Vết Mổ đẻ Bị Nhiễm Trùng, Phù Nề điều Trị Như Thế Nào? - Nacurgo
Hiện nay, phương pháp sinh mổ đã dần trở nên phổ biến hơn đối với chị em phụ nữ. Sau sinh, vết mổ đẻ bị nhiễm trùng phù nề là biến chứng có thể xảy ra khiến chị em vô cùng lo lắng. Vậy, có những dấu hiệu nào để nhận biết vết mổ đẻ bị nhiễm trùng phù nề? Phương pháp chăm sóc điều trị như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này.
Mục lục
- Nguyên nhân khiến vết mổ đẻ bị nhiễm trùng, phù nề
- Dấu hiệu nào cho thấy vết mổ đẻ bị nhiễm trùng phù nề?
- Vết mổ đẻ bị nhiễm trùng có nguy hiểm không?
- Điều trị vết mổ đẻ bị nhiễm trùng, phù nề như thế nào?
- Chăm sóc vết mổ đẻ bị nhiễm trùng, phù nề như thế nào?
- Vệ sinh vết mổ hàng ngày với dung dịch sát khuẩn Nacurgo
- Bảo vệ và thúc đẩy hồi phục bằng màng sinh học Nacurgo
- Chế độ dinh dưỡng khi vết mổ đẻ bị nhiễm trùng
- Lưu ý khi chăm sóc vết mổ đẻ bị nhiễm trùng, phù nề
Nguyên nhân khiến vết mổ đẻ bị nhiễm trùng, phù nề
Với tỷ lệ sinh mổ ngày càng phổ biến, nhiễm trùng vết mổ sau sinh là một trong số những tai biến sản khoa nguy hiểm và thường gặp nhất hiện nay.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên cũng rất đa dạng. Nhiễm trùng vết mổ sau sinh thường do vi khuẩn tại vị trí vết khâu gây ra. Các loại vi khuẩn thông thường, có thể kể đến như E.coli, liên cầu, tụ cầu,… đều có thể gây nhiễm trùng vết mổ.
Các loại vi khuẩn này luôn tồn tại trong môi trường và khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ xâm nhập vào cơ thể. Ví dụ như phòng mổ không đảm bảo vô khuẩn, vết mổ tiếp xúc với tay và dụng cụ chưa được diệt khuẩn, yếu tố cơ địa và cách chăm sóc chưa hợp lý,…
☛ Thông tin tham khảo: Vết mổ đẻ lần 2 bao lâu thì hết đau, lành lại?
Dấu hiệu nào cho thấy vết mổ đẻ bị nhiễm trùng phù nề?
Khi xuất hiện một hoặc một vài dấu hiệu sau đây, rất có thể vết mổ của bạn đã bị nhiễm trùng.
- Sốt: Sản phụ có biểu hiện sốt cao trên 38 độ và không rõ nguyên nhân.
- Sưng, đau: Vùng xung quanh vết mổ bắt đầu có cảm giác đau, sưng to, phù nề, đỏ tấy.
- Phù nề: Không chỉ xảy ra ở xung quanh vết mổ, mà còn có thể xuất hiện phù nề ở chân.
- Nóng ran vết mổ: Sau mổ hầu hết vết mổ sẽ có cảm giác nóng và đỏ ửng, tuy nhiên nếu tình trạng này không thuyên giảm sau 1 vài ngày mà mức độ nóng ran nghiêm tọng hơn thì có lẽ bạn đã bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh
- Xuất hiện dịch, mủ: Tại vị trí vết mổ có tụ dịch, mưng mủ. Khi bị nhiễm trùng, dịch mủ thường có màu từ vàng đậm đến xanh lá, đôi khi có mùi khó chịu. ☛ Tham khảo: Vết mổ bị mưng mủ xử lý thế nào?
- Vết mổ đẻ bị hở: Miệng vết mổ bị hở, chỉ khâu có dấu hiệu sắp bung.
- Các triệu chứng giống cảm cúm bao gồm: kiệt sức, đau đớn, các triệu chứng sẽ dần nghiêm trọng hơn như cúm hoặc thấy cơ thể ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ thể, nhức đầu chắc hẳn bạn đang bị nhiễm trùng vết rạch
Sản phụ nên chú ý theo dõi tình trạng vết mổ sau sinh để kịp thời phát hiện dấu hiệu của nhiễm trùng. Ở mỗi sản phụ, các biểu hiện có thể khác nhau và tùy theo mức độ nhiễm trùng nhẹ hay nặng mà từ ít triệu chứng khó nhận biết đến tình trạng khó chịu cực kỳ đau đớn.
