Hướng Dẫn đọc Kết Quả Xét Nghiệm Máu Và Một Vài Lưu ý Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
1. Tổng quan về xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu (hay xét nghiệm công thức máu toàn phần) là xét nghiệm phân tích các chỉ số liên quan đến nhiều thành phần của máu như hồng cầu, tiểu cầu hay bạch cầu. Với những thông tin chi tiết về các chỉ số này, bác sĩ có thể chẩn đoán được chính xác hơn tình trạng bệnh lý của người bệnh.
Xét nghiệm máu hay xét nghiệm công thức máu toàn phần
2. Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm máu
Để đọc được đúng kết quả xét nghiệm máu không phải là điều dễ dàng, nhất là với những người không có kiến thức chuyên môn. Dưới đây, bạn đọc sẽ được tìm hiểu về giới hạn bình thường của từng chỉ số trong kết quả xét nghiệm máu, cũng như trường hợp nào thì các chỉ số này sẽ tăng hoặc giảm bất thường.
WBC - số lượng bạch cầu trong 1 thể tích máu
Ngưỡng bình thường: 3,5 - 10,5 G/L.
Trường hợp chỉ số tăng cao: Bạch cầu cấp, bạch cầu tủy mạn, nhiễm trùng,...
Trường hợp chỉ số giảm thấp: Thiếu folate, thiếu vitamin B, suy giảm miễn dịch, viêm gan, nhiễm trùng nặng, HIV,...
LYM - bạch cầu lympho
Ngưỡng bình thường: 17 - 48%.
Trường hợp chỉ số tăng cao: Nhiễm virus, bệnh bạch cầu dòng lympho, suy tuyến thượng thận,...
Trường hợp chỉ số giảm thấp: Ung thư, HIV/AIDS,...
MONO - bạch cầu mono
Ngưỡng bình thường: 4 - 8%.
Trường hợp chỉ số tăng cao: Nhiễm virus, lao phổi, ung thư,...
Trường hợp chỉ số giảm thấp: Điều trị corticoid, thiếu máu, suy tủy,...
NEUT - bạch cầu trung tính
Ngưỡng bình thường: 43 - 76%.
Trường hợp chỉ số tăng cao: Bạch cầu cấp, nhiễm khuẩn,...
Trường hợp chỉ số giảm thấp: Suy tủy, nhiễm khuẩn nặng, điều trị thuốc ức chế miễn dịch,...
BASO - bạch cầu ái kiềm
Ngưỡng bình thường: 0 - 2,5%.
Trường hợp chỉ số tăng cao: Leukemia kinh, đa hồng cầu,...
Trường hợp chỉ số giảm thấp: Tổn thương tủy xương, stress,...
EOS - bạch cầu ái toan
Ngưỡng bình thường: 0 - 7%.
Trường hợp chỉ số tăng cao: Nhiễm ký sinh trùng, dị ứng,...
Trường hợp chỉ số giảm thấp: Sử dụng thuốc điều trị corticosteroid,...
RBC - số lượng hồng cầu trong 1 thể tích máu
Ngưỡng bình thường: 4,32 - 5,72 T/L (nam), 3,9 - 5,03 T/L (nữ).
Trường hợp chỉ số tăng cao: Các bệnh lý về tim mạch, cơ thể mất nước, bệnh đa hồng cầu,...
Trường hợp chỉ số giảm thấp: Thiếu máu, lupus ban đỏ,...
RDW - mật độ phân bố hồng cầu
Ngưỡng bình thường: 10 - 16,5%.
Trường hợp chỉ số tăng cao: Bất tương đồng kích thước hồng cầu.
Trường hợp chỉ số giảm thấp: Sự đồng đều kích thước hồng cầu một cách tương đối.
MCV - thể tích trung bình của hồng cầu
Ngưỡng bình thường: 85 - 95 fl.
Trường hợp chỉ số tăng cao: Thiếu acid folic, thiếu vitamin B12, các bệnh lý về gan,...
