Hướng Dẫn đơn Giản để Hiểu đánh Giá Sự Phù Hợp - VietCert

Đây là một tuyên bố vắn tắt về đối tượng của đánh giá sự phù hợp dành cho bạn đọc là những người muốn có một giới thiệu cơ bản về những khái niệm này.

1. Đánh giá sự phù hợp là gì? Đánh giá sự phù hợp là một quá trình kiểm tra xem sản phẩm, dịch vụ, nguyên liệu, quy trình, hệ thống và con người có đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn hay những chỉ tiêu kỹ thuật khác không.

2. Tại sao đánh giá sự phù hợp lại quan trọng? Đánh giá sự phù hợp quan trọng với nhà cung ứng, người tiêu dùng và nhà quản lý. Nó có thể giúp các nhà sản xuất uy tín phân biệt các sản phẩm của họ với những sản phẩm cùng loại được làm bởi những nhà sản xuất tồi. Nó tạo cho người tiêu dùng một công cụ để lựa chọn các sản phẩm trên thị trường. Và nó cho phép các chính phủ thi hành các quy chuẩn kỹ thuật nhằm bảo vệ an toàn và sức khoẻ cộng đồng.

3. Tại sao tầm quan trọng của đánh giá sự phù hợp lại tăng lên? Các quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Châu Mỹ và Châu Âu tham gia vào các Hiệp định thương mại khu vực để thúc đẩy tự do hoá thương mại. Tổ chức thương mại thế giới đẩy mạnh thương mại quốc tế trên cơ sở các hoạt động đánh giá sự phù hợp, đảm bảo cân bằng giữa việc bảo vệ lợi ích cộng đồng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

4. Ai được hưởng lợi? đánh giá sự phù hợp có lợi cho nhà sản xuất, nhà cung ứng dịch vụ, người sử dụng, người tiêu dùng, các nhà quản lý và hỗ trợ phát triển bền vững.

5. Bao gồm những hoạt động gì? đánh giá sự phù hợp có thể gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động sau: lấy mẫu và thử nghiệm; giám định; chứng nhận; đánh giá hệ thống quản lý chất lượng (kể cả HACCP và quản lý an toàn thực phẩm) và chứng nhận; công nhận năng lực của các hoạt động này và thừa nhận năng lực của một tổ chức công nhận. Một quá trình đánh giá sự phù hợp cụ thể có thể gồm một hoặc nhiều các hoạt động đánh giá sự phù hợp này.

6. Thừa nhận lẫn nhau là gì? Sự phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và đánh giá sự phù hợp tạo ra sự tin tưởng và thúc đẩy tiếp cận thị trường thế giới. Một hiệp định thừa nhận lẫn nhau hạn chế tối thiểu sự trùng lặp của việc tái thử nghiệm và tái chứng nhận, cắt giảm các chi phí và loại bỏ những rào cản phi thuế quan đối với thương mại và trì hoãn tiếp cận thị trường.

7. Tại sao lại công nhận? Với một số lượng lớn các tổ chức đánh giá sự phù hợp, một số tổ chức có thể muốn phân biệt mình với các đối thủ cạnh tranh khác thông qua việc đánh giá khách quan năng lực của mình trên cơ sở các tiêu chí được thừa nhận quốc tế. Được công nhận sẽ cải thiện sự uy tín của họ.

Các tổ chức đánh giá sự phù hợp được công nhận khi thực hiện công việc của mình phải đạt được một mức độ được kỳ vọng tối thiểu với sự ổn định cao hơn trong các dịch vụ mà họ cung cấp và sự thống nhất trong các kết quả mà họ đưa ra. Do vậy, công nhận cho phép việc thừa nhận sự tương đương của các dịch vụ được cung cấp bởi các tổ chức cạnh tranh.

8. Thuận lợi hoá thương mại được cải thiện như thế nào? Khi các bên kinh doanh thực hiện các yêu cầu và thủ tục đánh giá sự phù hợp tương tự hoặc tương đương, hoặc thừa nhận các kết quả đánh giá sự phù hợp của nhau, thì các vấn đề về chi phí do phân biệt đối xử, các trở ngại không cần thiết và thiếu minh bạch đối với thương mại sẽ biến mất.

9. Đánh giá sự phù hợp hoạt động thế nào

Các hoạt động đánh giá sự phù hợp có thể được phân loại như sau:

Bên thứ nhất - đây là thuật ngữ kỹ thuật được sử dụng khi đánh giá sự phù hợp với một tiêu chuẩn, chỉ tiêu kỹ thuật hoặc quy chuẩn được tiến hành bởi bản thân tổ chức cung ứng thực hiện. Nói một cách khác, đây là tự đánh giá. Còn được biết đến là tuyên bố sự phù hợp của nhà cung ứng.

Bên thứ hai – được xác định là hoạt động đánh giá sự phù hợp được tiến hành bởi người tiêu dùng của tổ chức đó. Ví dụ nhà sản xuất cho phép khách hàng của mình tiến hành đánh giá sản phẩm theo các yêu cầu xác định.

Bên thứ ba - được xác định là hoạt động đánh giá sự phù hợp được tiến hành bởi một tổ chức độc lập với tổ chức cung cấp sản phẩm và không phải là bên sử dụng sản phẩm đó. Ví dụ khi một tổ chức chứng nhận độc lập chứng nhận một tổ chức khác phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001 và cấp một chứng chỉ về vấn đề này.

Thông thường một quyết định để sử dụng một trong các loại hình đánh giá sự phù hợp ở trên phụ thuộc vào một số các yếu tố, một trong các số đó là mức độ rủi ro kèm theo sản phẩm/ dịch vụ và các yêu cầu của người tiêu dùng.

Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng đánh giá sự phù hợp là một bộ ba chức năng (phương pháp tiếp cận chức năng) để đáp ứng nhu cầu hoặc đòi hỏi thể hiện rằng các yêu cầu cụ thể đã được đáp ứng. Ba chức năng này là:

• Lựa chọn

• Quyết định

• Kiểm tra và chứng nhận

Những quyết định này làm tăng uy tín cho các tuyên bố rằng các yêu cầu cụ thể đã được đáp ứng, nâng cao niềm tin của người sử dụng vào những tuyên bố này. Các tiêu chuẩn ISO được sử dụng là các yêu cầu cụ thể.

Đánh giá sự phù hợp có thể được áp dụng cho những sản phẩm bao gồm cả dịch vụ, quá trình, hệ thống, ví dụ như các hệ thống quản lý.

Lưu ý:

ISO phát hành Sổ tay Mở rộng 2 về Đánh giá sự phù hợp; bạn đọc mong muốn có được kiến thức sâu hơn phần giới thiệu này thì nên đọc cuốn sổ tay này. Sổ tay Mở rộng 2 không chỉ giới thiệu các bên liên quan tới các khái niệm cơ bản, mà còn chỉ ra các hướng dẫn quốc tế và tài liệu kỹ thuật nào nên được tham khảo để có thông tin đầy đủ cho từng khái niệm.

Từ khóa » đánh Giá Sự Phù Hợp Là Gì