☛ Tham khảo thêm: Nhiễm trùng vết mổ
Vết mổ đẻ bị nhiễm trùng có nguy hiểm không?
Vết mổ đẻ bị nhiễm trùng sau sinh thực sự là vấn đề đáng lo ngại. Nếu không được quan tâm, phát hiện và điều trị đúng mức, bệnh nhân có thể phải đối mặt với nhiều hậu quả khôn lường.
Mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng vết mổ sau sinh phụ thuộc vào chủng loại vi khuẩn, sức đề kháng của cơ thể sản phụ và thời gian chăm sóc điều trị sớm hay muộn. Nhiễm trùng kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng nguy hiểm nhất là nhiễm khuẩn huyết, xuất hiện sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua miệng vết mổ và đi thẳng vào máu. Nhiễm trùng máu vừa nguy hiểm với nguy cơ tử vong cao, vừa rất khó điều trị và để lại di chứng nặng nề cho người bệnh.
Vì vậy, bạn cần được xử lý vết mổ đẻ bị nhiễm trùng, phù nề càng sớm càng tốt để tránh hậu quả về sau. Chăm sóc và điều trị đúng cách là biện pháp an toàn, tối ưu và hiệu quả nhất để bảo vệ mẹ và bé lâu bền.Điều trị vết mổ đẻ bị nhiễm trùng, phù nề như thế nào?
Nếu những dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ chuyển biến nặng hơn, sản phụ nên tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Tại đây, sản phụ sẽ được tiến hành làm xét nghiệm để tìm ra tác nhân gây nhiễm trùng. Tuỳ từng mức độ và tình trạng tổn thương, các bác sĩ sẽ đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn. Hầu hết vết mổ đẻ bị nhiễm trùng cần điều trị bằng kháng sinh. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc giảm đau và chống viêm nếu cần. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý dùng thuốc tại nhà nếu chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Nếu tình trạng vết mổ nhiễm trùng nặng hơn, bệnh nhân có thể cần tiến hành phẫu thuật, dẫn lưu để loại bỏ hoàn toàn dịch mủ ra khỏi cơ thể.
Nếu vết mổ nhiễm trùng nhẹ hoặc tình trạng phù nề mới xuất hiện và chưa đi kèm các dấu hiệu nhiễm trùng nguy hiểm thì sản phụ có thể tự chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn dưới đây.
Chăm sóc vết mổ đẻ bị nhiễm trùng, phù nề như thế nào?
Vệ sinh vết mổ hàng ngày với dung dịch sát khuẩn Nacurgo
Vệ sinh làm sạch vết mổ sau sinh là bước chăm sóc đầu tiên và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Đặc biệt là với vết mổ đã bị nhiễm trùng, phù nề và đang phải chịu sự tấn công ồ ạt của vi khuẩn. Việc làm sạch vết mổ mỗi ngày chính là biện pháp giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng vết mổ, đồng thời hạn chế bội nhiễm vi khuẩn trong trường hợp vết mổ đã bị nhiễm trùng.
Chính vì thế, dung dịch sát khuẩn cần đảm bảo các tiêu chí là khả năng tiêu diệt khuẩn mạnh mẽ, dịu nhẹ với da và không gây ra nguy hiểm đối với sức khỏe sản phụ. Với công nghệ tiên tiến và thành phần thiên nhiên thân thiện với làn da, dung dịch sát khuẩn Nacurgo đáp ứng đầy đủ những tiêu chí trên.
Nacurgo có ưu điểm vượt trội nhờ khả năng diệt khuẩn và làm sạch hiệu quả. Dung dịch Nacurgo đảm bảo vết thương sạch sẽ, khô thoáng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển mà không hề gây đau đớn, xót hay làm tổn thương tế bào. Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp khử mùi và hỗ trợ thúc đẩy làm lành vết mổ nhanh hơn.
Cách sử dụng dung dịch Nacurgo vô cùng đơn giản như sau:
- Rửa tay sạch sẽ trước khi tiến hành rửa vết thương.