Trường hợp chỉ số giảm thấp: Một số bệnh mãn tính, Thalassemia, thiếu sắt,...
MCH - nồng độ huyết sắc tố trong 1 đơn vị hồng cầu
Ngưỡng bình thường: 28 - 32 pg.
Trường hợp chỉ số tăng cao: Thiếu máu hồng cầu to.
Trường hợp chỉ số giảm thấp: Bệnh thalassemia, thiếu máu do thiếu sắt,...
MCHC - nồng độ của huyết sắc tố trung bình hồng cầu
Ngưỡng bình thường: 32 - 36 g/dl.
Trường hợp chỉ số tăng cao: Các bệnh lý tim mạch, tổn thương do bỏng, cơ thể mất nước, đa hồng cầu,...
Trường hợp chỉ số giảm thấp: Thiếu máu, sốt xuất huyết,...
HBG - lượng huyết sắc tố trong 1 thể tích máu
Ngưỡng bình thường: 13,5 - 17,5 g/dl (nam), 12 - 15,5 g/dl (nữ).
Trường hợp chỉ số tăng cao: Các bệnh lý tim mạch, tổn thương do bỏng, cơ thể mất nước, đa hồng cầu,...
Trường hợp chỉ số giảm thấp: Thiếu máu, sốt xuất huyết,...
HCT - % thể tích hồng cầu/ thể tích máu toàn phần
Ngưỡng bình thường : 42 - 47% (nam), 37 - 42% (nữ).
Trường hợp chỉ số tăng cao: Đa hồng cầu, cơ thể mất nước, các bệnh lý về phổi, về tim mạch,...
Trường hợp chỉ số giảm thấp: Thiếu máu,...
PLT - lượng tiểu cầu trong 1 đơn vị thể tích máu
Ngưỡng bình thường: 150 - 450 G/L.
Trường hợp chỉ số tăng cao: Chấn thương, viêm nhiễm hô hấp,...
Trường hợp chỉ số giảm thấp: Suy tủy, ức chế tủy xương, ung thư giai đoạn di căn,...
PDW - mật độ phân bố kích thước tiểu cầu
Ngưỡng bình thường: 10 - 16,5%.
Trường hợp chỉ số tăng cao: Bệnh máu ác tính, ung thư phổi,...
Trường hợp chỉ số giảm thấp: Nghiện rượu,...
MPV - thể tích tiểu cầu trong 1 đơn vị thể tích máu
Ngưỡng bình thường: 4 - 11 fL.
Trường hợp chỉ số tăng cao: Tiểu đường, các bệnh về tim mạch,...
Trường hợp chỉ số giảm thấp: Bạch cầu cấp tính, thiếu máu,...
Nếu có chỉ số nào khiến bạn vẫn còn băn khoăn hay chưa hiểu thì cũng không cần quá lo lắng vì thông thường bác sĩ khi trả kết quả xét nghiệm máu cho người bệnh sẽ giải thích cụ thể nếu có dấu hiệu bất thường.
Bác sĩ tư vấn và giải thích cụ thể về kết quả xét nghiệm máu
3. Một vài lưu ý cần biết khi làm xét nghiệm máu
3.1. Nhịn ăn uống trước khi lấy mẫu xét nghiệm
Để kết quả xét nghiệm máu chính xác nhất, đặc biệt là các xét nghiệm mỡ máu, đường huyết,... thì người bệnh sẽ được yêu cầu nhịn ăn trước khi lấy mẫu từ 8 - 12 tiếng. Lý do là bởi glucose hấp thu từ thức ăn có thể làm tăng cao lượng đường huyết và gây sai lệch kết quả xét nghiệm máu.
Tuy nhiên, việc nhịn ăn là không cần thiết đối với một số loại xét nghiệm khác như Alzheimer, HIV hay xét nghiệm nội tiết tố,...
