Tổ Chức đánh Giá Sự Phù Hợp Là Gì? - Vinacontrol CE

Nhằm quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trên thị trường một cách tốt nhất. Nhà nước đã xây dựng, ban hành các quy chế, quy định cụ thể đối với tổ chức đánh sự phù hợp – 1 thành phần hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan chức năng trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa. Dưới đây là một số thông tin về khái niệm, cơ sở pháp lý, trách nhiệm, các yêu cầu cần đáp ứng và hoạt động cơ bản của một tổ chức đánh giá sự phù hợp.

1. Tổ chức đánh giá sự phù hợp là gì?

Tổ chức đánh giá sự phù hợp là tổ chức tiến hành hoạt động thử nghiệm; giám định; kiểm định; chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kĩ thuật tương ứng. Tổ chức này được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định công bố danh sách để các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh lựa chọn sử dụng dịch vụ đánh giá sự phù hợp nhằm mục đích phục vụ cho yêu cầu quản lý Nhà nước.

Tổ chức đánh giá sự phù hợp chính là “Bên thứ 3” để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm tìm đến nhằm đáp ứng các yêu cầu đánh giá, chứng nhận, kiểm tra chất lượng theo yêu cầu của pháp luật.

Hoạt động kiểm định thiết bị tại doanh nghiệp của tổ chức đánh giá sự phù hợp

Hoạt động kiểm định thiết bị tại doanh nghiệp của tổ chức đánh giá sự phù hợp

✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy là gì? Công bố hợp quy cho sản phẩm

2. Cơ sở pháp lý để chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp

► Văn bản pháp lý:

  • Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007;
  • Nghị định 132/1008/NĐ-CP;
  • Nghị định 74/2018/NĐ-CP;
  • Nghị định 154/2018/NĐ-CP;
  • Nghị định 107/2016/NĐ-CP.

Cụ thể:

Điều kiện để được chỉ định là một tổ chức đánh giá sự phù hợp hợp pháp được quy định tại khoản 5 Điều 25 Luật Chất lượng hàng hóa sản phẩm. Do đó, trước tiễn doanh nghiệp cần đảm bảo đáp ứng được các điều kiện này để có thể hoạt động đánh giá chứng nhận theo đúng quy định pháp luật.

Theo Điều 18 Nghị định 132/2008/NĐ-CP, sửa đổi Nghị định 74/2018/NĐ-CP)

  • Tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 17 Nghị định này sẽ được phép tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2;
  • Tổ chức đánh giá sự phù hợp được Nhà nước chỉ định tham gia hỏa động đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2;
  • Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện việc thử nghiệm, giám định, chứng nhận, kiểm định đối với sản phẩm hàng hóa thuộc ngành lĩnh vực, địa phương được phân công
  • Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, UBND Tỉnh thành phố trực thuộc trung ưng có trách nhiệm công bố công khai danh sách tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định, đã đăng ký và tổ chức đánh giá sự phù hợp, có kết quả đánh giá sự phù hợp được thừa nhận để doanh nghiệp lựa chọn sử dụng.

Hoạt động đánh giá chất lượng tại nhà máy của tổ chức đánh giá

Hoạt động đánh giá chất lượng tại nhà máy của tổ chức đánh giá

✍Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001| Thủ tục nhanh gọn – Chi phí tiết kiệm

3. Tổ chức đánh giá sự phù hợp cần đáp ứng những yêu cầu nào?

Điều 18a Nghị định 74/2018/NĐ-CP đưa ra các điều kiện chỉ định tổ chức thử nghiệm như sau:

  • Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Nghị định 107/2016/NĐ-CP theo lĩnh vực thử nghiệm đăng ký chỉ định;
  • Năng lực Thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng đối với phương pháp thử của sản phẩm, hàng hóa, đăng ký chỉ định; hoặc bổ dung hồ sơ phương pháp thử, xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp thử và chất chuẩn để kiểm soát chất lượng thử nghiệm.