- Đổ dung dịch trực tiếp lên vết mổ hoặc dùng bông/gạc sạch thấm đều để lau, rửa vết thương mỗi ngày. Lưu ý, bạn nên lau nhẹ nhàng, cẩn thận để tăng hiệu quả làm sạch và tránh làm tổn thương vết mổ.
- Sau khi đã đảm bảo vết thương được làm sạch, hãy để khô vết mổ một cách tự nhiên.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
Bảo vệ và thúc đẩy hồi phục bằng màng sinh học Nacurgo
Để giúp bảo vệ vết mổ của bạn một cách tối ưu, bước tiếp theo sau khi vệ sinh làm sạch chính là che chắn, bảo vệ vết mổ ngừa nhiễm trùng. Với công nghệ tạo màng sinh học hiện đại, dung dịch màng sinh học bảo vệ và tái tạo da Nacurgo là giải pháp tuyệt vời trong việc chăm sóc vết mổ đẻ bị nhiễm trùng.
Sản phẩm là sự kết hợp từ 3 thành phần gồm màng sinh học Polyesteramide, tinh chất trà xanh và tinh nghệ siêu phân tử giúp bảo vệ vết thương toàn diện trước sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, nấm,… từ môi trường. Bên cạnh đó, dung dịch Nacurgo còn có tác dụng chống viêm, ngừa khuẩn, thúc đẩy tái tạo tổn thương, giúp vết mổ nhanh lành và hạn chế hình thành sẹo gấp 3 – 5 lần thông thường!Thiết kế sản phẩm Nacurgo dưới dạng lọ xịt thông minh, gọn nhẹ, giúp việc chăm sóc vết thương trở nên đơn giản, tiện lợi hơn rất nhiều. Cách sử dụng dung dịch Nacurgo như sau:
- Bạn chỉ cần xịt dung dịch Nacurgo trực tiếp lên toàn bộ vùng tổn thương đã được làm sạch trước đó
- Sau chưa đầy 1 phút, dung dịch khô và để lại lớp màng sinh học bao phủ, bảo vệ ưu việt.
Điểm đặc điểm của dung dịch bảo vệ vết thương Nacurgo là hình thành lớp màng có khả năng tự phân huỷ sau 4 – 5 tiếng. Vì vậy, bạn có thể xịt Nacurgo đều đặn hàng ngày lên vết thương, lớp màng sau xịt đè lên lớp trước là hoàn tất quá trình bảo vệ.
Để tìm mua bộ sản phẩm Nacurgo có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “BẤM VÀO ĐÂY”
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Bấm vào đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp
☛ Tham khảo thêm: Nên vệ sinh vết mổ đẻ bằng gì tại nhà?
Chế độ dinh dưỡng khi vết mổ đẻ bị nhiễm trùng
Với chị em sau sinh mổ, bên cạnh việc chăm sóc kỹ lưỡng vết mổ bằng bộ đôi sản phẩm chuyên dụng Nacurgo, lựa chọn thực phẩm trong thực đơn hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh và thúc đẩy quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.
✔️ Thực phẩm sản phụ sau mổ nên ăn:
- Thực phẩm giàu năng lượng (carbonhydrate) như gạo, lúa mì, ngô, khoai,… giúp bổ sung năng lượng cho người bệnh, tăng cường miễn dịch và thể trạng giúp vết mổ nhanh lành hơn.
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin (vitamin B, vitamin C, vitamin K), khoáng chất và yếu tố vi lượng giúp tăng tạo máu thúc đẩy vết mổ nhanh lành.
- Bổ sung nhiều thức ăn có chứa protein (đạm) như cá, sữa, trứng,… giúp hỗ trợ liền sẹo nhanh hơn.
- Hoa quả và rau củ tươi cung cấp nhiều vitamin và chất xơ, cần được ưu tiên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày.
- Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu, làm vết mổ hồi phục nhanh hơn.
❌ Thực phẩm sản phụ sau mổ nên kiêng:
- Tránh tuyệt đối thực phẩm bị dị ứng trước khi sinh.
- Hạn chế ăn rau muống, đồ nếp, thịt bò, thịt gà,… để tránh làm vết thương mưng mủ, gây sẹo lồi, sẹo thâm mất thẩm mỹ.
- Không nên sử dụng đồ uống có cồn: như rượu, bia,… trong thời kỳ sau sinh.
