Hướng Dẫn Hạch Toán Thuế Môn Bài Theo Thông Tư 133 Và 200
Có thể bạn quan tâm
Lệ phí môn bài (trước đây thường gọi là thuế môn bài) là khoản phí mà tổ chức kinh doanh sản xuất hàng hóa dịch vụ, cá nhân, gia đình hoạt động kinh doanh sản xuất phải nộp định kỳ hàng năm. Số lệ phí môn bài phải nộp sẽ được tính dựa vào vốn đầu tư, vốn điều lệ hay doanh thu theo năm tùy từng trường hợp cụ thể. Bài viết dưới đây sẽ đề cập chi tiết về mức đóng cũng như cách hạch toán thuế môn bài.
Mục lục Hiện 1. Hạch toán thuế môn bài là gì? 2. Quy định về việc thực hiện hạch toán thuế môn bài 2.1. Đối tượng phải nộp lệ phí môn bài 2.2. Đối tượng được miến thuế 2.3. Mức đóng lệ phí môn bài Mức đóng lệ phí môn bài với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ Mức đóng lệ phí môn bài với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC) 3. Hướng dẫn cách hạch toán lệ phí môn bài 3.1. Khi nộp tờ khai lệ phí môn bài 3.2. Khi nộp tiền vào ngân sách nhà nước (căn cứ giấy nộp tiền hạch toán) 3.3. Hạch toán phạt chậm nộp lệ phí môn bài 4. Lưu ý khi hạch toán lệ phí môn bài1. Hạch toán thuế môn bài là gì?
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC, việc hạch toán thuế môn bài là quá trình ghi nhận chi phí này vào sổ sách kế toán. Các tài khoản được sử dụng trong nghiệp vụ này bao gồm TK 3338 và TK 3339. Cụ thể:
- TK 33381: Ghi nhận số thuế phải nộp, chưa nộp và sẽ phải nộp trong tương lai.
- TK 33382: Ghi nhận các khoản thuế phải nộp khác, bao gồm thuế môn bài.
- TK 3339: Ghi nhận phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.
2. Quy định về việc thực hiện hạch toán thuế môn bài
Thuế môn bài (hay lệ phí môn bài) là loại thuế trực tiếp mà các đối tượng có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam phải tự kê khai và nộp hàng năm.
Hiện tại, tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân (bao gồm chi nhánh, cửa hàng, nhà máy) và nhà đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đều phải chịu lệ phí môn bài. Mức thu này khác nhau giữa các tổ chức kinh tế và hộ gia đình/cá nhân kinh doanh.
2.1. Đối tượng phải nộp lệ phí môn bài
Theo Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và khoản 1 Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC, các đối tượng phải nộp lệ phí môn bài bao gồm tổ chức, cá nhân (nhóm cá nhân), hộ gia đình đang hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.
Tìm hiểu thêm
2.2. Đối tượng được miến thuế
Theo Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP, các đối tượng sau được miễn thuế môn bài trong năm đầu tiên hoạt động:
- Doanh nghiệp mới thành lập.
- Hộ gia đình, cá nhân lần đầu kinh doanh.
- Văn phòng đại diện, chi nhánh và địa điểm kinh doanh được thành lập trong thời gian miễn trừ.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) chuyển đổi từ hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài trong 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu.
2.3. Mức đóng lệ phí môn bài
Mức thu lệ phí môn bài được quy định tại Điều 4, Thông tư 302/2016/TT-BTC. Cụ thể với từng trường hợp như sau:
Mức đóng lệ phí môn bài với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư | Mức lệ phí môn bài cả năm |
Trên 10 tỷ đồng | 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm |
từ 10 tỷ đồng trở xuống | 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm |
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác | 1.000.000 (một triệu) đồng/năm |
Lưu ý 1:
Trường hợp được nêu tại điểm a, b Khoản 1 Điều 4 Nghị định 302/2016/TT-BT, nếu có vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ thay đổi thì dựa vào vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ của năm trước liền kề để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài.
