Hướng Dẫn Gieo Trồng Giống ớt Hiếm Lai F1 - Deli 686 - Vinaseed

R&D

Chiến lược R&D Bạn nhà nông Xem thêm Thu gọn

Bạn nhà nông

Hướng dẫn gieo trồng giống ớt hiếm lai F1 - Deli 686

Quy trình kỹ thuật giống rau đậu

25/09/2014

Là giống ớt lai F1 do Công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung ương chọn tạo.

1. Nguồn gốc: Là giống ớt lai F1 do Công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung ương chọn tạo. 2. Những đặc tính chủ yếu: Cây khỏe, nhánh nhiều, tán đẹp, sinh trưởng mạnh từ giai đoạn cây con. Kháng bệnh thối trái, thối cành rất tốt. Trái chín rộ, thu bền, thu hoạch 65- 68 ngày sau trồng. Trái thẳng, dài trung bình 5,5– 7,0 cm, trái chín có màu đỏ tươi, rất bóng và cay, tỷ lệ phơi sấy rất cao. 3. Yêu cầu kỹ thuật * Thời vụ: Vụ Đông: Gieo hạt trong tháng 8 Vụ Xuân: Gieo hạt trong tháng 1 * Làm đất, khoảng cách trồng: Đất trồng được làm kỹ, tơi xốp, sạch cỏ dại. - Lên luống rộng 1,4m, rãnh rộng 35 - 45cm, cao 25-30 cm - Khoảng cách trồng: + Trồng hang đôi: Hàng x hàng 0,6 – 0,65m, cây x cây 0,4 – 0,5 cm. Mật độ: 33000 – 39000 cây/ha + Trồng hang đơn: Hàng x hàng 0,75 - 0,8 cm, cây x cây 0,3 - 0,4 cm. 33000 – 42000 cây/ha. * Làm bầu, gieo hạt, ra cây con: - Kỹ thuật ngâm ủ hạt giống: Ngâm hạt với nước ấm (50 - 52oC) trong 2 - 3 giờ, đưa hạt ra đãi sạch và ủ ấm (28 - 30oC), độ ẩm (80 - 85 %), ít ánh sáng. Sau 40 - 42 giờ hạt nảy mầm thì tiến hành vào bầu. Nếu hạt chưa này mầm thì rửa sạch và đem ủ lại với khăn ẩm cho tới khi hạt nảy mầm hết thì đem vào bầu. - Chuẩn bị vườn ươm: Đất đập nhỏ, thuốc vibasa hoặc thuốc kiến, khung tre, nilon, rơm rạ; gieo hạt đã ngâm ủ nứt nanh rồi đem gieo đều lên mặt luống hoặc gieo vào bầu. Sau đó, dùng đất nhỏ trộn với thuốc kiến rắc kín hạt, dùng rạ hoặc rơm che kín mặt luống để giữ ẩm cho hạt; cắm khung tre để làm vòm che cho cây con, gieo hạt xong cắm khung vòm ngay. Khi cây được 4 - 5 lá thật thì đem ra trồng. * Phân bón + Lượng phân bón cho 1 ha:

Loại phân

ĐVT

Lượng phân

Loại phân

ĐVT

Lượng phân

Phân hữu cơ

tấn

20-30

Đạm Urê

kg

250

Vôi

Kg

1000-1200

Supe lân

kg

700

NPK (5-10-3)

Kg

500

Kaliclorua

kg

150

NPK (16-6-16)