Nhịn ăn khi làm xét nghiệm mỡ máu hay xét nghiệm đường huyết
3.2. Tránh sử dụng các chất kích thích hay nước ngọt, rượu bia
Không chỉ nhịn ăn, người bệnh cũng cần phải nhịn uống (nước ngọt, sữa,...) ngoại trừ nước lọc. Đồng thời, tuyệt đối tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá,... bởi kết quả xét nghiệm có thể phản ánh sai lệch tình trạng bệnh lý do lượng cafein hấp thụ vào cơ thể.
Ngoài ra, trong vòng 24 giờ trước khi xét nghiệm, tốt nhất không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn như rượu bia,... vì sẽ khiến lượng triglyceride trong máu tăng cao tạm thời.
3.3. Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc điều trị
Một số loại thuốc nhất định có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. Do đó, khi chuẩn bị làm xét nghiệm, người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc mình đang sử dụng để nhận được lời khuyên tốt nhất.
3.4. Hạn chế vận động quá sức
Đôi khi, kết quả xét nghiệm máu cũng có thể bị ảnh hưởng bởi trạng thái tâm lý bất ổn do vận động mạnh, quá sức.
Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ trước khi làm xét nghiệm máu
4. Gợi ý lựa chọn cơ sở y tế xét nghiệm máu chính xác, nhanh chóng
Xét nghiệm máu là kỹ thuật cơ bản và rất phổ biến nên có thể được tìm thấy ở hầu hết các cơ sở y tế hiện nay. Tuy nhiên, lựa chọn được cơ sở uy tín xét nghiệm máu chính xác, nhanh chóng không phải là điều dễ dàng.
Gợi ý cho bạn một trong những địa chỉ xét nghiệm máu hàng đầu tại Hà Nội - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện đã có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế chăm sóc sức khỏe nói chung và lĩnh vực xét nghiệm nói riêng, do đó khách hàng có thể hoàn toàn tin tưởng với kết quả xét nghiệm máu tại đây.
Yên tâm xét nghiệm máu tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng, MEDLATEC hiện đã và đang triển khai dịch vụ xét nghiệm tại nhà. Theo đó, khách hàng sẽ được cán bộ đến lấy mẫu xét nghiệm và trả kết quả tận nơi mà không phải đi đâu. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ được hưởng chính sách bảo lãnh viện phí nếu đang tham gia bảo hiểm của 1 trong 33 đơn vị liên kết như Bảo hiểm Dầu khí PVI, Bảo hiểm Bảo Việt,...
Gọi ngay đến hotline 1900 56 56 56 để gặp đội ngũ tư vấn viên nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến kết quả xét nghiệm máu.
Từ khóa » Chẩn đoán Kt
-
Em Mới đi Xét Nghiệm Máu Xong Mà Chuẩn đoán Là KT Có Nghĩa Là Gì ...
-
Chẩn đoán KT Là Gì
-
Nhận định Kết Quả Các Phản ứng Kết Hợp KN-KT - Trang Web Của Tôi
-
Kt-biotech: Homepage
-
[LT] Các Phương Pháp Chẩn đoán Virus - Diễn đàn Xét Nghiệm đa Khoa
-
Kỹ Thuật Miễn Dịch Sử Dụng Trong Chẩn đoán Vi Sinh Vật
-
Diễn Giải Kết Quả Chẩn đoán | Tim Mạch Học
-
Chẩn đoán Hình ảnh Gan Và Túi Mật - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Chẩn đoán In Vitro Bằng Kỹ Thuật Miễn Dịch Phóng Xạ
-
Tiếp Cận Chẩn đoán Bệnh Lý Ruột Non Bằng KT Chụp Trên Máy CLVT
-
Mục đích Sử Dụng Và Các Phản ứng Kết Gộp Của Phản ứng KN -KT
-
SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN HẠCH BẠCH HUYẾT
-
KT - ĐG Chất Lượng Bệnh Viện