hợp và mức độ bệnh khác nhau, chị em có thể được áp dụng những phương pháp điều trị khác nhau. Một số phương pháp điều trị bí tiểu sau sinh phổ biến là:

  • Đối với những trường hợp nhẹ:

Bệnh nhân cần uống nhiều nước, đồng thời chườm ấm bụng để tăng cảm giác buồn tiểu. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ cần tập đi tiểu theo tư thể tự nhiên để lấy lại phản xạ đi tiểu.

Bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc để chống phù nề, kháng viêm, đẩy nhanh quá trình phục hồi của người bệnh. Đó là thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh và một số loại vitamin nhóm B,…

Sản phụ cũng cần chú ý đến việc chăm sóc và vệ sinh vết khâu ở tầng sinh môn. Tránh để vết khâu này bị viêm nhiễm vì khi viêm nhiễm, sản phụ sẽ có cảm giác đau và sợ đi tiểu hơn khiến cho tình trạng bí tiểu càng nghiêm trọng.

  • Đối với những trường hợp nặng hơn

Với những trường hợp bị tiểu nặng hơn, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân đặt ống thông tiểu. Một đầu của ống thông tiểu sẽ được đặt vào niệu đạo và tiếp tục đi sâu vào bàng quang, một đầu sẽ được nối với túi đựng nước tiểu.

Lời khuyên cho sản phụ sau sinh là nên uống nhiều nước, vận động nhẹ nhàng, không nên có thói quen nhịn tiểu để phòng tránh tình trạng bị tiểu sau sinh.

3. Hướng dẫn chăm sóc sản phụ mổ đẻ trong tuần đầu tiên sau sinh

Dưới đây là một số hướng dẫn về cách chăm sóc sản phụ sinh mổ trong tuần đầu tiên:

- Ngày đầu tiên: Thời điểm này sản phụ thường rất yếu và cần nghỉ ngơi trên giường. Có thể co duỗi chân hoặc thay đổi tư thế một cách nhẹ nhàng. Khi sản phụ đã xì hơi hoặc đi đại tiện thì có thể ăn cháo loãng hay một số loại quả mềm.

- Ngày thứ hai: Dù đau nhiều nhưng sản phụ vẫn nên vận động nhẹ nhàng để tránh nguy cơ táo bón, ứ đọng phổi hay hình thành máu đông ở chân tay, viêm tắc tĩnh mạch hoặc dính ruột,…

Phụ nữ sau sinh cần được nghỉ ngơi hợp lý và giữ tinh thần vui vẻ

Phụ nữ sau sinh cần được nghỉ ngơi hợp lý và giữ tinh thần vui vẻ

- Ngày thứ ba: Sản phụ nên tập đi trong phòng hoặc tập đi ngoài hành lang. Lúc này sản phụ có thể ăn cơm và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

- Từ ngày thứ 4 sau mổ, sản phụ có thể ăn uống bình thường, sức khỏe đã dần hồi phục.

- Sau khi xuất viện:

+ Sản phụ cần chú ý đến việc chăm sóc vết mổ sạch sẽ, không băng kín vết mổ và tuyệt đối không bôi đắp lên vết mổ. Nếu có biểu hiện nhiễm trùng vết mổ cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được xử trí kịp thời.

+ Sản phụ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất và uống nước nhiều để tăng khả năng tiêu hóa thức ăn.

+ Sản phụ cần nghỉ ngơi hợp lý và giữ tinh thần thoải mái.

+ Lưu ý vệ sinh sạch sẽ và đúng cách vùng kín, đặc biệt là sau mỗi lần đi tiểu.

Trên đây là những thông tin về điều trị bí tiểu sau sinh và một số lưu ý khi chăm sóc sản phụ sau sinh. Nếu muốn được tư vấn thêm, chị em có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua Tổng đài 1900 56 56 56, các bác sĩ luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí cho bạn.

Từ khóa » Sưng Nề Sau Sinh