Hướng Dẫn điều Trị Nhiễm Khuẩn Huyết Và Sốc Nhiễm Khuẩn Của Bộ ...
Có thể bạn quan tâm
1. Đại cương về nhiễm khuẩn huyết
– Nhiễm khuẩn huyết là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, gây ra do vi khuẩn lưu hành trong máu gây ra các triệu chứng lâm sàng đa dạng, suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn với tỉ lệ tử vong rất cao (từ 20 – 50%), trong đó sốc nhiễm khuẩn là biểu hiện nặng của nhiễm khuẩn huyết.
Mục lục
- 1 1. Đại cương về nhiễm khuẩn huyết
- 2 2. Nguyên nhân
- 3 3. Triệu chứng và chẩn đoán
- 3.1 Nhiễm khuẩn huyết
- 3.2 Sốc nhiễm khuẩn
– Các yếu tố nguy cơ:
- Người già, trẻ sơ sinh/đẻ non.
- Người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, như sử dụng corticoid kéo dài, các thuốc chống thải ghép, hoặc đang điều trị hóa chất và tia xạ.
- Người bệnh có bệnh lý mạn tính, như tiểu đường, HIV/AIDS, xơ gan, bệnh van tim và tim bẩm sinh, bệnh phổi mạn tính, suy thận mạn.
- Người bệnh cắt lách, nghiện rượu, có bệnh máu ác tính, giảm bạch cầu hạt.
- Người bệnh có đặt các thiết bị hoặc dụng cụ xâm nhập như đinh nội tủy, catheter, đặt ống nội khí quản…
2. Nguyên nhân
– Nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu hoặc từ các ổ nhiễm khuẩn ở mô và cơ quan như: da, mô mềm, cơ, xương khớp, hô hấp, tiêu hóa…
– Các vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn huyết
- Một số vi khuẩn Gram-âm gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp: Vi khuẩn Gram-âm đường ruột họ Enterobacteriacae: bao gồm Salmonella, Escherichia coli, Klebsiella, Serratia, và các vi khuẩn Enterobacter…; Pseudomonas aeruginosa; Burkholderia pseudomallei.
- Một số vi khuẩn Gram-dương gây bệnh thường gặp: Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Streptococcus suis…
- Các vi khuẩn kị khí thường gặp: Clostridium perfringens và Bacteroides fragilis.
3. Triệu chứng và chẩn đoán
Nhiễm khuẩn huyết
– Chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán xác định dựa trên kết quả cấy máu.
Lâm sàng
– Sốt và các triệu chứng toàn thân.
- Sốt là triệu chứng rất thường gặp, có thể kèm theo rét run hoặc không. Trong những trường hợp nặng, người bệnh có thể hạ thân nhiệt.
- Nhịp tim nhanh, thở nhanh, có thể thay đổi tình trạng ý thức.
- Phù, gan lách to.
– Triệu chứng ổ nhiễm khuẩn khởi điểm:
- Nhiễm khuẩn tiêu hóa: Áp xe gan, viêm túi mật, viêm ruột, viêm đại tràng, thủng ruột hay các ổ áp xe khác.
- Nhiễm khuẩn sinh dục tiết niệu: Viêm đài bể thận, áp xe thận, sỏi thận có biến chứng, áp xe tuyến tiền liệt.
- Nhiễm khuẩn vùng tiểu khung: Viêm phúc mạc vùng tiểu khung, áp xe buồng trứng – vòi trứng.
- Nhiễm khuẩn hô hấp dưới: Viêm phổi, viêm mủ màng phổi, áp xe phổi…
- Nhiễm khuẩn mạch máu do các đường truyền tĩnh mạch, các catheter mạch máu, thiết bị nhân tạo nhiễm khuẩn.
- Nhiễm khuẩn tim mạch: Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, áp xe cơ tim, áp xe cạnh van tim.
- Các nhiễm khuẩn da và niêm mạc.
– Triệu chứng rối loạn chức năng cơ quan: Suy gan, suy thận…
– Biến chứng: Sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.
Xét nghiệm
– Cấy máu dương tính là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết. Tuy nhiên, cần lưu ý là kết quả cấy máu âm tính cũng không loại trừ được nhiễm khuẩn huyết, có khoảng 60% nhiễm khuẩn huyết có kết quả cấy máu âm tính.