Trường hợp, vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ là ngoại tệ thì cần đổi ra VNĐ trước khi xác định mức lệ phí môn bài theo:
- Tỷ giá mua vào của tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại nơi người nộp lệ phí môn bài mở tài khoản
- Tại thời điểm người nộp lệ phí môn bài nộp tiền vào tài khoản của nhà nước.
Mức đóng lệ phí môn bài với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC)
Doanh thu của cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình | Mức lệ phí môn bài cả năm |
Trên 500 triệu đồng/năm | 1.000.000 (một triệu) đồng/năm |
Trên 300 đến 500 triệu đồng/năm | 500.000 (năm trăm nghìn) đồng/năm |
trên 100 đến 300 triệu đồng/năm | 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/năm |
Lưu ý 2:
Nếu nhóm cá nhân, hộ gia đình địa điểm kinh doanh sản xuất không thuộc trường hợp miễn lệ phí môn bài nếu ra sản xuất kinh doanh trong 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm, nếu ra sản xuất kinh doanh trong 6 tháng đầu năm thì nộp lệ phí môn bài cả năm.
> > Xem thêm: Hướng dẫn kê khai thuế cho hộ kinh doanh và giải pháp kế toán theo quy định mới tại Thông tư 40/2021/TT-BTC
3. Hướng dẫn cách hạch toán lệ phí môn bài
3.1. Khi nộp tờ khai lệ phí môn bài
- Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200:
Nợ 6425: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có 3339: Số tiền lệ phí môn bài phải nộp
- Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133:
Nợ 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có 3339: Số tiền lệ phí môn bài phải nộp
Lưu ý 3: Theo quy định của pháp luật, từ 01/01/2017, “môn bài” là một khoản lệ phí. Do đó, khi hạch toán lệ phí môn bài (hay thường được gọi trong giao tiếp là thuế môn bài), kế toán cần sử dụng tài khoản 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.
Doanh nghiệp của bạn cần chuyển đổi số cho bộ phận Tài chính - Kế toán?Tham khảo ngay giải pháp MISA AMIS Kế toán!
3.2. Khi nộp tiền vào ngân sách nhà nước (căn cứ giấy nộp tiền hạch toán)
Nợ 3339: Số tiền lệ phí môn bài phải nộp
Có 111 hoặc 112: Số tiền thực nộp vào ngân sách nhà nước
Một loại thuế quan trong doanh nghiệp cần quan tâm đó là thuế gián thu. tham khảo bài viết ngay tại đây
3.3. Hạch toán phạt chậm nộp lệ phí môn bài
Nếu chậm nộp tờ khai lệ phí môn bài hoặc chậm nộp lệ phí môn bài, doanh nghiệp sẽ phải chịu một khoản phạt hành chính hoặc phạt chậm nộp.
Xem thêm cách tính tiền chậm nộp thuế tại đây. Lưu ý rằng khoản phạt chậm nộp này sẽ không được tính là chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.
* Trường hợp phạt chậm nộp tiền:
a) Bút toán tính tiền phạt chậm
Nợ TK 811: Chi phí khác
Có TK 3339: Số tiền phạt chậm nộp
b) Bút toán nộp tiền phạt chậm
Nợ TK 3339: Số tiền phạt chậm nộp
Có TK 111/112: Số tiền phạt đã nộp vào ngân sách nhà nước
* Trường hợp phạt chậm nộp tờ khai lệ phí môn bài
Việc chậm nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 22 Nghị định 109/2013/NĐ-CP, cụ thể:
– Phạt cảnh cáo trong trường hợp vi phạm lần đầu đối với hành vi đăng ký, kê khai chậm thời hạn theo quy định pháp luật phí, lệ phí.
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp vi phạm từ lần thứ hai trở đi đối với hành vi đăng ký, kê khai chậm thời hạn theo quy định pháp luật phí, lệ phí.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi khai không đúng, khai không đủ các khoản mục quy định trong các tờ khai thu, nộp phí, lệ phí hay trong tài liệu kế toán để cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký, kê khai thu, nộp phí, lệ phí với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
Để tránh trường hợp bị nộp phạt tiền chậm nộp tiền thuế, kế toán cần phải chú ý nộp đúng thời hạn các loại tờ khai và tiền thuế phải nộp. Hiện nay, một số phần mềm kế toán như MISA AMIS, MISA SME đã có tính năng nhắc nhở kế toán các công việc định kỳ, trong đó có nhắc nhở lịch kê khai nộp thuế, giúp kế toán không bỏ sót công việc quan trọng và chủ động xử lý các vấn đề phát sinh.