- Tránh ăn hải sản vì có nguy cơ gây kích ứng vết mổ, gây ngứa ngáy khó chịu.
☛ Chi tiết hơn đọc tại bài viết: Người mới mổ nên ăn gì kiêng gì?
Lưu ý khi chăm sóc vết mổ đẻ bị nhiễm trùng, phù nề
Một vài lưu ý dành cho bạn để giúp quá trình chăm sóc vết mổ đẻ bị nhiễm trùng, phù nề sau sinh hiệu quả hơn:
- Hạn chế chạm vào vết mổ: Bạn không nên tự đụng chạm, sờ nắn vào vết mổ đẻ nếu không thực sự cần thiết.
- Chườm ấm để giảm đau: Bạn có thể dùng khăn ấm đặt nhẹ nhàng lên vùng vết mổ để xoa dịu cảm giác đau, nhức. Nhiệt độ cao có tác dụng tăng tuần hoàn máu tới và giúp vết mổ đẻ nhanh lành hơn.
- Vệ sinh tay sạch sẽ khi tiếp xúc với vết mổ: Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn trước và sau khi chăm sóc vết mổ bị nhiễm trùng.
- Tuân thủ chỉ dẫn của cán bộ y tế: Cần đảm bảo tuân thủ theo đúng chỉ định từ y bác sĩ, dược sĩ. Không nên tự ý bôi bất kỳ loại kem dưỡng, thuốc hay lá thuốc lên vết thương nếu chưa được sự cho phép của cán bộ y tế.
- Giữ cho vết mổ được thông thoáng, khô ráo: Không nên bịt kín vết mổ, nên để vết mổ được khô thoáng sẽ giúp quá trình làm lành vết mổ nhanh hơn.
- Hạn chế ngâm mình quá lâu trong nước: Môi trường quá ẩm ướt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi nảy nở. Sau khi tắm, bạn nên dùng khăn khô và sạch để thấm khô toàn thân.
- Vận động hợp lý: Sản phụ sau mổ có thể thực hiện các bài tập, đi bộ nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng hay hoạt động mạnh làm tổn thương vết mổ.
Quá trình sau sinh mổ rất dễ xuất hiện nhiễm trùng và phù nề vết mổ, gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của mẹ, trong đó có biến chứng nặng đe doạ tính mạng. Hy vọng những thông tin trên đã cung cấp cho chị em thêm những kiến thức hữu ích để phát hiện sớm, đồng thời biết cách chăm sóc đúng, điều trị kịp thời tình trạng vết mổ bị nhiễm trùng và phù nề sau sinh.
Tài liệu tham khảo:
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/dieu-tri-nhiem-trung-vet-mo-sau-sinh/
https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/nhung-dau-hieu-bat-thuong-o-vet-mo-de-1995
https://www.medicalnewstoday.com/articles/324505
Từ khóa » Sưng Nề Sau Sinh
-
Sưng, Phù Sau Sinh: Vì Sao? | Vinmec
-
Sưng Phù Sau Sinh Và Phương Pháp Giúp Giảm đau
-
Sưng Chân Sau Sinh, Có đáng Lo? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Hiện Tượng Sưng, Phù Sau Sinh - Làm Thế Nào để Giảm Sưng?
-
Những Cách Giảm Phù Sau Khi Sinh | VIAM
-
Tuyệt Chiêu Hơ Mặt Sau Sinh Giúp Da Hồng Hào, Thon Gọn - PasGo
-
Xông Hơi Phục Hồi Sàn Chậu Sau Sinh - Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội
-
Cách Vệ Sinh Vùng Kín Sau Sinh Chuẩn Nhất, Không Lo Phù Nề Viêm ...
-
Phù Chân Sau Sinh Mổ Không Còn Là Nỗi Lo | Đại Lý IZUMIO VN
-
Phụ Nữ Sau Sinh Bị Sưng Mắt Có Thực Sự Nguy Hiểm?
-
Đau Cổ Tay Sau Sinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Hướng Dẫn điều Trị Bí Tiểu Sau Sinh Và Một Số Hướng Dẫn Chăm Sóc ...
-
Bệnh Hậu Sản: Nhận Biết, Cách điều Trị Và Ngăn Ngừa Hiệu Quả
-
Mách Mẹ Cách Chăm Sóc Vết Mổ Sau Sinh Nhanh Lành Nhất