Tin Tức Sự Kiện - Cổng Thông Tin điện Tử Sở Y Tế Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
Vừa qua, bệnh nhân N.N.T (49 tuổi) được các y bác sĩ Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Đức Giang cấp cứu thành công do sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.
TIN LIÊN QUANBệnh nhân nhập viện 13h ngày 11/5 trong tình trạng lơ mơ, suy giảm tri giác với tiền sử đái tháo đường, lạm dụng rượu. Khoảng 4 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân ăn kém, uống nhiều rượu kèm theo sốt, đi ngoài phân lỏng ngày 3-4 lần. Khoảng 11h ngày 11/5 người nhà phát hiện bệnh nhân trong trạng thái lơ mơ, gọi hỏi không đáp ứng. Bệnh nhân được đưa vào khoa Cấp cứu BVĐK Đức Giang trong tình trạng: Glassgow 7-8 điểm; Mạch nhanh 110 lần/phút; Huyết áp tụt 60/40mmHg; SpO2 80%, thở nhanh 30 lần/phút, không rõ yếu liệt.
Ngay sau đó bệnh nhân được bác sĩ thăm khám và xử trí đặt ống nội khí quản, thở theo bóp bóng, truyền dịch, vận mạch liều cao, làm các chỉ định cận lâm sàng cần thiết; sau đó bệnh nhân được chuyển khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. Các xét nghiệm cho thấy tình trạng nhiễm toan hóa máu nặng nề (pH 6.9, HCO3 4.3), nhiễm khuẩn rất nặng (pro-calcitonin 42.1ng/mL) có suy đa tạng (Urea/crea 26/318 mmol/L), đặc biệt kali máu của bệnh nhân rất cao 7,5mmol/L. Tiên lượng rất nguy kịch, nguy cơ tử vong cao.
Các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc nhanh chóng đánh giá bệnh nhân cho thấy tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy tạng điều trị tích cực bằng bù dịch kiềm và dịch đẳng trương, duy trì vận mạch liều cao, dùng kháng sinh kết hợp, lợi tiểu, thở máy xâm nhập, tuy nhiên đáp ứng hiệu quả kém, huyết áp cải thiện chậm và không có nước tiểu. Nếu không được điều trị, can thiệp kịp thời rất có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Bệnh nhân nhanh chóng được hội chẩn khoa và triển khai lọc máu liên tục. Sau 8 tiếng lọc máu, tình trạng toan kiềm của bệnh nhân cải thiện (pH 7.3 HCO3 16), cắt được vận mạch, bắt đầu có nước tiểu. Sau 2 ngày điều trị, bệnh nhân được rút ống nội khí quản, tình trạng nhiễm khuẩn giảm, huyết động ổn định. Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân hết sốt, hết đi ngoài phân lỏng, huyết động ổn định, kiểm soát ổn đường máu, nhiễm khuẩn giảm sâu.
Lọc máu liên tục (CRRT) là kỹ thuật lọc máu cho phép đào thải nước và các chất hòa tan ra khỏi máu bệnh nhân một cách liên tục thông qua cơ chế khuếch tán – thẩm tách, siêu lọc – đối lưu và hấp phụ. Liệu pháp thay thế thận này được chỉ định và có hiệu quả ở nhiều bệnh lý như sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, viêm tụy cấp, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), điều chỉnh các rối loạn nước – điện giải, thăng bằng kiềm toan và an toàn cho các bệnh nhân có huyết động không ổn định. Trong đó, bệnh lý sốc nhiễm khuẩn có sự giải phóng ồ ạt của các yếu tố viêm (cơn bão cytokin) gây nên một tình trạng toan chuyển rất nặng, nguy hiểm đến tính mạng. Nếu không phát hiện sớm và xử trí kịp thời có thể tử vong (tỷ lệ tử vong có thể lên đến 60-70%). Lọc máu liên tục sớm là một trong những biện pháp hiệu quả để hạn chế cơn bão cytokin này, điều chỉnh tình trạng suy tạng kèm theo và giúp cải thiện tiên lượng người bệnh. Tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, BVĐK Đức Giang, kỹ thuật lọc máu liên tục đã được thực hiện một cách thường quy và phát huy được hiệu quả tối ưu, hỗ trợ quan trọng cho công tác điều trị bệnh nhân nặng. Mỗi phương thức lọc máu được các bác sĩ áp dụng phù hợp với từng tình trạng bệnh lý của bệnh nhân, từ đó nhiều ca bệnh đã được cứu sống, hồi phục.
Việt Nam
Ngô Thùy An
Các tin khác- Đẩy mạnh dịch vụ y tế, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động không có hợp đồng lao động
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 19/12/2024
- Sở Y tế Hà Nội: Tập thể xuất sắc tại Giải thưởng “Giọt hồng” năm 2024
- TTYT huyện Đông Anh tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024
- Quận Hà Đông mít tinh, diễu hành hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 18/12/2024
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Sốc Nhiễm Khuẩn Bộ Y Tế
-
SỐC NHIỄM KHUẨN - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh
-
Phác đồ điều Trị Sốc Nhiễm Khuẩn Bệnh Viện Chợ Rẫy
-
Phác đồ điều Trị Sốc Nhiễm Khuẩn - Bộ Y Tế - Y Học Tổng Hợp
-
Phác đồ điều Trị Và Chẩn đoán Sốc Nhiễm Trùng | Vinmec
-
[PDF] CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG VIÊM PHỔI CẤP DO SARS ...
-
[PPT] CẬP NHẬT ĐỊNH NGHĨA VÀ XỬ TRÍ NHIỄM KHUẨN HUYẾT VÀ ...
-
Nhiễm Khuẩn Huyết Và Sốc Nhiễm Khuẩn - Y Học Chăm Sóc Trọng Tâm
-
Sốc Nhiễm Khuẩn - Bộ Y Tế 2015 - Suckhoe123
-
Cập Nhật Về điều Trị Nhiễm Khuẩn Huyết Nặng Và Sốc ... - SlideShare
-
[PDF] CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM TRÙNG
-
Sốc Nhiễm Khuẩn - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Sốc Nhiễm Khuẩn - Tài Liệu Y Học
-
Sốc Nhiễm Khuẩn - Cơ Quan Ngôn Luận Của Bộ Y Tế
-
[PDF] QĐ-BYT Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc Hà Nội, Ngày Tháng Năm 2021 ...
-
Quyết định 250/QĐ-BYT 2022 Hướng Dẫn Chẩn đoán điều Trị ...
-
Quyết định 6101/QĐ-BYT 2019 Hướng Dẫn Chẩn đoán điều Trị Bệnh ...
-
Phác đồ điều Trị COVID-19 Mới Nhất Của Bộ Y Tế [Đầy đủ]
-
Đến 22/6, TP.HCM Có 409 Bệnh Nhân COVID-19 được điều Trị Khỏi ...
-
Hướng Dẫn điều Trị Nhiễm Khuẩn Huyết Và Sốc Nhiễm Khuẩn Của Bộ ...