Nên cấy máu 02 lần (đối với cả nuôi cấy hiếu khí và kỵ khí) trước khi điều trị kháng sinh với thể tích máu tối thiểu là 10 ml/mẫu. Tuy nhiên tránh để việc lấy bệnh phẩm trì hoãn việc sử dụng kháng sinh > 45 phút. Nếu lấy 2 mẫu máu đồng thời thì cần lấy ở 2 vị trí khác nhau. Trong trường hợp có catheter mạch máu đã đặt quá 48 giờ, cần lấy ít nhất một mẫu bệnh phẩm qua catheter này.
– Xét nghiệm huyết học: Số lượng bạch cầu máu ngoại vi > 12 G/l hoặc < 4 G/l hoặc tỉ lệ bạch cầu non > 10%, giảm tiểu cầu (< 100 G/L), rối loạn đông máu (INR > 1.5 hoặc aPTT > 60 giây)
– Xét nghiệm sinh hóa: Giảm oxy máu động mạch: PaO2/FIO2 < 300, creatinin tăng, tăng bilirubin máu, tăng men gan, protein phản ứng C (CRP) thường > 150 mg/l, tăng procalcitonin > 1,5 ng/ml
– Các xét nghiệm khác đánh giá tổn thương cơ quan theo vị trí nhiễm khuẩn khởi điểm như xét nghiệm dịch não tủy, tổng phân tích nước tiểu, X- quang ngực, siêu âm…
Sốc nhiễm khuẩn
– Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn sau:
- Nhiễm khuẩn nặng, rối loạn chức năng các cơ quan.
- Tụt huyết áp (HA tâm thu < 90 mmHg, HA trung bình < 70 mmHg, HA tâm thu giảm > 40 mmHg hoặc huyết áp giảm dưới 2 lần độ lệch chuẩn so với giá trị bình thường của lứa tuổi đó) và không hồi phục khi bù đủ dịch hoặc cần phải dùng thuốc vận mạch.
Xem tiếp phần 2: Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn của bộ y tế (phần 2)
Benh.vn
Chia sẻTừ khóa » Sốc Nhiễm Khuẩn Bộ Y Tế
-
SỐC NHIỄM KHUẨN - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh
-
Phác đồ điều Trị Sốc Nhiễm Khuẩn Bệnh Viện Chợ Rẫy
-
Phác đồ điều Trị Sốc Nhiễm Khuẩn - Bộ Y Tế - Y Học Tổng Hợp
-
Phác đồ điều Trị Và Chẩn đoán Sốc Nhiễm Trùng | Vinmec
-
[PDF] CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG VIÊM PHỔI CẤP DO SARS ...
-
[PPT] CẬP NHẬT ĐỊNH NGHĨA VÀ XỬ TRÍ NHIỄM KHUẨN HUYẾT VÀ ...
-
Nhiễm Khuẩn Huyết Và Sốc Nhiễm Khuẩn - Y Học Chăm Sóc Trọng Tâm
-
Sốc Nhiễm Khuẩn - Bộ Y Tế 2015 - Suckhoe123
-
Cập Nhật Về điều Trị Nhiễm Khuẩn Huyết Nặng Và Sốc ... - SlideShare
-
[PDF] CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM TRÙNG
-
Sốc Nhiễm Khuẩn - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Tin Tức Sự Kiện - Cổng Thông Tin điện Tử Sở Y Tế Hà Nội
-
Sốc Nhiễm Khuẩn - Tài Liệu Y Học
-
Sốc Nhiễm Khuẩn - Cơ Quan Ngôn Luận Của Bộ Y Tế
-
[PDF] QĐ-BYT Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc Hà Nội, Ngày Tháng Năm 2021 ...
-
Quyết định 250/QĐ-BYT 2022 Hướng Dẫn Chẩn đoán điều Trị ...
-
Quyết định 6101/QĐ-BYT 2019 Hướng Dẫn Chẩn đoán điều Trị Bệnh ...
-
Phác đồ điều Trị COVID-19 Mới Nhất Của Bộ Y Tế [Đầy đủ]
-
Đến 22/6, TP.HCM Có 409 Bệnh Nhân COVID-19 được điều Trị Khỏi ...