Khoản 5 Điều 25 Luật Chất lượng hàng hóa sản phẩm quy định Điều kiện cụ thể mà một tổ chức đánh giá sự phù hợp cần đáp ứng đó là:

  • Có tổ chức và năng lực đáp ứng yêu cầu chung đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp quy định tại TCVN hay tiêu chuẩn quốc tế tương ứng;
  • Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu quy định trong TCVN hay tiêu chuẩn quốc tế tương ứng;
  • Đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

4. Hoạt động của Tổ chức đánh giá sự phù hợp

Đánh giá sự phù hợp là một quá trình kiểm tra xem sản phẩm, dịch vụ, nguyên liệu, quy trình, hệ thống và con người tại một nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị có đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn hay những chỉ tiêu kỹ thuật khác không. Qua đó đưa ra kết luận về chất lượng, sự phù hợp của nhứng đối tượng đánh giá trên với những tiêu chuẩn tương ứng và cấp kết quả để:

  • Phục vụ cho hoạt động kiểm định của Nhà nước;
  • Bảo vệ an toàn và sức khỏe cộng đồng.
  • Tạo môi trường cho người tiêu dùng để lựa chọn các sản phẩm chất lượng tốt trên thị trường.
  • Giúp các nhà sản xuất, kinh doanh uy tín phân biệt các sản phẩm của họ với những sản phẩm khác kém chất lượng hoặc hàng giả hàng nhái.

Đánh giá sự phù hợp có thể gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động sau: lấy mẫu và thử nghiệm; giám định; chứng nhận hợp chuẩn/hợp quy; đánh giá hệ thống quản lý và chứng nhận ISO; công nhận năng lực của các hoạt động này và thừa nhận năng lực của một tổ chức công nhận. Một quá trình đánh giá sự phù hợp cụ thể có thể gồm một hoặc nhiều các hoạt động đánh giá sự phù hợp này.

Tổ chức đánh giá tiến hành hoạt động thử nghiệm chất lượng

Tổ chức đánh giá tiến hành hoạt động thử nghiệm chất lượng

✍ Xem thêm: Kiểm định chất lượng trang thiết bị y tế | Quy định bắt buộc

5. Trách nhiệm của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định

Pháp luật Việt Nam quy định rõ trách nhiệm của một tổ chức đánh giá sự phù hợp như sau:

  • Thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trường hợp vi phạm quy định của Nghị định này hoặc quy định tại Điều 20 Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa. Trường hợp vi phạm quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ mà doanh nghiệp sẽ bị xem xét, xử lý theo các quy định liên quan;
  • Đối với tổ chức thử nghiệm được chỉ định thì trong thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định phải tham gia chương trình thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng ít nhất một lần đối với lĩnh vực thử nghiệm và sản phẩm, hàng hóa đã được chỉ định.
  • Định kỳ vào 15/12 hàng năng hoặc đột xuất khi có yêu cầu, doanh nghiệp cần báo cáo kết quả hoạt động đánh giá sự phù hợp đã được chỉ định theo quy định tại Mẫu số 11 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan chỉ định để tổng hợp.
  • Thông báo cho cơ quan chỉ định về mọi thay đổi có ảnh hưởng tới năng lực hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận đã được chỉ định trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.

Trên đây là những thông tin về tổ chức đánh giá sự phù hợp. Vinacontrol CE là đơn vị có năng lực đánh giá sự phù hợp hàng đầu tại Việt Nam. Và được Nhà nước công nhận và chỉ định tiến hành chứng nhận, kiểm định, thử nghiệm, đánh giá,… theo đúng quy định pháp luật. Vinacontrol CE đã có hơn 50 năm kinh nghiệm hoạt động tại các lĩnh vực trên và được biết đến rộng rãi là thương hiệu chứng nhận, kiểm định uy tín, chất lượng trong và ngoài nước. Mọi yêu cầu về dịch vụ của Vinacontrol CE, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 1800.6083 hoặc email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí!

Từ khóa » đánh Giá Sự Phù Hợp Là Gì