Phần mềm kế toán online MISA AMIS với phân hệ thuế còn có nhiều tính năng hỗ trợ công tác kế toán thuế toàn diện, như:
- Tự động tổng hợp số liệu lên tờ khai, các phụ lục kèm theo và báo cáo thuế theo mẫu biểu mới nhất và theo phương pháp tính thuế mà doanh nghiệp đang sử dụng
- Nộp tờ khai, nộp thuế điện tử trực tiếp cho cơ quan thuế từ phần mềm
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của khách hàng, nhà cung cấp
- Các tiện ích khác: tự động khấu trừ thuế, tự động hạch toán điều chỉnh thuế GTGT khi lập tờ khai…
Anh chị kế toán viên quan tâm tới giải pháp ứng dụng công nghệ vào hoạt động kế toán của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả công việc có thể đăng ký nhận demo và tư vấn chi tiết ngay tại đây:
4. Lưu ý khi hạch toán lệ phí môn bài
- Khi vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ của doanh nghiệp có sự thay đổi, lệ phí môn bài sẽ được tính dựa trên vốn điều lệ (vốn đầu tư) của năm kinh doanh trước đó.
- Đối với vốn đăng ký trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư bằng ngoại tệ, số vốn này sẽ được quy đổi ra Việt Nam đồng theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế.
- Nếu doanh nghiệp không thuộc diện được miễn thuế môn bài và bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh trong 6 tháng cuối năm, chỉ cần nộp 50% mức thuế môn bài của cả năm. Nếu doanh nghiệp bắt đầu sản xuất kinh doanh trong 6 tháng đầu năm, sẽ nộp toàn bộ mức thuế môn bài của cả năm.
- Kể từ ngày 01/01/2017, “thuế môn bài” được xác định là một khoản lệ phí. Do đó, khi hạch toán lệ phí môn bài, doanh nghiệp cần sử dụng tài khoản 3339.
Trên đây là các lưu ý khi hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133 và 200. Thuế môn bài là một nghĩa vụ bắt buộc đối với doanh nghiệp, do đó hãy đảm bảo nắm vững quy trình hạch toán để tránh những rủi ro về việc nộp chậm hoặc sai sót.
Đánh giá bài viết [Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Từ khóa » Thuế Môn Bài 2021 Hạch Toán Vào Tài Khoản Nào
-
Cách Hạch Toán Thuế Môn Bài Theo Thông Tư 133 Và 200
-
Hướng Dẫn Cách Hạch Toán Thuế Môn Bài Phải Nộp
-
Cách Hạch Toán Thuế Môn Bài Phải Nộp 2021
-
Cách Hạch Toán Thuế Lệ Phí Môn Bài 2022 Theo TT 200 Và TT 133
-
Cách Hạch Toán Thuế Môn Bài Theo Thông Tư 200 Và 133 (2022)
-
Chi Tiết Cách Hạch Toán Thuế Môn Bài Theo Quy định Mới Nhất - MIFI
-
CÁCH HẠCH TOÁN TIỀN LỆ PHÍ MÔN BÀI PHẢI NỘP
-
Thuế Môn Bài Hạch Toán Vào Tài Khoản Nào?
-
Thuế Môn Bài Hạch Toán 2021 Có điểm Gì Mới - Uy Danh
-
Cách Hạch Toán Lệ Phí Môn Bài Theo TT200 Và TT133
-
Hướng Dẫn Hạch Toán Nộp Thuế Môn Bài Theo TT200 Và TT133
-
Thuế Môn Bài Là Gì? Thời Hạn Nộp Thuế Môn Bài 2022 Mới Nhất
-
HẠCH TOÁN THUẾ MÔN BÀI LÀ GÌ?
-
Các Bước Hạch Toán Thuế Môn Bài Chi Tiết Cập Nhật Mới Nhất 2022