Kg

600

+ Cách bón: - Bón vôi trước khi làm đất. - Bón lót toàn bộ phân hữu cơ + 650kg phân lân + 500 kg NPK (5-10-3) + 30 kg Kali. - Tưới nhử sau trồng 7 ngày: 30 kg đạm Urê + 50 kg lân. - Thúc giai đoạn sinh trưởng: + Giai đoạn:17, 27 ngày sau trồng: 40 kg Urê + 60 kg NPK (16-6-16). + Giai đoạn: 37, 47 ngày sau trồng: 25 kg Urê + 60 kg NPK (16-6-16) + 15 kg Kali. - Thúc giai đoạn nuôi quả: Giai đoạn: 60, 70 ngày sau trồng: 25 kg Urê + 60 kg NPK (16-6-16) + 15 kg KCl - Sau mỗi lứa quả bón: 25 kg đạm Urê + 60 kg NPK (16-6-16) + 15 kg Kali Giai đoạn nuôi trái (75 – 80 ngày sau trồng) ớt thường bị thối đuôi trái do thiếu canxi. Có thể bổ sung canxi bằng cách phun Nitrat canxi (Ca(NO3)2), phun định kỳ 5 ngày/lần. Đồng thời, phun bổ sung phân bón lá để cây ớt dễ đậu trái và ngừa trái sẹo. Lưu ý: - Vôi nên rải lúc cày bừa để tăng hiệu quả phân hóa học. - Bón phân xa dần gốc theo tuổi cây, bón sâu 6 – 7 cm để tăng hiệu quả phân bón. - Các lần bón phân nên kết hợp làm cỏ để tăng hiệu quả phân bón. * Tưới nước - chăm sóc: Giai đoạn cây con đến ra hoa rộ giữ ẩm thường xuyên bằng cách tưới hốc hoặc tưới rãnh. Khi cây bắt đầu phân cành, loại bỏ cành sát gốc chỉ để các nhánh từ vị trí chạc 3 trở lên, cắm cọc tre chống đổ khi gặp gió to, mỗi luống cắm 2 hàng với mật độ 70 - 80 cm cắm một que, sau đó dùng dây nilon buộc nối các cọc lại. Khi cây ra quả rộ trở đi, chủ yếu tưới rãnh. Chỉ cho nước vào ngập 1/2 chiều cao luống khi nước hút vào 1/3 luống hoặc dùng gáo tưới cho cây; sau đó phải tháo nước ra ngay, không để rãnh có nước (nếu rãnh có nước cây rất dễ bị nhiễm bệnh héo xanh). * Phòng trừ sâu bệnh: - Bệnh hại: + Bệnh chết héo cây con: thường gây hại cây con trong vườn ươm hoặc vừa mới trồng. Phòng trị bằng phun vào gốc các loại thuốc sau: Rovral, Validacin, Monceren, Ridomil,… + Bệnh héo xanh vi khuẩn: Không nên trồng ớt trên những chân ruộng đã trồng cây họ cà (cà chua, thuốc lá, khoai tây, cà tím…). Ruộng phải thông thoáng, thoát nước tốt (không để ruộng đọng nước). Khi ruộng bị nhiễm bệnh: Nhổ bỏ những cây bị nhiễm sau đó dùng vôi bột rắc vào đất nơi cây bị nhổ và phun phòng vào gốc các loại thuốc sau: Starner, Avalong, New Kasuran, Copper Zin C,… + Bệnh thán thư: Chủ yếu gây thối trái, phun phòng vào lá và trái các loại thuốc sau: Ridomil, Antracol, Topsin+Dithan, Score, Aliette,… + Bệnh chết cành: Gây hại chủ yếu giai đoạn ra trái và thu hoạch, phun phòng trị các loại thuốc sau: Topsin, Dithan, Aliette, Carbendazim,… + Bệnh virus: Trong giai đoạn 15 – 30 ngày sau trồng, bà con kiểm tra ruộng thường xuyên để nhổ bỏ triệt để và đem chôn cây nhiễm bệnh. Phun trừ nhóm côn trùng chích hút truyền bệnh (bọ trĩ, rầy, rệp…) kịp thời bằng các loại thuốc sau: Conphai, Admire (Confidor), Oshin, Penalty gold, Taron, Regent, Sakura, Chess,… phun mặt dưới lá. - Sâu hại + Nhóm ăn tạp:Gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, bà con phun luân phiên các loại thuốc sau: Ammate, Silsau Super, Regent, Secure, Takumi, Prevathon, Cascade,… phun kỹ mặt dưới lá lúc chiều mát. + Nhóm chích hút (bọ trĩ, rầy, rệp…) hút nhựa cây và truyền bệnh virus, bà con nên phun luân phiên các loại thuốc sau: Conphai, Regent, Taron, Admire, penalty gold, Sakura, Chess, Ascend,… phun vào mặt dưới lá và trên ngọn cây. * Lưu ý: - Là giống lai F1 do vậy không nên để giống cho vụ sau. - Thuốc trừ bệnh nên phun vào lá già và lá bánh tẻ, thuốc trừ sâu phun lá bánh tẻ và lá non. - Khi phun thuốc phòng trừ sâu bệnh nên phun kỹ mặt dưới lá.

Tin liên quan

Hướng dẫn gieo trồng giống bí đỏ lai F1 - KOSHI Quy trình kỹ thuật giống rau đậu

25/09/2014

Hướng dẫn gieo trồng giống lạc L14 Quy trình kỹ thuật giống rau đậu

28/08/2014

Hướng dẫn gieo trồng giống dưa chuột lai F1 Sakura Quy trình kỹ thuật giống rau đậu

25/09/2014

R&D

Chiến lược R&D Bạn nhà nông

Từ khóa » Cách Trồng ớt Lúa