Kỹ Thuật Trồng Ớt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Ớt đã là một phần trong ẩm thực của loài người ít nhất là 7500 năm trước Công nguyên, là một trong những cây trồng đầu tiên của Châu Mỹ. Hiện nay trồng ớt trở thành mô hình làm giàu được nhiều địa phương áp dụng bởi số vốn ít, rủi ro thấp nhưng lại mang lại hiệu quả kinh tế cao.  Vậy kỹ thuật trồng ớt thế nào để đạt hiệu quả tối ưu là điều mà bà con quan tâm.

1. Thời vụ trồng ớt :

– Nhiệt độ thích hợp để trồng Ớt từ 25-30oC.

– Có thể trồng được quanh năm nhưng thường có 3 vụ chính :

– Thu Đông ( vụ sớm ): Gieo vào tháng 9 thu hoạch từ tháng 1-3 năm sau.

– Đông Xuân ( vụ chính ): Gieo vào tháng 11- 12 thu hoạch từ tháng 2-6 năm sau.

– Xuân Hè : Gieo vào tháng 2-3 thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 8-9.

2. Đất trồng :

Chọn đất để trồng ớt :

– Thoát nước tốt, có cơ cấu thoáng xốp như : Đất cát pha, đất thịt pha sét, đất phù sa ven sông và đất canh tác lúa.

– Không hoặc ít nhiễm phèn mặn, có hàm lượng dinh dưỡng khá, pH đất = 5,5 – 6,5.

– Có nguồn nước tưới tốt và giao thông vận chuyển sản phẩm thuận tiện.

– Đất chuẩn bị trồng phải được luân canh lúa, bắp, đậu… tối thiểu 3 năm.

Kỹ thuật làm đất :

– Làm đất kỹ, cày xới sâu 20- 25cm.

– Phơi ải 10-15 ngày, lên luống cao 20cm, rộng 1m (có thể cao hoặc rộng hơn tuỳ theo vùng đất).

3. Gieo hạt :

Ngâm ủ hạt giống:

– Trung bình khoảng 150 – 200g/ha.

– Ngâm hạt ớt trong nước khoảng 50 độ C (2 sôi 3 lạnh) trong 2-8 tiếng để đẩy nhanh sự phát triển của hạt ớt.

Chuẩn bị gieo hạt :

Nên gieo hạt vào bầu đất, bầu thường làm bằng nylon hay lá chuối. Thành phần đất trong bầu thông thường có tỷ lệ như sau:

– Đất mặt tơi xốp: 60%

– Phân chuồng hoai mục: 29%

– Tro trấu: 10%

– Phân lân: 0,5 – 1%

– Vôi: 0,2 – 0,3%

Trộn đều các thành phần trên và sàng kỹ để loại bỏ rác và cục đất to trước khi cho vào bầu.

Khi cây có từ 4-5 lá thật (25-35 ngày sau gieo), chọn những cây phát triển tốt, không bị nhiễm sâu bệnh, có thể tiến hành đem ra trồng.

Khoảng cách trồng – mật độ :

– Vào mùa khô : hàng đôi cách hàng đôi 1,2 – 1,4m, hàng cách hàng của hàng đôi 0,6 mét, cây cách cây trên hàng 0,6m. Mật độ trung bình từ 1700 – 1900 cây/1.000m2.

– Vào mùa mưa : hàng cách hàng từ 1,2 – 1,4m, cây cách cây trên hàng 0,7m. Mật độ trung bình từ 1400 – 1500 cây/1.000m2.

4. Chăm sóc ớt:

Tưới nước:

– Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ.

– Tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón.

– Trong thời gian cây ra hoa và kết trái cần cung cấp đủ nước để ngăn ngừa rụng bông rụng trái. Tưới quá ẩm hay để quá khô hạn dễ xảy ra các trường hợp sau :

+ Rụng hoa, rụng trái.

+ Cây phát triển kém.

+ Giảm số bông, giảm chất lượng trái, năng suất thấp.

Tỉa nhánh :

– Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh.

– Nên tỉa cành lúc nắng ráo.

5. Phân bón gốc:

Cách bón phân cho 1 sào ớt như sau:

Bón lót :

– Sau khi làm đất, lên luống rộng 1,2m, cao 15-20cm, rạch thành 2 hàng.

– Bón 5-7 tạ phân gà hoặc phân hữu cơ được ủ mục bằng nấm TRICODEMAR.

– Bón 20- 25kg NPK 5:10:3 rải đều theo rạch hoặc theo hốc, lấp đất kín phân.

Bón thúc 2 lần:

– Bón thúc lần 1: Khi cây ớt bắt đầu phân cành thì bón 17-20kg NPK 12.8.12, bón xa gốc kết hợp vun gốc làm cỏ.

– Bón thúc lần 2: Khi cây ớt có hoa rộ, quả non thì bón từ 17-20kg NPK 12.8.12.

6. Phân bón lá:

Ngoài các lần bón phân thúc chính thức nên dùng phân bón lá nhằm mục đích bổ sung những dưỡng chất cây đang thiếu hoặc khó hấp thu qua rễ để giúp cây sinh trưởng khỏe, chắc chắn, cho năng suất cao nhưng trái có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đồng thời cũng tăng sức đề kháng với sâu bệnh hại và điều kiện thời tiết bất lợi.

Có thể sủ dụng Phân bón lá sinh học A4 trong các thời kỳ sau :

– Ngày thứ 7 và ngày thứ 14 sau khi trồng : giúp cây chống đén, cây thành thục và ra hoa sớm, ra hoa đồng loạt.

– Ngày thứ 20 và ngày thứ 27 sau trồng: bổ sung kẽm, ma-nhê, bo tăng khả năng quang hợp thúc ra tược và dưỡng lá, chắc cây, khỏe cành.

– Ngày thứ 30 và 37 sau trồng:  giúp cây thụ phấn và đậu trái tốt, không bị rụng cù nèo.

– Khi trái đang phát triển : bổ sung can-xi và kali để tạo trái có vỏ dầy, cứng chắc, nặng cân, mẫu mã đẹp, ít úng thối, phòng ngừa nổ trái, nứt trái.

7. Phòng trừ sâu hại :

– Đối với sâu đất, sâu ăn lá, sâu đục trái hoặc rầy mật, bọ trĩ, bọ phấn, nhện đỏ chúng ta có thể sử dụng nấm xanh- nấm trắng pha nước để phun

– Một số bệnh do nấm khuẩn gây ra như : thán thư, đốm trắng, héo tươi, thối đọt non, mốc xám,… chúng ta sẽ sủ dụng nấm đối kháng + đồng xanh

8. Thu hoạch :

– Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu trước khi chín.

– Thu trái già chuyển màu có vết đỏ (bắt đầu chín) làm cho kích thích ra hoa nhiều tạo năng suất cao hơn cho đợt sau.

– Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh.

– Ớt cay cho thu hoạch 35- 40 ngày sau khi trổ hoa.

– Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần.

Chú ý : Click vào tên sản phẩm để biết thêm thông tin chi tiết.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

  • Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng cây bị vàng láNguyên nhân chính gây ra hiện tượng cây bị vàng lá
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc đu đủKỹ thuật trồng và chăm sóc đu đủ
  • Phòng Trị bệnh đốm nâu trên Thanh LongPhòng Trị bệnh đốm nâu trên Thanh Long
  • Kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho cây Phật ThủKỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho cây Phật Thủ
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãnKỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc XoàiKỹ thuật trồng và chăm sóc Xoài

Từ khóa » Cách Trồng ớt Lúa